Người mắc bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu? | Medlatec

Người mắc bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu là lo lắng chung của rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường. Bệnh thường phát triển thầm lặng trong thời gian dài và ít có biểu hiện cụ thể nên thường khó phát hiện ra, vì thế mà nguy cơ biến chứng nặng rất cao, thậm chí là đe dọa đến tính mạng người bệnh. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn biết được tiểu đường phát triển theo mấy giai đoạn và cơ hội sống của bệnh nhân tiểu đường.


13/12/2021 | Có những dấu hiệu nào cảnh báo bệnh tiểu đường từ sớm?
08/12/2021 | Kiểm tra theo dõi tiểu đường tại nhà chính xác như thế nào?
08/11/2021 | Mẹ bị tiểu đường cho con bú có được không - thắc mắc thường gặp

1. Tuổi thọ của bệnh nhân đái tháo đường

Bệnh tiểu đường được chia thành 3 thể: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Trong đó, tiểu đường tuýp 2 là thể phổ biến nhất chiếm khoảng 90%, 10% là tuýp 1, còn tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra ở những mẹ bầu và sẽ biến mất sau khi sinh con. 

Tuổi thọ của bệnh nhân bị đái tháo đường tuýp 1:

Theo ghi nhận của Hiệp hội Tiểu đường Anh quốc, thời gian sống trung bình của những bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1 là khoảng 63 - 65 năm, ít hơn người bình thường khoảng 20 năm.

Tuy nhiên với sự tiến bộ của thành tựu y khoa cũng như nỗ lực điều trị bệnh của bệnh nhân cũng như y bác sĩ ngày nay, bệnh nhân tiểu đường đã có thể kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, nữ giới mắc tiểu đường tuýp 1 thì tuổi thọ sẽ giảm đi 13 tuổi, ở nam giới là 11 tuổi.

 

Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu là nỗi lo âu chung của rất nhiều người

Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu là nỗi lo âu chung của rất nhiều người

Tuổi thọ trung bình của bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2:

Tuổi thọ của người đái tháo đường tuýp 2 thường dài hơn tuýp 1. So với người bình thường sẽ ngắn hơn khoảng 5 - 10 năm.

Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu, cụ thể là tiểu đường tuýp 2 còn phụ thuộc phần lớn vào các phương pháp điều trị và thay đổi trong lối sống, thói quen ăn uống khoa học và phù hợp hơn. Tuổi thọ của người bệnh sẽ được kéo dài lâu hơn nếu người bệnh chủ động theo dõi đường huyết định kỳ và kiểm soát tốt các triệu chứng ngay từ giai đoạn tiền tiểu đường.

2. Các giai đoạn tiến triển của tiểu đường tuýp 2 

Trước khi trả lời cho câu hỏi bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các giai đoạn tiến triển của bệnh. Tiểu đường tuýp 2 được chia thành 4 giai đoạn chính với các triệu chứng ban đầu không quá rầm rộ, vì vậy chỉ đến khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn khó điều trị thì bệnh nhân mới phát hiện ra.

Giai đoạn 1: Tiền đái tháo đường

Tiền tiểu đường còn được biết đến là rối loạn dung nạp glucose. Ở thời kỳ này mức đường huyết đã tăng cao hơn so với bình thường nhưng chưa tới mức để trở thành tiểu đường tuýp 2.

Ở giai đoạn đầu, bệnh thường có triệu chứng mờ nhạt, có những trường hợp xuất hiện những dấu hiệu như:

  • Cảm giác mệt;

  • Tiểu nhiều hơn mức bình thường;

  • Có các mảng da sậm màu xuất hiện ở vùng cổ chân, cổ tay, vùng nách, sau gáy;

  • Mắt mờ;

  • Thường xuyên khát nước.

Cũng có người lại không xuất hiện các triệu chứng trên. Do đó các chuyên gia khuyến cáo đối với những ai có nguy cơ cao bị đái tháo đường như huyết áp cao, béo phì, mỡ máu cao, tiền sử gia đình người thân bị tiểu đường, ít vận động,... vẫn nên đi khám và thực hiện xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường ngay từ sớm.

Giai đoạn 2: Mới mắc tiểu đường tuýp 2

Nếu không điều trị tốt tiền đái tháo đường thì nguy cơ tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 là rất cao. Lúc đó insulin bắt đầu không được sản xuất đủ để cung cấp cho cơ thể, kết hợp với hiện tượng kháng insulin khiến cho lượng đường trong máu gia tăng nhanh chóng với chỉ số như sau:

  • Đường huyết lúc đói ≥ 7 mmol/l;

  • Sau khi ăn 2h ≥ 11.1 mmol/l.

Các biểu hiện trở nên rõ ràng hơn:

  • Khát nước liên tục;

  • Đi tiểu nhiều, nhất là về đêm;

  • Sút cân không rõ nguyên nhân;

  • Ăn nhiều nhưng lại cảm thấy nhanh đói;

  • Ngứa da, mờ mắt, tê chân tay.

 

Cần chú ý tới những triệu chứng của bệnh tiểu đường để đi khám kịp thời

Cần chú ý tới những triệu chứng của bệnh tiểu đường để đi khám kịp thời

Lúc này người bệnh cần áp dụng một chế độ ăn uống nghiêm ngặt hơn để tránh tình trạng đường huyết gia tăng. Ngoài ra nên tăng cường vận động, rèn luyện thể thao, duy trì mức cân nặng hợp lý để hạn chế hiện tượng kháng insulin. Nếu sau khi đã tích cực áp dụng các biện pháp trên nhưng chỉ số đường huyết vẫn chưa ổn định thì bệnh nhân cần dùng thuốc hỗ trợ.

Giai đoạn 3: Sự xuất hiện của các biến chứng 

Ở giai đoạn này, bên cạnh điều trị hạ đường huyết thì cần kết hợp song song với điều trị biến chứng do tiểu đường gây ra. Các biến chứng có thể xuất hiện ở mắt, tim, thận, hệ thần kinh, mạch máu,... và ảnh hưởng lớn tới tuổi thọ của bệnh nhân. Bởi vì nếu chỉ tập trung điều trị giảm lượng đường trong máu thì sẽ không đủ để cải thiện các biến chứng đang dần hiện hữu và tàn phá cơ thể người bệnh. 

Vì vậy, bệnh nhân cần thực hiện những biện pháp trực tiếp để ngăn chặn các tổn thương thần kinh và mạch máu - đây chính là căn nguyên của mọi biến chứng đái tháo đường.

Giai đoạn 4: Đái tháo đường giai đoạn cuối

Ở giai đoạn 4 các biến chứng không đơn thuần là diễn biến nặng hơn mà là sự xảy ra của nhiều biến chứng cùng lúc. Do vậy người bệnh cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết, phải dùng kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau từ dạng uống đến dạng tiêm thì mới duy trì được mức đường huyết trong ngưỡng an toàn.

Các biến chứng của bệnh tiểu đường ở giai đoạn cuối:

  • Biến chứng thận: suy thận, chức năng thận suy giảm;

  • Biến chứng tim mạch: bệnh động mạch ngoại biên, bệnh nhồi máu cơ tim, suy tim, bệnh mạch vành,... Có tới 70% bệnh nhân tiểu đường giai đoạn cuối bị tử vong do biến chứng về tim mạch;

  • Biến chứng mắt: mất thị lực, xuất huyết võng mạc, đục thủy tinh thể;

  • Biến chứng thần kinh: nhiễm trùng, mất cảm giác, loét bàn chân hoặc đoạn chi;

  • Biến chứng tiêu hóa: liệt dạ dày, khó tiêu hóa thức ăn.

Các giai đoạn của tiểu đường có thể ngắn dài khác nhau và bệnh tiểu đường giai  đoạn cuối sống được bao lâu còn tùy vào hiệu quả điều trị của mỗi người bệnh. Tuy nhiên nếu kiểm soát tốt mức đường trong máu và đề phòng biến chứng hiệu quả thì bệnh nhân có thể trì hoãn, thậm chí là đảo ngược diễn tiến của bệnh đái tháo đường.

3. Cách hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và biến chứng bệnh tiểu đường 

Dưới đây là một số phương pháp giúp hạn chế tính nghiêm trọng của bệnh tiểu đường:

  • Chế độ ăn hợp lý, lành mạnh: người bệnh cần cắt giảm lượng tinh bột từ các thực phẩm như cơm trắng, miến, bún, phở, kẹp, bánh quy,... Nhưng không nên loại bỏ hoàn toàn những món ăn này ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày vì chúng giúp cung cấp năng lượng để duy trì hoạt động của cơ thể. Thay vào đó, bệnh nhân nên ưu tiên bổ sung nguồn tinh bột lành mạnh đến từ yến mạch hoặc gạo lứt, chất xơ từ trái cây tươi và rau xanh;

  • Thường xuyên vận động: nên luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày, tối thiểu 5 ngày/tuần với các môn thể thao như đạp xe, đi bộ, bơi lội. Ngoài ra nên kết hợp vận động trong đời sống hàng ngày như thay vì đi thang máy thì bạn có thể leo cầu thang bộ, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc vườn tược,...;

  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ: cần tuân thủ theo phác đồ điều trị do bác sĩ đưa ra. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần tái khám theo lịch hẹn định kỳ để đảm bảo rằng đường huyết luôn trong tầm kiểm soát.

 

Vận động thường xuyên sẽ giúp hạn chế các triệu chứng của bệnh tiểu đường

Vận động thường xuyên sẽ giúp hạn chế các triệu chứng của bệnh tiểu đường

Nhìn chung, bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu còn phụ thuộc phần lớn vào chế độ chăm sóc và điều trị bệnh của bệnh nhân. Nếu biết duy trì một thói quen ăn uống lành mạnh, chăm chỉ vận động điều độ và hợp tác trong điều trị thì tuổi thọ của người bệnh sẽ được gia tăng đáng kể.

Trong trường hợp bạn có nhu cầu chẩn đoán bệnh tiểu đường, hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bệnh viện là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành chuyên môn cao, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại và năng lực xét nghiệm đạt chuẩn CAP và ISO 15189:2012 sẽ giúp đưa ra những kết quả chẩn đoán có độ chính xác cao hỗ trợ đem lại hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh.

Hãy gọi ngay tới hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp