Tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai là cách phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như thai nhi tốt nhất. Bởi thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus gây bệnh. Nếu nhiễm bệnh khi mang thai, không những việc điều trị khó khăn mà còn gây nguy hiểm cho thai nhi.
04/10/2019 | Vắc xin uốn ván cho bà bầu tiêm vào thời điểm nào? 04/10/2019 | Các mũi tiêm vắc xin cho mẹ bầu được khuyến cáo 30/09/2019 | Tiêm vắc xin gì trước khi mang thai? Đừng bỏ qua 4 mũi tiêm sau
1. Cần tiêm những loại vắc xin nào trước khi mang thai?
Các loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai hiện nay gồm:
Tiêm phòng viêm gan B
Tiêm phòng vắc xin viêm gan B trước khi mang thai rất cần thiết, bởi đây là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, thường gặp ở nước ta. Viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con, nếu thai nhi không may mắc phải sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như tương lai của trẻ.
Liều tiêm phòng viêm gan B gồm 3 mũi tiêm, do đó mẹ cần sắp xếp lịch tiêm phù hợp trước khi mang thai. Nếu từng tiêm phòng vắc xin viêm gan B, bạn nên xét nghiệm kiểm tra kháng thể xem có cần thiết phải tiêm nhắc lại hay không.
Phụ nữ từng mắc bệnh thủy đậu hoặc đã được tiêm phòng thì đã có khả năng miễn dịch với bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo thì cần kiểm tra lại kháng thể và có thể tiêm nhắc lại.
Với phụ nữ chuẩn bị mang thai chưa có miễn dịch thì cần tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Trong thời gian mang thai, vẫn nên hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
Đây là vắc xin quan trọng mẹ cần lưu ý tiêm phòng trước khi mang thai. Nếu trong thời kỳ thai nghén mắc phải thủy đậu, thai nhi có nguy cơ cao bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh, gây tật đầu nhỏ, sẹo ở da, ngắn chi, chậm phát triển tâm thần, đục thủy tinh thể,… Nếu mẹ mắc thủy đậu 5 ngày trước khi sinh, thai nhi có thể bị thủy đậu lan tỏa, tỉ lệ tử vong tới 20 - 30%.
Vắc xin 3 trong 1 sởi - quai bị - Rubella tiêm trước khi mang thai
Tiêm phòng sởi - quai bị - Rubella
Hiện đã có vắc xin 3 trong 1 phòng 3 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, dễ mắc phải trong thai kỳ là sởi, quai bị và Rubella. Phụ nữ mang thai nếu mắc phải Rubella thì thai nhi có thể dị tật bẩm sinh, chậm phát triển tâm thần,…
Nếu bạn từng tiêm phòng vắc xin ít nhất 1 trong 3 loại bệnh trên, hãy kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể để cân nhắc tiêm phòng. Nếu tiêm phòng vắc xin 3 trong 1 này, hãy sắp xếp thời gian hoàn tất mũi tiêm trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.
Tiêm phòng cúm
Cúm là loại bệnh viêm nhiễm cấp tính, gây bởi virus Cúm, lây truyền qua đường hô hấp. Bệnh có khả năng lây lan nhanh, có thể bùng phát thành dịch. Phụ nữ mang thai nếu mắc cúm nặng có nguy cơ thai lưu, sảy thai.
Tiêm phòng vắc xin cúm trước khi mang thai có thể bảo vệ ngừa lây nhiễm với hiệu quả từ 70 - 80%. Điều này giúp giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm bệnh, khi mà hầu hết phụ nữ mang thai đều mắc phải cảm cúm. Vắc xin cúm nên tiêm nhắc lại hàng năm, nhất là chuẩn bị thai kỳ, với phụ nữ tiền căn tiểu đường hay hen phế quản.
Virus HPV gây ung thư cổ tử cung
Tiêm phòng HPV
Phụ nữ trước khi mang thai cũng nên tiêm phòng vắc xin HPV ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Virus này nếu mắc phải trong thời gian thai kỳ cũng có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới thai nhi, do đó nên tiêm phòng theo chỉ định của bác sỹ.
Trên đây là một số loại vắc xin được khuyến cáo nên tiêm phòng trước khi mang thai. Tùy vào tình trạng sức khỏe và hệ miễn dịch của chị em phụ nữ mà bác sỹ có thể chỉ định không cần tiêm tất cả các loại vắc xin trên hoặc bổ sung thêm. Do đó, hãy xét nghiệm, kiểm tra và tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi tiêm phòng.
2. Một số lưu ý khi tiêm phòng trước khi mang thai
Hầu hết các loại vắc xin tiêm phòng trước khi mang thai đều yêu cầu hoàn tất mũi tiêm từ 1 - 3 tháng trước thời gian dự định sẽ có thai. Do đó, việc sắp xếp lịch trình cẩn thận, đầy đủ mũi tiêm rất quan trọng. Nếu bạn gặp khó khăn trong sắp xếp thời gian tiêm phòng, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ để rút ngắn hoặc tiêm phòng kết hợp.
Vắc xin tiêm phòng trước khi mang thai nói chung khá an toàn, ít tác dụng phụ nguy hiểm. Hầu hết các trường hợp phụ nữ tiêm phòng chỉ bị sưng đau tại vị trí tiêm, sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi. Với vắc xin cúm thì có thể gây hiện tượng giả cúm như chảy nước mũi, hắt hơi,…
Triệu chứng sốt nhẹ sau khi tiêm phòng vắc xin
Thông thường các tác dụng phụ này sẽ sớm thuyên giảm sau một vài ngày mà không cần sử dụng thuốc. Nếu bạn gặp phải những dấu hiệu bất thường như sốt cao, không đáp ứng thuốc hạ sốt, ngủ li bì… hãy sớm tới bệnh viện để được kiểm tra và can thiệp kịp thời.
3. Tiêm vắc xin trước khi mang thai ở đâu?
Hiện nay, bạn có thể tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai tại các trung tâm y tế dự phòng, trung tâm tiêm phòng dịch vụ tại các bệnh viện lớn. Trước khi tiêm phòng, phụ nữ cần kiểm tra mình có đang mang thai và miễn dịch bệnh đã có. Sau đó, bác sỹ sẽ đưa ra liệu trình tiêm phòng phù hợp với thời điểm mang thai mong muốn và tình trạng sức khỏe của bạn.
Tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai rất quan trọng, do đó hãy tìm đến các Trung tâm tiêm phòng uy tín, dịch vụ tốt. Một trong những địa chỉ bạn có thể tin tưởng là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bệnh viện hiện đang tổ chức tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai cho phụ nữ, với một số ưu điểm như:
-
Được bác sỹ khám, xét nghiệm kiểm tra trước khi đưa ra lời khuyên, tư vấn tiêm phòng phù hợp với sức khỏe, thời gian và nguyện vọng của chị em.
-
Đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng chuyên nghiệp, kinh nghiệm, giúp chị em thoải mái và giảm đau đớn khi tiêm vắc xin.
-
Phòng tiêm chủng thoáng mát, sạch sẽ, có khu vui nghỉ ngơi, phòng chờ giúp chị em cảm thấy thoải mái, dễ chịu trước và sau tiêm vắc xin.
-
Phòng theo dõi sau tiêm chủng với đội ngũ bác sỹ - điều dưỡng được đào tạo chuyên môn về xử trí cấp cứu phản vệ và phương tiện cấp cứu hiện đại, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng cách khi sự cố xảy ra.
Tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai tại MEDLATEC
Hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn, đặt lịch khám và tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai.