Vai trò của xét nghiệm ure trong việc đánh giá chức năng thận | Medlatec

Vai trò của xét nghiệm ure trong việc đánh giá chức năng thận

Ngày 16/04/2020 KTV. Vũ Thị Nga - Trung tâm xét nghiệm

Thận đóng rất nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể như lọc máu, đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể, tạo nước tiểu, điều hòa huyết áp, điều hòa quá trình đông máu, kích thích quá trình tạo máu,... Vì vậy làm xét nghiệm đánh giá chức năng thận định kì là cần thiết để theo dõi tình trạng sức khỏe của mỗi cá nhân. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về xét nghiệm ure - một trong những xét nghiệm được sử dụng thường quy để đánh giá chức năng thận.


03/04/2020 | Xét nghiệm Ure máu giúp hỗ trợ chẩn đoán nhanh bệnh lý gan thận
07/02/2020 | Xét nghiệm Ure máu giúp đánh giá chức năng của thận
30/11/2019 | Tổng hợp những kiến thức cơ bản về xét nghiệm ure máu
02/08/2019 | Xét nghiệm Ure máu và những điều cần biết

1. Xét nghiệm ure là gì?

Ure là con đường thoái hóa chính của các protein trong cơ thể và là sản phẩm quan trọng nhất của quá trình chuyển hóa nitơ. Ure nitrogen (BUN) là phần nitrogen của ure vì vậy ở một số phòng xét nghiệm BUN là một tên gọi khác của Xét nghiệm ure.

Ure được tổng hợp ở gan. Quá trình tổng hợp này còn được gọi là chu trình Krebs - Henseleit được sơ đồ hóa như sau:

 Protein → Acid amin → NH3 → Carbamyl phosphate → Citrulin → Arginin → Ure

Theo sơ đồ trên thì nguồn NH3 và ure đều có xuất xứ chủ yếu từ quá trình thoái hóa protein. Các protein cung cấp cho cơ thể có hai nguồn gốc là từ thức ăn và nội sinh.

Nồng độ ure máu phụ thuộc cùng lúc vào khẩu phần ăn, chức năng thận, quá trình dị hóa protein nội sinh và tình trạng cân bằng điện giải trong cơ thể.

Hình 1: Thức ăn là một nguồn cung cấp protein cho cơ thể

Ure được đào thải qua 2 con đường là đường tiêu hóa và thận:

  • Tại đường tiêu hóa: Một phần ure được đào thải trong lòng ruột sẽ được chuyển hóa thành NH3 nhờ của enzyme urease của ruột.

  • Tại thận: Ure sẽ được lọc qua cầu thận và được tái hấp thu thụ động qua ống thận. Quá trình tái hấp thu này phụ thuộc vào lượng nước tiểu.

Tất cả các rối loạn chức năng thận đều dẫn tới sự ứ đọng ure trong máu khiến nồng độ ure máu tăng lên và khi nồng độ này > 33mmol/l (>200mg/dl) sẽ gây độc cho cơ thể.

2. Xét nghiệm ure nên được thực hiện như thế nào và với mục đích gì?

Xét nghiệm được thực hiện bằng mẫu máu và nước tiểu.

Xét nghiệm máu được tiến hành nhằm mục đích:

  • Đánh giá chức năng gan.

  • Đánh giá chức năng thận.

  • Giúp chẩn đoán tình trạng suy thận nhất là khi phân tích kết hợp với tỷ lệ nồng độ ure niệu/ure máu.

  • Đánh giá mức cung cấp protein của một chế độ ăn.

Xét nghiệm nước tiểu 24 giờ để đánh giá khẩu phần protein cung cấp qua chế độ ăn và đánh giá chức năng lọc của thận.

Không yêu cầu người bệnh nhịn ăn, nhưng nên đề nghị người bệnh không nên ăn những đồ ăn chứa quá nhiều protein trước khi lấy mẫu 12 tiếng nhằm tránh tăng ure do thức ăn.

Hình 2: Xét nghiệm ure được thực hiện trên mẫu máu và nước tiểu

3. Xét nghiệm ure mang lại những lợi ích gì?

Xét nghiệm ure rất có ích cho việc cung cấp các thông tin nhằm đánh giá nhu cầu chuyển hóa của cơ thể. Khẩu phần 1g protein sau khi chuyển hóa sẽ tạo nên khoảng 5,4 mmol ure. Khi biết được lượng thể tích nước tiểu 24 giờ của người bệnh có thể tính được nhu cầu protein hàng ngày của người đó và đánh giá khẩu phần protein này có phù hợp với nhu cầu protein của người bình thường (1 - 2 g/kg/ngày) hay không.

Xét nghiệm cho phép đánh giá mức độ nặng của suy thận và giúp quyết định có cần phải lọc máu cấp cứu cho người bệnh hay không?

Trong trường hợp người bị suy thận xác định nồng độ ure kết hợp với nồng độ creatinin máu đôi khi giúp ích cho chẩn đoán phân biệt:

  • Suy thận có nguồn gốc trước thận: thường có tỷ lệ ure/creatinin > 40.

  • Suy thận có nguồn gốc khác rất thường thấy có tỷ lệ ure/creatinin < 40.

Trong trường hợp có tăng nồng độ ure máu, tính toán tỷ lệ ure niệu/ure máu có thể cung cấp các thông tin giúp xác định nguồn gốc suy thận:

  • Người bình thường và các suy thận chức năng thường thấy có tỷ lệ nồng độ ure niệu/ure máu > 10.

  • Các suy thận thực thể thường thấy có tỷ lệ ure niệu/ure máu < 10.

Là xét nghiệm không thể thiếu trước khi cho người bệnh dùng loại thuốc có nguy cơ gây độc cho thận.

Hình 3: Xét nghiệm ure giúp theo dõi, đánh giá chức năng thận

4. Kết quả xét nghiệm ure thể nào là bình thường?

Giá trị bình thường của ure trong huyết thanh/huyết tương: 2,5 - 7,5 mmol/l.

Tăng nồng độ ure máu thường gặp trong các trường hợp:

  • Ăn chế độ ăn giàu protein.

  • Các tình trạng: sốt, bỏng, suy dinh dưỡng, nhịn đói, bệnh lý u tân sinh làm tăng dị hóa protein nội sinh.

  • Xuất huyết đường tiêu hóa.

  • Suy thận:

  • Nguồn gốc trước thận: mất nước, giảm thể tích máu, suy tim.

  • Nguồn gốc tại thận: tổn thương ống thận, cầu thận.

  • Nguồn gốc sau thận: sỏi, u hóa sau phúc mạc, u bàng quang hay u tử cung, u biểu mô tuyến hay ung thư tuyến tiền liệt.

  • Các nguyên nhân khác: ngộ độc thủy ngân, nhiễm trùng nặng.

Nồng độ ure máu giảm thường gặp ở:

  • Đang tuổi phát triển.

  • Phụ nữ có thai.

  • Hòa loãng máu: lọc máu, có thai các tháng cuối, hội chứng thận hư, tăng gánh thể tích.

  • Hội chứng tiết ADH không phù hợp.

  • Suy gan, viêm gan nặng cấp tính hay mạn tính, xâm nhiễm di căn lớn, xơ gan.

  • Bệnh Celiac.

  • Chế độ ăn không cung cấp đủ protein.

  • Hội chứng giảm hấp thu.

Giá trị bình thường của ure trong nước tiểu 24 giờ: 338 - 538 mmol/24 giờ.

Ure niệu tăng trong:

  • Chế độ ăn giàu protein.

  • Cường giáp trạng.

  • Sau phẫu thuật.

  • Sốt cao.

  • Đường máu cao trong giai đoạn đầu của bệnh đái tháo đường.

Ure niệu giảm trong:

  • Tổn thương thận (ure máu cao), viêm thận.

  • Sản giật, chảy máu nhau thai.

  • Thiểu niệu, vô niệu.

  • Giảm sự tạo ure, suy gan nặng.

Sử dụng các thuốc sau có thể làm tăng ure máu: thuốc ức chế men chuyển angiotensin, acetaminophen, acyclovir, allopurinol, thuốc chống trầm cảm, một số kháng sinh, thuốc chẹn beta giao cảm, một số thuốc lợi tiểu, thuốc cản quang,...

Các thuốc có thể làm giảm ure như: chloramphenicol, streptomycin.

Xét nghiệm ure thường được bác sĩ chỉ định thực hiện cùng với các xét nghiệm khác như AST, ALT, creatinin,... để kiểm tra trong các đợt khám sức khỏe định kỳ. Vì vậy xét nghiệm ure rất quan trọng đối với việc theo dõi tình trạng sức khỏe.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một đơn vị tư nhân hàng đầu luôn nhận được sự tin tưởng của các y bác sĩ và khách hàng với hơn 24 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ nhân viên y tế có kinh nghiệm, tâm huyết với nghề luôn luôn cố gắng để đưa ra những dịch vụ tốt nhất đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách hàng.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị tập huấn y khoa tại Khánh Hoà: PGS.TS Hoàng Thị Ngọc Lan cập nhật xét nghiệm trong sàng lọc và chẩn đoán các bệnh lý sản khoa

Xét nghiệm sàng lọc với mục đích phát hiện người có nguy cơ bị các bệnh, tật di truyền để từ đó có thể đưa ra các can thiệp kịp thời. Trong đó, nhóm xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý sản khoa được chỉ định phổ biến gồm: Sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sàng lọc sơ sinh. Chi tiết về các nhóm xét nghiệm này được PGS.TS Hoàng Thị Ngọc Lan cập nhật tại Hội nghị tập huấn Cập nhật xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh 4.0 trong chẩn đoán và điều trị ngày 15/04 tại tỉnh Khánh Hoà.
Ngày 15/04/2023

Hội nghị tập huấn tại Cần Thơ, các chuyên gia khẳng định vai trò "xương sống" của xét nghiệm trong chẩn đoán và điều trị đa bệnh

Sáng nay (ngày 10/12), tại hội nghị Tập huấn Cập nhật xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh 4.0 trong chẩn đoán, điều trị tổ chức diễn ra ở Cần Thơ, các chuyên đề báo cáo chuyên sâu của các chuyên gia đầu ngành đã cùng khẳng định vai trò “xương sống” của xét nghiệm trong chẩn đoán và điều trị đa bệnh.
Ngày 10/12/2022

Ung thư bàng quang: các yếu tố nguy cơ, triệu chứng, các dấu ấn khối u, các dấu ấn sinh học sinh thiết lỏng và điều trị đích

Trong bài viết này, nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ, triệu chứng, các dấu ấn khối u huyết thanh và nước tiểu, các dấu ấn sinh học sinh thiết lỏng và điều trị đích ung thư bàng quang sẽ được trình bày.
Ngày 30/11/2022

Xét nghiệm Beta tại nhà Bắc Ninh: Lựa chọn ngay MEDLATEC!

HCG là loại hormone được tiết ra từ nhau thai, do đó xét nghiệm beta HCG có thể xác định về tình trạng mang thai ở nữ giới. Tuy nhiên, cần lựa chọn những cơ sở y tế uy tín mới có thể đảm bảo mang lại kết quả chính xác. Nếu bạn đang phân vân về địa chỉ thực hiện xét nghiệm beta tại nhà Bắc Ninh, hãy lựa chọn ngay MEDLATEC!
Ngày 25/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp