Dây thanh quản bị liệt không chỉ ảnh hưởng tới khả năng nói mà còn là tín hiệu thông báo một số tổn thương nghiêm trọng bạn đang gặp phải. Chính vì thế việc điều trị và theo dõi luôn được ưu tiên. Vậy những kỹ thuật nào được áp dụng trong quá trình chẩn đoán liệt dây thanh?
29/07/2021 | Cẩm nang giúp bạn biết tuốt về bệnh ung thư thanh quản 20/05/2021 | Trẻ bị mềm sụn thanh quản là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu và cách xử lý 29/12/2020 | Khó thở thanh quản là bệnh gì? Làm sao để nhận biết? 30/10/2020 | Những câu hỏi thường gặp về bệnh polyp dây thanh
1. Tìm hiểu về hiện tượng liệt dây thanh
Chắc hẳn mọi người đều biết dây thanh quản giữ vai trò vô cùng quan trọng, nhiệm vụ chính của thanh quản đó là giúp chúng ta phát âm, nói dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, thanh quản cũng tham gia vào quá trình bảo vệ đường thở, khi phát hiện nước hoặc thức ăn tấn công tới khí quản, dây thanh quản sẽ lập tức ngăn chặn quá trình này diễn ra.
Liệt dây thanh là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại
Hiện nay, nhiều trường hợp bệnh nhân được ghi nhận mắc bệnh liệt dây thanh, đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng mà chúng ta không thể chủ quan. Lúc này, xung thần kinh truyền tới thanh quản chịu nhiều gián đoạn. Đó là nguyên nhân vì sao người bệnh gặp khó khăn trong giao tiếp hàng ngày. Thậm chí, nhiều bạn cảm thấy khó khăn khi thở, thường xuyên bị ho, hắt hơi. Đây là cơ hội để tình trạng nhiễm trùng xảy ra, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bệnh nhân.
Trên thực tế, chúng ta chưa thực sự quan tâm điều trị bệnh bởi vì không nắm rõ được triệu chứng cũng như các hậu quả khó lường về sau. Nếu phát hiện một trong những dấu hiệu dưới đây, mọi người nên chủ động theo dõi và đi kiểm tra sức khỏe sớm nhé.
Đa phần bệnh nhân sẽ bị mất tiếng, giọng nói thay đổi, khó nghe hơn, tiếng nói nhỏ hơn. Đây là một trong những tín hiệu đặc trưng nhất khi dây thanh quản bị liệt. Sau khoảng vài ngày, bệnh nhân có thể giao tiếp bình thường, không còn gặp khó khăn như trước. Bởi vì các dây thanh quản khác bắt đầu hoạt động thay thế chỗ của thanh quản bị liệt, không hoạt động được. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan mà bỏ qua việc điều trị liệt dây thanh trong những trường hợp như vậy.
Đồng thời, người bệnh phải đối mặt với tình trạng khó thở, thường xuyên thở khò khè, đặc biệt khi vận động quá sức hoặc nói nhiều thì bệnh nhân hay bị hụt hơi. Mỗi khi ăn uống, nuốt nước bọt, chúng ta cũng cảm thấy khó chịu, cổ họng rát,… Hiện tượng này xảy ra do dây thanh bị liệt, khả năng bảo vệ đường thở suy giảm đáng kể.
Bệnh nhân phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu
2. Đối tượng nào có nguy cơ liệt dây thanh?
Như vậy liệt dây thanh không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân mà còn đe dọa tình hình sức khỏe. Nhiều bạn tỏ ra lo lắng không biết đối tượng nào có nguy cơ liệt ở dây thanh quản. Dựa vào thông tin này, họ có thể chủ động chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh sớm.
Trên thực tế, dây thanh quản bị liệt thường chịu ảnh hưởng từ những tổn thương não bộ, tác động tới các dây thần kinh trong cơ thể. Cụ thể, những bệnh nhân mới đột quỵ nên cẩn trọng, họ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tương đối cao. Các bác sĩ cho biết, khi não bộ không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, quá trình truyền tín hiệu từ não bộ tới dây thần kinh gặp gián đoạn, đặc biệt là dây thanh quản. Đó là lý do vì sao phần lớn bệnh nhân đột quỵ phải đối mặt với tình trạng liệt dây thanh.
Bệnh nhân đột quỵ dễ bị liệt dây thần kinh thanh quản
Bên cạnh đó, một số chấn thương cổ hoặc ngực cũng làm gia tăng nguy cơ dây thanh quản bị liệt. Nếu bạn chuẩn bị phẫu thuật cổ họng hoặc tuyến giáp thì hãy tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn cơ sở y tế uy tín, có kinh nghiệm điều trị để ngăn ngừa những chấn thương không đang có xảy ra trong quá trình phẫu thuật, điều trị. Hiện tượng dây thanh quản liệt cũng có thể chịu ảnh hưởng từ các khối u ở khu vực này. Người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân gây liệt dây thần kinh thanh quản và điều trị theo phác đồ phù hợp nhất.
3. Một số kỹ thuật hiện đại áp dụng trong chẩn đoán liệt dây thanh
Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại, nhiều công nghệ, kỹ thuật mới được áp dụng để chẩn đoán nhanh và chính xác tình trạng liệt dây thanh. Nhờ vậy, người bệnh có cơ hội phát hiện và điều trị bệnh sớm, kiểm soát các triệu chứng như: mất giọng, khó thở,…
Sau khi kiểm tra lâm sàng, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân đi nội soi để kiểm tra chuyên sâu hơn tình trạng dây thanh quản hiện tại. Khi nội soi, một ống dài chuyên dụng có gắn camera sẽ được đưa sâu vào họng của bệnh nhân, thiết bị này cho thấy hình ảnh rõ nét của dây thanh quản. Đây là cơ sở để bác sĩ theo dõi, đánh giá tình hình tổn thương dây thần kinh thanh quản và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.
Kỹ thuật nội soi được áp dụng trong chẩn đoán bệnh
Kỹ thuật điện cơ thanh quản đã và đang được áp dụng trong chẩn đoán bệnh liệt dây thanh. Hiểu đơn giản, khi thực hiện kỹ thuật này bác sĩ sẽ nắm được não bộ có truyền tín hiệu tới dây thanh quản hay không? Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo thêm một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: chụp CT hoặc chụp MRI. Từ đó, chúng ta sẽ nắm được nguyên nhân khiến dây thần kinh thanh quản bị tê liệt, đây là thông tin cực kỳ quan trọng, giúp ích cho việc điều trị, cải thiện tình trạng sức khỏe.
4. Điều trị liệt dây thanh ở đâu tốt nhất?
Điều trị tình trạng liệt dây thanh quản là vô cùng cần thiết để cải thiện khả năng giao tiếp, đồng thời tăng khả năng bảo vệ đường thở. Mọi người có thể tham khảo dịch vụ chăm sóc, điều trị của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với 26 năm kinh nghiệm hoạt động cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn vững vàng, bệnh nhân sẽ được thăm khám và điều trị theo quy trình hiện đại và hiệu quả nhất.
Đặc biệt, bệnh viện trang bị đầy đủ hệ thống máy móc hiện đại phục vụ điều trị. Chúng tôi hiện sở hữu một Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, đồng thời Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế đầu tiên nhận chứng chỉ CAP do Hội bệnh học Hoa Kỳ cung cấp. Điều đó chứng tỏ chất lượng dịch vụ xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn được đánh giá cao, đảm bảo độ chính xác.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có kinh nghiệm điều trị liệt dây thanh
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp mọi người hiểu về tình trạng liệt dây thanh và các kỹ thuật hỗ trợ chẩn đoán bệnh. Nếu có nhu cầu thăm khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh chóng.