Một số lưu ý khi dùng thuốc giảm đau dạ dày | Medlatec

Một số lưu ý khi dùng thuốc giảm đau dạ dày

Để thuốc giảm đau dạ dày đạt được hiệu quả như mong muốn, bạn cần lưu ý sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Việc tự ý mua thuốc, lạm dụng thuốc hay tự ý ngưng thuốc,... không những làm giảm hiệu quả điều trị mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.


05/10/2022 | Đau dạ dày nên ăn hoa quả gì để đánh bay cảm giác đau đớn khó chịu
04/10/2022 | Hướng dẫn chữa đau dạ dày cấp tốc tại nhà hiệu quả, dễ áp dụng
29/09/2022 | Bật mí 6 cách giảm đau dạ dày cấp tốc tại nhà
06/05/2022 | Những loại thuốc đau dạ dày mang lại hiệu quả điều trị bất ngờ

1. Bệnh đau dạ dày và những thông tin bạn cần biết

Bệnh dạ dày không chỉ gây ra những triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt mà về lâu dài, nó còn có thể gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng, thậm chí là ung thư dạ dày. Do đó không nên chủ quan khi mắc phải chứng đau dạ dày

Đừng chủ quan với những cơn đau vùng thượng vị 

Đừng chủ quan với những cơn đau vùng thượng vị 

Nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày, trong đó phổ biến nhất là chế độ ăn uống không lành mạnh (như bỏ bữa, thường xuyên ăn đồ cay nóng, đồ ăn chế biến sẵn,...) và thói quen sinh hoạt không khoa học (như thức khuya, thiếu ngủ,...). Bên cạnh đó, những áp lực, căng thẳng trong cuộc sống và công việc cũng khiến bạn có nguy cơ cao mắc phải các bệnh lý về dạ dày, thường gặp nhất là đau dạ dày. 

Khi bị đau dạ dày, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như sau: 

+ Đau vùng thượng vị: Có thể xuất hiện cảm giác đau âm ỉ, đau tức bụng, nóng rát. Đôi khi cơn đau có thể lan ra cả sau lưng. Những cơn đau diễn ra từng đợt và mỗi đợt có thể kéo dài khoảng vài phút đến vài tiếng, thậm chí đau liên tục tùy theo mức độ tổn thương dạ dày. Người bệnh dễ bị đau nếu ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít. 

+ Chán ăn, ăn uống kém: Khi dạ dày bị tổn thương, khả năng tiêu hóa thức ăn cũng kém hơn, người bệnh sẽ có cảm giác khó tiêu, đầy bụng nên không muốn ăn, ăn không cảm thấy ngon. Sau khi ăn, người bệnh cũng dễ bị đau vùng thượng vị. 

+ Buồn nôn, nôn: Khi nôn nhiều, bạn cũng có nguy cơ cao bị mất nước và rối loạn điện giải cũng như một số vấn đề sức khỏe khác. 

+ Ợ hơi, ợ chua. 

+ Nôn ra máu tươi, phân màu đen. Lâu ngày dẫn đến chóng mặt, hoa mắt do thiếu máu.

2. Một số loại thuốc giảm đau dạ dày phổ biến 

Sau khi thăm khám, chẩn đoán bệnh và tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cụ thể, phù hợp với từng người bệnh để mang lại hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số loại thuốc giảm đau dạ dày bạn có thể tham khảo: 

Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với từng người bệnh

Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với từng người bệnh

- Nhóm thuốc có tác dụng ức chế bơm proton

Tác dụng của những loại thuốc này là giảm đau thượng vị, cải thiện chứng ợ nóng, đầy bụng, kiểm soát axit dạ dày,... từ đó giúp bệnh nhân ăn uống ngon miệng hơn và cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. 

Thời gian sử dụng thuốc tốt nhất là vào buổi sáng, trước khi ăn sáng khoảng một giờ. Một số loại thuốc thường được sử dụng là Nexium, Dexilant, Aciphex,... Tùy từng trường hợp, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. 

Khi sử dụng loại thuốc này, bạn cũng có nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ như đau đầu, tiêu chảy, đau bụng,... Tuy nhiên, các tác dụng phụ này rất ít gặp. Những người dùng thuốc trên một năm thì sẽ có nguy cơ gặp phải tác dụng phụ cao hơn. 

- Nhóm thuốc có tác dụng kháng axit

Tác dụng của nhóm thuốc này là giảm các triệu chứng ợ nóng, đau bụng và khó tiêu vì tình trạng dư thừa axit trong dạ dày. Một số loại thuốc thường được sử dụng có thể kể đến như Magnesia, Amphojel, Mylanta, Pepto-Bismol,... Mỗi trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ lên đơn thuốc phù hợp. 

Đối với những loại thuốc có dạng viên, trước khi nuốt, người bệnh nên nhai kỹ để thuốc có tác dụng giảm đau nhanh. Nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu lạm dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số vấn đề như táo bón, tiêu chảy,... 

- Thuốc ức chế thụ thể H2

Một số loại thuốc thường được sử dụng trong nhóm này là ranitidine (Zantac), famotidine (Pepcid, Pepcid AC),...Nhóm thuốc này cũng có tác dụng kiểm soát tình trạng dư thừa axit trong dạ dày. Dù không có tác dụng nhanh chóng như loại thuốc kháng axit nhưng loại thuốc này lại có tác dụng lâu hơn. 

Loại thuốc này thường được chỉ định trong các trường hợp bị đau do viêm loét dạ dày hoặc viêm loét dạ dày-tá tràng. Đồng thời, thuốc cũng có tác dụng với các trường hợp bị buồn nôn, ợ nóng hay khó nuốt.

Nhóm thuốc này có thể kết hợp với thuốc kháng axit để có được hiệu quả giảm đau tốt nhất. Nên dùng trước bữa ăn để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi dùng thuốc như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, đau đầu.

3. Một số lưu ý về chế độ ăn uống dành cho người bị đau dạ dày

- Ăn uống đúng giờ: Nếu bị đói quá, tình trạng co bóp dạ dày liên tục sẽ khiến bạn đau hơn. Ngược lại, ăn quá no sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày, dẫn tới tình trạng tiết nhiều axit khiến mức độ viêm loét càng thêm nghiêm trọng. 

Nên ăn chậm và chia thành nhiều bữa

Nên ăn chậm và chia thành nhiều bữa

- Chia nhiều bữa để góp phần trung hòa axit trong dạ dày. Tuy nhiên cần lưu ý không nên ăn vào ban đêm. 

- Hạn chế ăn các thực phẩm chiên rán. Tốt nhất nên chế biến thực phẩm bằng các cách luộc, hấp. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tránh đồ ăn tái sống, đồ đông lạnh hay một số chất kích thích.

- Nên thực hiện ăn chậm, nhai kỹ: Người bệnh không nên ăn cơm chan canh mà nên ăn cơm riêng và nhai kỹ. Việc nhai kỹ sẽ giúp tăng cường bài tiết nước bọt khiến giảm thời gian lưu thức ăn trong dạ dày, từ đó giảm gánh nặng trong dạ dày và đồng thời giúp cho việc tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. 

Nội soi để chẩn đoán chính xác những tổn thương ở dạ dày

Nội soi để chẩn đoán chính xác những tổn thương ở dạ dày

- Lưu ý về thời điểm uống nước: Nên uống nước vào buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy và trước bữa ăn khoảng 1 tiếng. Không nên uống nước sau bữa ăn để tránh gây loãng dịch vị và khiến cho tình trạng đau dạ dày thêm nghiêm trọng. 

Để được tư vấn thêm về các loại thuốc giảm đau dạ dày và các phương pháp điều trị căn bệnh này hoặc có nhu cầu thăm khám bệnh, mời bạn liên hệ tới tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Quá trình tiêu hóa ở ruột non và cấu tạo cơ quan này

Quá trình tiêu hóa ở ruột non diễn ra rất trình tự, bài bản và đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn, phát triển của cơ thể con người. Có thể nói ruột non và các bộ phận khác trong hệ tiêu hóa được thiết kế rất tỉ mỉ và cơ quan nào cũng có nhiệm vụ của riêng mình. Vậy bạn biết gì về ruột non? Hãy để MEDLATEC đồng hành cùng bạn trong chuyến “tham quan nhà máy tiêu hóa” của cơ thể chúng ta trong bài viết dưới đây nhé!
Ngày 16/06/2023

Bỏ túi ngay các loại thuốc chống co thắt dạ dày hiệu quả

Thuốc chống co thắt dạ dày thường được chỉ định trong những trường hợp bị co thắt dạ dày. Loại thuốc này có hiệu quả điều trị cao, ít mang lại tác dụng phụ và để cải thiện được triệu chứng co thắt dạ dày hiệu quả, người bệnh nên tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ chuyên khoa.
Ngày 16/06/2023

Đặc điểm - chức năng và cấu tạo dạ dày con người

Dạ dày còn được gọi là bao tử có vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy tiêu hóa của con người. Đây là bộ phận phình to nhất của ống tiêu hóa có cấu tạo đặc biệt với 2 nhiệm vụ chính bao gồm nghiền nát thức ăn, chuyển hóa thức ăn bằng cách tiết ra enzyme tiêu hóa trong dịch vị. Để giúp bạn hình dung rõ hơn về các đặc điểm cấu tạo, chức năng của dạ dày, MEDLATEC sẽ giới thiệu sơ lược về cơ quan này trong bài viết sau.
Ngày 16/06/2023

Hậu môn bình thường có cấu tạo như thế nào?

Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng hậu môn bình thường sẽ có cấu tạo như thế nào chưa? Đây cũng là một trong những cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa của con người, nó đảm nhiệm chức năng đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Vậy để tìm hiểu thêm về cơ quan này, MEDLATEC sẽ cung cấp cho bạn những thông tin trong bài viết sau.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp