Tiểu đường thai kỳ phản ánh lượng đường trong máu tăng cao hơn so với mức bình thường và xảy ra trong giai đoạn thai nhi phát triển từ tuần thứ 24 - 28. Điều trị tiểu đường thai kỳ nếu không đúng cách và kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi.
15/04/2022 | Chuyên mục sức khỏe mẹ bầu: tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không? 15/04/2022 | Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không? 24/02/2022 | Góc tư vấn: Mẹ bầu cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu?
1. Nguyên nhân gây ra đái tháo đường thai kỳ
Carbohydrate có trong thức ăn khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành glucose. Loại đường này sẽ đi vào máu và được lưu chuyển tới các tế bào để cung cấp năng lượng cần thiết cho các cơ quan khác. Tuyến tụy là cơ quan có chức năng tiết ra insulin giúp đường đi vào tế bào và duy trì lượng đường ổn định trong máu.
Khi mang thai, nhau thai (bộ phận giữ vai trò cung cấp oxy cho thai nhi) sẽ tiết ra hormon để thai nhi được phát triển khỏe mạnh. Hormon do nhau thai tiết ra có thể khiến cơ thể của người mẹ gặp khó khăn trong việc sản xuất hoặc sử dụng insulin. Hiện tượng này còn được gọi là kháng insulin.
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng phổ biến rất nhiều thai phụ gặp phải
Chính vì thế, nhằm cân bằng đường huyết thì tuyến tụy của thai phụ buộc phải sản xuất ra nhiều insulin hơn. Nếu insulin không đủ thì đường sẽ đọng lại trong máu gây nên bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Một số yếu tố nguy cơ dẫn tới tiểu đường thai kỳ có thể là:
-
Thai phụ tăng cân quá nhanh;
-
Người mẹ trước khi mang thai đã bị thừa cân, béo phì;
-
Trong gia đình có người bị tiểu đường tuýp 2;
-
Tiền đái tháo đường;
-
Tuổi mang thai trên 35;
-
Đã từng bị tiểu đường ở lần mang thai trước;
-
Tiền sử thai lưu, sinh non, con bị dị tật bẩm sinh;
-
Từng sinh em bé nặng trên 4kg;
-
Bị hội chứng buồng trứng đa nang.
2. Triệu chứng cảnh báo tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ cũng sẽ có những biểu hiện tương tự như những người mắc tiểu đường khác:
-
Sút cân nhanh không rõ nguyên nhân;
-
Thường xuyên khát nước và đi tiểu nhiều;
-
Ngứa ngáy, khó chịu và xuất hiện nấm men ở vùng kín;
-
Mệt mỏi, thiếu sức sống, thiếu năng lượng;
-
Vết thương và vết trầy xước lâu lành;
-
Nhiều kiến bâu vào nước tiểu.
3. Thai nhi sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi người mẹ bị tiểu đường thai kỳ?
Nếu người mẹ không kiểm soát tốt lượng đường trong máu thì thai nhi sẽ gặp các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Cụ thể như sau:
-
Béo phì: nếu người mẹ bị béo phì hoặc tiểu đường trước khi mang bầu, em bé sau này cũng có thể bị thừa cân gấp 3,5 lần so với các trẻ khác;
-
Hội chứng hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh: sau khi sinh ra, tuyến tụy của trẻ sẽ tiếp tục tiết ra insulin để cân bằng với lượng đường huyết dư thừa khi còn trong bụng mẹ. Điều này khiến cho lượng đường huyết sẽ giảm dần dẫn tới hạ đường huyết. Có những trẻ còn bị co giật, hôn mê và tổn thương não nếu không được phát hiện và kiểm tra kịp thời;
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ
-
Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh: vì trẻ nếu bị sinh non thì phổi sẽ không có điều kiện để phát triển hoàn chỉnh so với những bé được sinh ra đủ tháng đủ ngày;
-
Nguy cơ dị tật (ở hệ tim mạch, thần kinh, tiết niệu), thai to, giảm sự trưởng thành của phổi, chậm phát triển, thậm chí là tử vong;
-
Trẻ bị vàng da trong khoảng 28 ngày đầu sau sinh. Đây được coi là bị vàng da bệnh lý.
4. Các cách hỗ trợ điều trị tiểu đường thai kỳ
4.1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Có đến 70 - 85% trường hợp tiểu đường thai kỳ có thể cân bằng lại mức đường huyết nhờ điều chỉnh chế độ ăn uống mà không cần can thiệp bằng thuốc. Để được như vậy, các mẹ cần lưu ý về lượng carbohydrate và chất dinh dưỡng dung nạp vào cơ thể hàng ngày:
-
Các thực phẩm tinh bột: thay vì cơm trắng thì nên thay bằng gạo lứt, nên ăn ngũ cốc nguyên hạt thay cho loại tinh chế. Khi ăn trái cây thì ưu tiên quả ít đường, chia thành nhiều bữa và không nên xay sinh tố hoặc ép uống mỗi nước;
-
Tránh ăn đồ ngọt: kem, bánh kẹo, mứt thạch, bánh rán, đồ uống có gas, nước sốt ngọt,...;
-
Có thể chia bữa ăn thành các bữa phụ trong ngày, tăng cường ăn rau xanh như rau cải, xà lách, súp lơ, nấm, cà rốt,...;
-
Bổ sung thêm acid folic khoảng 5mg/ngày. Nên bắt đầu bổ sung từ 3 tháng trước khi ngưng áp dụng các biện pháp tránh thai. Từ tuần thai thứ 12 nên giảm còn 0,4 - 1mg/ngày và duy trì đến khi trẻ cai sữa mẹ;
-
Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ dinh dưỡng và bác sĩ nội tiết:
-
Không nên tăng cân quá nhiều trong thời gian ngắn;
-
BMI trước mang thai dưới 18,5kg/m2: nên tăng từ 12,5 - 18kg;
-
BMI trước mang thai từ 18,5 - 24,9kg/m2: nên tăng từ 11,5 - 16kg;
-
BMI trước mang thai từ 25 - 29,9kg/m2: nên tăng từ 7 - 11,5kg;
-
BMI trước sinh > 30kg/m2: nên tăng từ 5 - 9kg.
4.2. Chế độ tập luyện
Nếu chăm chỉ vận động điều độ, nhẹ nhàng trong giai đoạn thai kỳ sẽ giúp các mẹ bầu tiêu hao nhiều glucose mà tuyến tụy không phải “cật lực" sản xuất ra nhiều insulin. Phương pháp điều trị tiểu đường thai kỳ này sẽ giúp ngăn chặn tình trạng kháng insulin mà rất nhiều mẹ bầu đang gặp phải.
Mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng để tránh tình trạng đường huyết tăng cao
Thông thường glucose sẽ dễ tăng cao sau ăn nên mẹ bầu khi bị tiểu đường thai kỳ nên vận động nhẹ nhàng từ 15 - 20 phút sau khi ăn 1 giờ (nếu không có chống chỉ định).
4.3. Dùng thuốc
Khi đã áp dụng các cách trên mà đường huyết vẫn giữ ở mức cao thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho mẹ bầu dùng thuốc.
Bên cạnh đó, người bệnh cần tự theo dõi chỉ số đường huyết từ 4 - 6 lần/ngày vào lúc trước, sau ăn và cả trước khi ngủ để điều chỉnh chế độ ăn, luyện tập sao cho hợp lý và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Sau khi sinh từ 6 - 12 tuần, sản phụ cần thực hiện xét nghiệm tiểu đường và sau đó là làm xét nghiệm định kỳ từ 1 - 3 năm. Phần lớn phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ đều sẽ hết tình trạng này sau sinh. Lúc này chị em cần duy trì việc tập luyện thể dục và có chế độ dinh dưỡng lành mạnh để phòng ngừa nguy cơ tiến triển thành tiểu đường tuýp 2.
Nếu bạn đang mang thai và lo lắng rủi ro mắc tiểu đường thai kỳ, hãy đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây chúng tôi có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi và giàu kinh nghiệm, mẹ bầu sẽ được chẩn đoán và tư vấn kỹ lưỡng từ bác sĩ khoa Sản và bác sĩ Nội tiết về các vấn đề cần lưu ý trong thời gian mang thai.
Ngoài ra, MEDLATEC còn sở hữu hệ thống máy móc hiện đại như máy siêu âm thai nhi Doppler màu, siêu âm 3D, 4D,... cùng với đó là Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và CAP sẽ hỗ trợ đưa ra kết quả có độ chính xác cao, giúp mẹ bầu an tâm theo dõi thai kỳ.
Hãy liên hệ đặt lịch thăm khám với bác sĩ chuyên khoa của MEDLATEC ngay hôm nay qua Tổng đài 1900 56 56 56.