Mức độ nguy hiểm của biến chứng bàn chân đái tháo đường | Medlatec

Mức độ nguy hiểm của biến chứng bàn chân đái tháo đường

Biến chứng bàn chân đái tháo đường là một biến chứng nguy hiểm, thường xảy ra nhiều ở những bệnh nhân nam trên 60 tuổi. Hiện tượng này đang có xu hướng ngày càng gia tăng và trở thành nỗi lo lắng của hầu hết các bệnh nhân bị tiểu đường. Vậy khi gặp biến chứng này cần phải xử trí và phòng ngừa ra sao? Hãy cùng tham khảo một số thông tin qua bài viết sau nhé.


18/04/2022 | Góc giải đáp: Biến chứng bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?
18/04/2022 | Chuyên gia tư vấn các cách điều trị tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu
18/04/2022 | Uống nước gì để giảm tiểu đường mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng?

1. Nguyên nhân dẫn đến biến chứng bàn chân đái tháo đường

Bàn chân đái tháo đường là hiện tượng các dây thần kinh ngoại biên gặp tổn thương gây viêm loét, thậm chí là hoại tử da và tổ chức mô tại chân. Ước tính mỗi năm có khoảng từ 4 - 10% người bệnh bị biến chứng bàn chân đái tháo đường, trong đó từ 1 - 4% là bị viêm loét. 

Bàn chân đái tháo đường có thể là do những yếu tố sau gây nên:

  • Bệnh thần kinh tiểu đường: là khi bệnh nhân tiểu đường bị rối loạn chức năng thần kinh ngoại biên. Tổn thương dây thần kinh sẽ làm tê ngoại vi chi dưới, khiến người bệnh gần như mất cảm giác ở các chi, đau nhức, khó chịu hoặc nhiễm trùng, lở loét và phồng rộp bàn chân. Nếu người bệnh không điều trị sớm thì những vết viêm loét này sẽ rất dễ bị hoại tử và khả năng phải đoạn chi là rất cao.

Những bệnh nhân tiểu đường có kèm theo bệnh thần kinh ngoại vi do đái tháo đường có nguy cơ bị loét bàn chân cao gấp 7 lần so với người không bị. Theo khảo sát, có khoảng 45 - 60% các trường hợp bị bàn chân đái tháo đường là do mắc bệnh lý thần kinh, 45% còn lại là do yếu tố thiếu máu cục bộ kết hợp bệnh thần kinh gây nên các vết loét; 

  • Bệnh mạch máu ngoại vi (hay PAD): bệnh khiến cho cơ thể bị tăng nguy cơ nhiễm trùng, thiếu dinh dưỡng, oxy cung cấp cho các tế bào và phá vỡ cấu trúc các mô. Đây là lý do vì sao tình trạng loét chân do đái tháo đường mà mắc thêm bệnh PAD thường rất khó lành, lâu hồi phục và có thể bị cắt cụt chân;

Một số bất thường vệ mạch máu khi bị tiểu đường sẽ dễ dẫn đến biến chứng bàn chân đái tháo đường

Một số bất thường vệ mạch máu khi bị tiểu đường sẽ dễ dẫn đến biến chứng bàn chân đái tháo đường

  • Nguy cơ khác: 

  • Ít vận động các khớp;

  • Do tuổi tác;

  • Thị lực suy giảm;

  • Bị dị tật bàn chân hoặc có vết loét/ đã từng bị cắt cụt chi từ trước;

  • Đường huyết tăng mất khả năng kiểm soát;

  • Tiểu đường kéo dài;

  • Bệnh thận mạn tính.

2. Các triệu chứng và biến chứng của bàn chân đái tháo đường

Một số biểu hiện điển hình nhất ở những bệnh nhân đái tháo đường khi bị biến chứng bàn chân đó là:

  • Cảm thấy tê, ngứa ran, phồng rộp hoặc mất cảm giác ở bàn chân;

  • Bàn chân bị xuất hiện các vệt đỏ, thay đổi sắc tố da hoặc nhiệt độ, có hoặc không chảy dịch tiết, đau nhói;

  • Khi nhiễm trùng lan rộng, bệnh nhân có thể xuất hiện các dấu hiệu như sốt, ớn lạnh, sốc, tay chân tấy đỏ, khó kiểm soát đường trong máu,...

Bản thân bàn chân đái tháo đường đã là một dạng biến chứng của căn bệnh này. Tuy nhiên khi người bệnh bị bàn chân đái tháo đường còn gây nên hàng loạt các biến chứng nghiêm trọng khác như sau:

  • Loét chân gây hoại tử, áp xe, nhiễm trùng da và xương;

  • Biến dạng chân do xương và ngón bàn chân bị dịch chuyển, thậm chí là bị gãy;

  • Chân bị cắt cụt.

3. Biện pháp giúp phòng ngừa biến chứng bàn chân đái tháo đường 

Nếu biết chăm sóc đúng cách các vết thương hoặc điều trị dự phòng trước khi xảy ra các biến chứng sẽ giúp cải thiện và phòng ngừa biến chứng bàn chân đái tháo đường. Dưới đây là một số cách giúp bệnh nhân kiểm soát tốt bệnh lý:

  • Mỗi ngày nên rửa chân sạch sẽ bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ. Bệnh nhân không nên ngâm chân mà chỉ cần rửa sạch, sau đó lau khô chân, nhất là ở các kẽ chân bằng khăn khô;

  • Quản lý tốt bệnh tiểu đường: áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với việc tập luyện và dùng thuốc đúng theo chỉ định. Lượng đường nên duy trì ở mức phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ;

  • Thoa kem dưỡng ẩm trong trường hợp bị khô da chân. Nên thoa kem sau khi chân đã được rửa sạch và lau khô. Không nên thoa kem vào kẽ ngón chân;

 

Thoa kem sẽ giúp làm mềm lớp biểu bì da, hạn chế nguy cơ da bị tổn thương

Thoa kem sẽ giúp làm mềm lớp biểu bì da, hạn chế nguy cơ da bị tổn thương

  • Mỗi ngày cần kiểm tra bàn chân thường xuyên để tránh việc bỏ quên các vết loét và tổn thương, mẩn đỏ, mụn nước, hoặc các vết chai sạn;

  • Kiểm tra móng chân 1 lần/tuần và thường xuyên vệ sinh, cắt gọn móng chân (không nên cắt sâu vào khóe vì rất dễ khiến bàn chân bị tổn thương). Dùng dũa móng để làm mịn móng chân sau khi cắt;

  • Chà và làm mịn các vết chai ở chân: bệnh nhân nên sử dụng đá bọt hoặc bảng nhám để chà, làm mềm các vết chai ở chân sau  khi tắm xong;

  • Tăng cường tuần hoàn máu đến các chi; vận động chân linh hoạt mỗi ngày, không nên ngồi bắt chéo chân vì dễ khiến máu kém lưu thông đến hai chân;

  • Đi dép hoặc giày được thiết kế kín mũi, vừa chân kết hợp đi tất làm từ chất liệu thoáng và mềm;

  • Cai thuốc lá, rượu bia, chất kích thích và chế độ sinh hoạt cần phải thay đổi một cách khoa học;

  • Tái khám theo lịch hẹn: bệnh nhân nên đi kiểm tra định kỳ ngay cả khi không có dấu hiệu bất thường.

Người bệnh nên kiểm tra bàn chân thường xuyên để phát hiện kịp thời các vết thương

Người bệnh nên kiểm tra bàn chân thường xuyên để phát hiện kịp thời các vết thương

Nhìn chung bất kể bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 hay tuýp 2 thì đều có nguy cơ gặp biến chứng bàn chân đái tháo đường, nguy cơ càng  tăng cao nếu có sự hiện diện của tổn thương dây thần kinh ngoại vi hoặc tổn thương mạch máu ảnh hưởng tới bàn chân. Nhằm phòng tránh tối đa nguy cơ bị biến chứng bàn chân đái tháo đường, trong đó nguy hiểm nhất là hoại tử dẫn tới cắt cụt chi thì người bệnh nên kiểm soát tốt bệnh lý tiểu đường theo các phương pháp nêu trên. 

Quan trọng nhất là cần đi khám hoặc thực hiện xét nghiệm định kỳ để cập nhật chỉ số đường huyết và phát hiện ra các bất thường khác. Qua đó áp dụng những biện pháp điều trị hợp lý và kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ thăm khám sức khỏe đáng tin cậy quý khách hàng nên lựa chọn. Bệnh viện quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành chuyên môn giỏi và tận tình với công việc. Ngoài ra, MEDLATEC còn sở hữu dàn trang thiết bị y tế hiện đại và công nghệ xét nghiệm đạt chứng nhận ISO 15189:2012 và CAP sẽ giúp hỗ trợ hiệu quả trong việc chẩn đoán cũng như điều trị bệnh. 

Đặc biệt đối với những bệnh lý mạn tính cần được theo dõi thường xuyên và định kỳ, nếu không thể di chuyển thường xuyên để đi khám trực tiếp tại viện, các khách hàng có thể đăng ký dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC bằng cách liên hệ trực tiếp với tổng đài 1900 56 56 56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp