Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa mẹ là nguồn thực phẩm tốt nhất cho quá trình phát triển của các bé. Những thực phẩm mà các bà mẹ tiêu thụ mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến cả hương vị và chất lượng của sữa. Vậy nên ăn gì để sữa mẹ đặc mát, thơm và đạt giá trị dinh dưỡng cao nhất?
15/08/2021 | Mẹ bầu lưu ý: Sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu thì an toàn? 10/08/2021 | Chế độ ăn khi đang nuôi con bằng sữa mẹ để bé khỏe mạnh 19/05/2020 | Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu và các lưu ý khi vắt sữa 06/06/2019 | Mách mẹ bỉm sữa mẹo dẹp tan nỗi lo con ốm đau bệnh tật
1. Sữa mẹ có những thành phần dưỡng chất gì?
Sữa mẹ càng sánh, càng đặc thì càng nhiều dưỡng chất. Dưới đây là những thành phần dưỡng chất có trong sữa mẹ:
Sữa mẹ có chứa nhiều chất béo
Khi bú sữa mẹ, trẻ sẽ được cung cấp nhiều chất béo và đây cũng chính là nguồn cung cấp 50% năng lượng cho bé mỗi ngày. Một số chất béo trong sữa mẹ chẳng hạn như Triglyceride và các acid béo như AA, DHA. Những dưỡng chất này rất quan trọng trong quá trình hình thành hệ thần kinh, não bộ và hệ miễn dịch của trẻ. Bên cạnh đó, chất béo trong sữa mẹ cũng góp phần hỗ trợ hệ tiêu hóa, phòng ngừa tình trạng táo bón hiệu quả.
Ăn gì để sữa mẹ đặc là vấn đề được nhiều bà mẹ quan tâm
Sữa mẹ có chứa nhiều chất đạm
Chất đạm cũng là một thành phần chủ yếu trong sữa mẹ, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành não bộ của trẻ, hình thành cơ xương của trẻ. Hơn nữa, bé sẽ dễ dàng hấp thu chất đạm từ nguồn sữa mẹ mà không bị ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.
Sữa mẹ có chứa chất bột đường (Cacbohydrat)
Trong sữa mẹ còn có chứa chất bột đường với vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn năng lượng cần thiết để trẻ có thể tăng trưởng và phát triển tốt nhất trong những tháng đầu đời.
Sữa mẹ là nguồn vitamin và khoáng chất tuyệt vời
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa mẹ có chứa rất nhiều loại vitamin thiết yếu có thể kể đến như vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E,… Bên cạnh đó là các loại khoáng chất như canxi, sắt, phốt pho, selen,… Đây là những dưỡng chất vô cùng quan trọng giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch và phát triển hệ xương cũng như phát triển trí não một cách tốt nhất.
Sữa mẹ có chứa nhiều men tiêu hóa và hormone
Trong sữa mẹ có chứa các loại men tiêu hóa như lipase, amylase và các loại hormone như prolactin, thyroid, oxytocin,… Tác dụng của men tiêu hóa và các loại hormone này là giúp cân bằng sinh hóa và giúp quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa được diễn ra nhịp nhàng và từ đó ngăn ngừa nguy cơ tiêu chảy, táo bón và một số vấn đề về tiêu hóa khác ở trẻ.
Sữa mẹ giúp con có kháng thể để phòng ngừa bệnh tật
Khi trẻ còn nhỏ, hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu và việc bú sữa mẹ chính là cách tốt nhất để tăng cường hệ miễn dịch của các con. Khi bú sữa mẹ, trẻ sẽ nhận được những kháng thể miễn dịch từ cơ thể người mẹ và từ đó, cơ thể trẻ sẽ chống lại được một số yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Ước tính mỗi cữ bú mẹ, trẻ được cung cấp hàng triệu bạch cầu và globulin miễn dịch. Những trẻ không được bú sữa mẹ sức đề kháng thường kém hơn và thường dễ bị ốm vặt hơn những trẻ được bú đầy đủ sữa mẹ.
Đặc điểm của sữa mẹ
Vì có chứa nhiều dưỡng chất nên sữa mẹ thường đặc sánh. Nếu mẹ cho bé bú không đúng cách hoặc chế độ dinh dưỡng không đảm bảo thì sữa sẽ có thể bị loãng.
Về hương vị: Hương vị của sữa mẹ bị ảnh hưởng nhiều bởi các món ăn mà chị em tiêu thụ trong quá trình cho con bú. Muốn có dòng sữa thơm mát, mẹ nên ăn những loại thực phẩm tươi ngon, bổ dưỡng và tránh những thực phẩm có nặng mùi như hành, ớt, hạt tiêu,…
2. Nên ăn gì để sữa mẹ đặc mát?
2.1. Những nguyên tắc về ăn uống mà các bà mẹ cần lưu ý để sữa luôn đặc mát
- Trong mỗi bữa ăn hàng ngày, mẹ cần bổ sung nhiều loại rau xanh, trái cây để đảm bảo nguồn chất xơ và vitamin dồi dào trong sữa, giúp sữa luôn đặc sánh.
- Bổ sung protein từ những loại thịt cá cũng rất cần thiết để có một nguồn sữa chất lượng, bổ dưỡng.
- Tăng cường canxi: Ngoài việc bổ sung canxi qua những bữa ăn hàng ngày, mẹ cũng nên lưu ý uống thêm sữa để tăng cường canxi. Đây là cách tăng nguồn canxi trong sữa mẹ giúp con phát triển hệ xương răng một cách tốt nhất và giúp mẹ phòng tránh loãng xương sau này.
- Nước: Một yếu tố cũng vô cùng quan trọng đó là mẹ cần bổ sung nước đầy đủ mới có lượng sữa đầy đủ và tốt nhất cho con. Trung bình mẹ nên ăn 2 lít nước mỗi ngày.
2.2. Ăn gì để sữa mẹ đặc mát?
Rất nhiều người thắc mắc ăn gì để sữa mẹ đặc mát? Dưới đây là một số thực phẩm gợi ý cho bạn:
Cà rốt giúp sữa mẹ đặc mát
Cà rốt: Đây là loại thực phẩm thơm ngon, dễ ăn và mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Uống nước ép cà rốt vào mỗi buổi sáng cũng là một cách góp phần giúp cho dòng sữa mẹ luôn thơm mát, đồng thời còn giàu vitamin A giúp con hạn chế gặp phải tình trạng nóng trong.
Thì là sẽ giúp nguồn sữa mẹ dồi dào hơn, đặc sánh hơn
Thì là: Đây là loại thực phẩm gia vị đã quá quen thuộc trong gian bếp nhà bạn, và nó còn là một loại thực phẩm rất tuyệt vời đối với sữa mẹ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thì là sẽ giúp nguồn sữa mẹ dồi dào hơn, đặc sánh hơn, hương vị của sữa cũng thơm mát hơn. Mẹ có thể sao khô thì là và pha trà hoặc ăn cùng với canh hoặc cháo.
Nước lá bồ công anh có tác dụng mát gan và giải nhiệt, hơn nữa còn dồi dào nguồn protein và khoáng chất giúp sữa mẹ đặc sánh.
Nước gạo lứt là thực phẩm chứa nhiều vitamin B giúp sữa sánh thơm và nâng cao giá trị dinh dưỡng.
Rau ngót được đánh giá là loại rau có chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là canxi, phốt pho, chất béo, protein, sắt,… rất có lợi cho sữa mẹ và còn giúp làm sạch phần sót nhau, máu bẩn còn lại trong cơ thể mẹ sau khi sinh.
Lá đinh lăng giúp tăng lượng sữa và giúp sữa mẹ sánh đặc hơn
Lá đinh lăng cũng là một thực phẩm giúp tăng lượng sữa mẹ, giúp sữa sánh đặc và thơm hơn. Nhưng mẹ cũng lưu ý không nên sử dụng đinh lăng trong thời gian dài.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc nên ăn gì để sữa mẹ đặc mát và đạt giá trị dinh dưỡng cao. Nếu bạn có những băn khoăn về các vấn đề sữa mẹ chẳng hạn như sữa loãng, tắc tia sữa,…. bạn có thể gọi đến số 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các chuyên gia tư vấn, đặt lịch khám sớm nhất.