Tình trạng sốt có thể là do nhiễm khuẩn hoặc không do nhiễm khuẩn. Vậy thế nào được gọi là sốt nhiễm khuẩn? Đặc biệt ở trẻ em, sốt nhiễm khuẩn có ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với người trưởng thành. Mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây!
20/12/2020 | Sốt kéo dài ở người lớn là bị bệnh gì? 14/12/2020 | Sốt phát ban ở người lớn - Triệu chứng nhận diện, nguyên nhân và biến chứng 30/11/2020 | Bác sĩ tư vấn: sốt xuất huyết lây qua đường nào?
1. Sốt ở trẻ em có những dạng nào?
Đầu tiên bạn phải hiểu rõ hiện tượng sốt là gì? sốt có thể bắt gặp ở những đối tượng nào?
Như các bạn đã biết, nhiệt độ cơ thể bình thường rơi vào khoảng từ 36.5 tới 37.5 độ C. Sốt là thuật ngữ y học nói về tình trạng thân nhiệt con người đang ở mức bình thường bỗng tăng cao bất thường, có nhiều trường hợp thân nhiệt có thể tăng quá 42 độ C.
Tình trạng sốt có thể do nhiều tác nhân gây ra, tuy nhiên ta có thể phân loại chúng vào 2 dạng sốt chính: Sốt do nhiễm khuẩn và sốt không do nhiễm khuẩn.
-
Sốt do nhiễm khuẩn: đây là hiện tượng sốt do các tác nhân gây ra như các loại vi nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn,... Tình trạng sốt nhiễm khuẩn có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi, và thường ảnh hưởng nhiều tới đường hô hấp.
Sốt nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng tới trẻ
-
Sốt không do nhiễm khuẩn: có rất nhiều trường hợp người bệnh bị sốt do thay đổi thời tiết đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh, hoạt động quá sức, hoặc thậm chí do tác dụng phụ khi dùng các loại thuốc trị bệnh khác. Ngoài ra, tình trạng sốt này cũng dễ bắt gặp ở trẻ em đang mọc răng hoặc mới tiêm phòng.
2. Sốt nhiễm khuẩn và sốt virus?
Có khá nhiều người lầm tưởng về tình trạng sốt nhiễm khuẩn và sốt virus là cùng một loại. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là 2 dạng sốt khác nhau và cần có cách điều trị khác nhau.
Nhìn chung thì 2 dạng sốt này đều có các dấu hiệu, triệu chứng ban đầu khá giống nhau vì vậy gây ra nhiều hiểu lầm cho người bệnh và gia đình. Vậy làm sao để phân biệt được 2 loại sốt này?
Về sốt nhiễm khuẩn:
- Có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi, xuất hiện quanh năm.
- Không có các triệu chứng đặc trưng mà còn phụ thuộc vào loại vi khuẩn bệnh gây ra. Ví dụ như tình trạng sốt nhiễm khuẩn huyết sẽ có các triệu chứng như: sốt cao trên 38 độ, ớn lạnh, thở gấp, nhịp tim nhanh, hạ đường huyết, tiêu chảy,...
- Sốt nhiễm khuẩn được chẩn đoán bệnh theo loại vi khuẩn gây ra, ví dụ như vi bệnh sốt thương hàn là do vi khuẩn thương hàn gây ra,...
- Tình trạng sốt nhiễm khuẩn có thể là do các loại vi khuẩn gây bệnh khác nhau gây ra, chính vì vậy việc điều trị bệnh tình đúng cách cũng còn phải dựa vào chẩn đoán bệnh từ các bác sĩ.
- Có thể bắt gặp ở trẻ nhỏ và người lớn, xuất hiện theo mùa do thay đổi thời tiết hoặc khí hậu khắc nghiệt.
- Có các triệu chứng kèm theo như đau đầu, phát ban nhẹ, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, mệt mỏi, họng sưng, viêm amidan, ngạt mũi, ho, hắt hơi,...
- Sốt virus thường được chẩn đoán do bệnh sởi, sốt xuất huyết, Rubella, thủy đậu,...
- Tình trạng này không quá nguy hiểm vì vậy các bậc phụ huynh có thể chăm sóc trẻ tại nhà nếu tình trạng sức khỏe các con ổn định. Ba mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt và bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất giúp bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm.
Mặc dù tình trạng sốt nhiễm khuẩn và sốt virus có thể là khác nhau nhưng khi các gia đình phát hiện trẻ có dấu hiệu sốt thì việc đầu tiên cần làm là phải hạ sốt cho các bé. Sau đó, để có thể điều trị sốt nhiễm khuẩn cho các con một cách hiệu quả nhất thì các bậc phụ huynh phải nhờ đến sự trợ giúp từ các bác sĩ chuyên môn để xác định nguyên nhân gây bệnh chính xác nhất.
Sốt nhiễm khuẩn được chẩn đoán bệnh dựa trên loại vi khuẩn gây bệnh
3. Cách điều trị sốt nhiễm khuẩn?
Tình trạng sốt nhiễm khuẩn có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và bất kỳ lúc nào cũng có nguy cơ mắc phải. Chính vì vậy, mỗi gia đình đều cần phải có những cách thức phòng tránh hiệu quả, nâng cao sức đề kháng của mỗi thành viên. Dưới đây là một số phương pháp góp phần đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh cho gia đình bạn:
-
Tạo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung thêm các loại thức ăn giàu vitamin, khoáng chất giúp hệ miễn dịch của cơ thể luôn ổn định.
-
Luôn vệ sinh sạch sẽ đường hô hấp (tai, mũi, họng), đặc biệt ở trẻ nhỏ.
-
Tránh tuyệt đối tiếp xúc với các trường hợp đã được chuẩn đoán bệnh.
-
Tìm hiểu các cơ sở y tế uy tín và thăm khám kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Khi gia đình phát hiện trẻ có dấu hiệu sốt thì phải tìm cách hạ sốt và theo dõi tình trạng sức khỏe của các bé trước khi đưa các con đến các cơ sở y tế để điều trị. Các bậc phụ huynh nên:
-
Cho các con uống thuốc hạ sốt khi kiểm tra thấy thân nhiệt bé tăng cao. Tuy nhiên, bố mẹ phải chú ý các loại thuốc hạ sốt phù hợp với độ tuổi và liều lượng sử dụng.
-
Kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé bằng nhiệt kế thường xuyên để xác định bé có hạ sốt hay không (khoảng 30 phút 1 lần).
-
Cho bé uống nhiều nước vì khi sốt cơ thể trẻ dễ bị mất nước.
-
Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, lau người cho bé bằng khăn ấm cũng sẽ giúp cơn sốt nhanh hạ.
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ tai, mũi, họng để phòng ngừa sốt nhiễm khuẩn
Phụ huynh nên đưa các con đến các cơ sở y tế ngay lập tức nếu các con có các triệu chứng bất thường kèm theo. Mọi dấu hiệu bất thường đều phải chú ý như cơ thể bé xuất hiện các cơn co giật, bé bị nôn mửa nhiều, đau rát cổ họng, hoa mắt chóng mặt, tiêu chảy, hắt hơi hoặc ho nhiều, ly bì bỏ bú,...
Quan trọng nhất là việc ba mẹ phải tìm hiểu các cơ sở y tế có chất lượng để có thể tin tưởng giao phó sức khỏe của các bé. Hiện nay có rất nhiều bệnh viện, phòng khám có tên tuổi và được giới y khoa trong và ngoài nước tin tưởng. Trong số đó ta phải nhắc tới 2 cơ sở lớn của bệnh viện MEDLATEC tại số 42 Nghĩa Dũng và số 99 Trích Sài. Đây được coi là 2 cơ sở y tế có tiếng về chất lượng dịch vụ và cơ sở vật chất hiện đại chuẩn quốc tế. Bệnh cạnh đó, không thể không nhắc tới sự tận tâm, chuyên nghiệp của các bác sĩ có tên tuổi trong ngành Y.
Thông qua tổng đài 1900 56 56 56 của bệnh viện, gia đình bạn hoàn toàn có thể đặt lịch khám theo khung thời gian thuận tiện nhất. Ngoài ra, bệnh viện cũng hỗ trợ khám chữa bệnh bằng bảo hiểm bảo lãnh và BHYT tại 2 cơ sở lớn ở Hà Nội.