Uống nước gì để giảm tiểu đường mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng? | Medlatec

Uống nước gì để giảm tiểu đường mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng?

Bên cạnh áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh thì cũng có nhiều người đang băn khoăn uống nước gì để giảm tiểu đường. Thật vậy, nếu biết kết hợp một cách khoa học các loại nước uống sẽ giúp người bệnh không những kiểm soát được lượng đường huyết mà còn hạn chế các biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. Dưới đây là một số loại quả người bệnh có thể tham khảo để bổ sung hàng ngày.


18/04/2022 | Góc giải đáp: Biến chứng bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?
15/04/2022 | Cảnh giác với các biến chứng tiểu đường ở da vô cùng nguy hiểm
15/04/2022 | Thực hư chuyện dây thìa canh chữa tiểu đường mọi người cần lưu ý

1. Nước ép rau củ

Nước ép rau củ đã được chứng minh là có tác dụng kiểm soát tốt những triệu chứng của bệnh đái tháo đường. Trong nước ép rau củ chứa các thành phần giúp làm giảm lượng đường trong máu, người bệnh nên uống từ 1 - 2 lần/ngày sẽ hỗ trợ hạn chế được các nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường

Nước ép rau củ là một lựa chọn không tồi dành cho những người tiểu đường

Nước ép rau củ là một lựa chọn không tồi dành cho những người tiểu đường

Công thức mẫu cho một cốc nước ép rau củ:

  • Chuẩn bị: 2 củ cà rốt, 2 cọng cần tây, 3 cọng rau bina và 1 quả táo xanh;

  • Cách làm: nguyên liệu trên rửa sạch, gọt vỏ táo và cà rốt rồi ép lấy nước. Sau đó thêm những nguyên liệu còn lại vào và xay đều.

2. Nước tỏi tây 

Uống nước gì để giảm tiểu đường? - bạn có thể thử với nước tỏi tây. Đây là loại củ ít natri và không có cholesterol cũng như chất béo bão hòa, ngoài ra còn cung cấp một nguồn chất xơ dồi dào nên rất đáng được có mặt trong danh sách này.

  • Chuẩn bị: 1 nhánh tỏi tây (gồm cả rễ) và nước lọc;

  • Cách làm: rửa sạch tỏi tây sau đó ngâm vào một cốc nước. Đậy nắp, để qua đêm. Sau 24h bạn có thể uống nước ngâm tỏi tây và nên duy trì thói quen này hàng ngày.

3. Trà lá xoài

Lá xoài có chứa chất chống oxy hóa và khoáng chất, hỗ trợ khả năng hấp thu insulin của các tế bào, đồng thời quản lý tốt hoạt động sản xuất insulin giúp giảm tiểu đường một cách hiệu quả.

Trà lá xoài không những thơm ngon mà còn có hiệu quả trong việc kiểm soát đường huyết

Trà lá xoài không những thơm ngon mà còn có hiệu quả trong việc kiểm soát đường huyết

Ngoài tác dụng tốt trong việc đẩy lùi bệnh tiểu đường, trà lá xoài còn là thức uống giải độc dễ làm. Bạn nên uống trà lá xoài trước bữa ăn sáng, kết hợp với thực đơn dinh dưỡng khoa học và rèn luyện thể dục thể thao hợp lý thì không chỉ bệnh tiểu đường mà ngay cả những bệnh lý khác cũng không có cơ hội làm phiền bạn.

  • Chuẩn bị: 3 - 4 lá xoài, nước nóng;

  • Cách chế biến: rửa sạch lá xoài và đun với nước trong 15 phút. Sau đó tắt bếp và để ngâm qua đêm. Đến sáng hôm sau đun lại hỗn hợp một lần nữa, đun xong lấy nước uống.

4. Nước ép củ cải

Nước ép củ cải đường có tác dụng cải thiện hội chứng rối loạn chuyển hóa (đây là một trong các yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn tới bệnh tiểu đường). Củ cải trắng chứa nhiều hợp chất làm giảm sự gia tăng nhanh chóng của lượng đường trong máu. Người bệnh có thể uống nước ép củ cải 1 lần mỗi ngày.

  • Nguyên liệu: 3 lá bạc hàn, 1 cốc nước và 1 củ cải;

  • Cách làm: Củ cải gọt sạch vỏ và cắt thành từng miếng nhỏ. Xay củ cải cùng lá bạc hà, thêm nước và xay nhuyễn hỗn hợp trong vòng 3 phút. Xay xong chắt phần nước để uống.

5. Nước ép bưởi

Bưởi có khả năng chống oxy hóa và giảm thiểu lượng đường có trong máu góp phần giúp kiểm soát các triệu chứng và biến chứng của bệnh đái tháo đường. Bạn có thể thưởng thức nước ép bưởi bằng cách xẻ đôi quả bưởi và ép lấy nước, có thể bảo quản trong tủ lạnh và uống 1 lần/ngày.

6. Nước ép cỏ lúa mì

Nhiều người khá xa lạ với cỏ lúa mì nhưng đây lại là nguyên liệu dồi dào chất dinh dưỡng như khoáng chất, vitamin, canxi, sắt và axit amin rất tốt cho cơ thể. Bên cạnh khả năng hỗ trợ giảm tiểu đường, nước ép cỏ lúa mì còn giúp cân bằng hàm lượng huyết sắc tố hemoglobin, giảm cholesterol và củng cố hệ miễn dịch. 

Trong cỏ lúa mì rất nhiều chất dinh dưỡng hữu ích mà lại không làm tăng lượng đường trong máu

Trong cỏ lúa mì rất nhiều chất dinh dưỡng hữu ích mà lại không làm tăng lượng đường trong máu

Người bệnh có thể uống nước ép cỏ lúa mì theo cách sau:

  • Chuẩn bị một vài cọng cỏ lúa mì kèm theo 2 cốc nước;

  • Cách làm: rửa cỏ lúa mì sạch sẽ rồi cho vào máy xay với nước. Chát lấy nước uống vào mỗi buổi sáng khi bụng còn đói.

7. Hỗn hợp nước táo lên men, quế và mật ong 

Tác dụng của từng thành phần có trong hỗn hợp trên đó là: trong táo có chứa một hàm lượng không nhỏ chất chống oxy hóa sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, đồng thời giảm lượng đường trong máu. Các enzyme có trong mật ong sẽ giúp cân bằng lại lượng insulin do tuyến tụy tiết ra. Quế sẽ giúp điều hòa đường huyết.

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 2 muỗng cà phê bột quế, 4 muỗng giấm táo, 2 muỗng mật ong (có thể thêm mật ong nếu thích);

  • Cách dùng: khuấy đều hỗn hợp trên và nên uống sau bữa sáng. 

8. Nước gừng và đậu bắp 

Nếu bạn vẫn đang còn băn khoăn không biết nên uống nước gì để giảm tiểu đường thì nước gừng và đậu bắp là một gợi ý dành cho bạn. 

Trong đậu bắp chứa nhiều vitamin và chất xơ, còn gừng giống như một loại thảo mộc thông dụng chứa polyphenol. Cả gừng và đậu bắp đều giúp điều chỉnh lượng đường trong máu rất tốt và nên uống nước ép của 2 loại thực phẩm này vào trước bữa sáng trong vòng 1 tháng để đem lại hiệu quả tốt nhất.

  • Chuẩn bị: 2 muỗng nước ép gừng và 1 bát đậu bắp đã được cắt nhỏ;

  • Cách làm: cho hỗn hợp trên vào máy xay cùng 1 chút nước. Xay nhuyễn hỗn hợp rồi chắt lấy nước uống.

9. Trà hoa cúc

Chỉ số calo là 0% và hàm lượng chất chống oxy hóa trong trà hoa cúc cao đã biến loại thức uống này trở thành lựa chọn hoàn hảo cho những bệnh nhân bị đái tháo đường. Thường xuyên uống trà hoa cúc ngoài việc hỗ trợ quản lý đường huyết mà còn giúp giảm thiểu tổn thương hệ thần kinh và hệ tuần hoàn, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do tiểu đường gây ra như mù lòa và tiểu đường.

Trà hoa cúc hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường

Trà hoa cúc hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường

Nên uống trà hoa cúc khoảng 2 lần/ngày để đạt được hiệu quả tối ưu. Hiện nay trà hoa cúc có thể được tìm thấy bày bán rất nhiều trong siêu thị và các cửa hàng dưới dạng túi lọc tiện lợi.

Nếu muốn được tư vấn chi tiết hơn về dinh dưỡng cho người tiểu đường, bạn có thể liên hệ và đặt lịch khám cùng các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp