Móng tay màu trắng cảnh báo bệnh gì? | Medlatec

Móng tay màu trắng cảnh báo bệnh gì?

Móng tay màu trắng (chính là những chấm hay đốm màu trắng) là vấn đề khá phổ biến. Biểu hiện này thường không đáng lo ngại nhưng chúng ta cũng không nên chủ quan. Nếu những đốm trắng trên tay, có kèm theo một số biểu hiện bất thường thì rất có thể bạn đang gặp phải một bệnh lý nào đó.


23/02/2023 | Nứt móng tay chân - dấu hiệu cảnh báo bệnh nấm móng
03/01/2023 | Chăm sóc móng tay cho nam tại nhà cần lưu ý những gì?
22/12/2022 | Móng tay bị lõm là gì, làm sao để khắc phục?
07/10/2022 | Bị lật móng tay vì những lý do nào và một số hướng dẫn xử trí hiệu quả

1. Móng tay màu trắng là như thế nào?

Keratin là thành phần chủ yếu của móng tay và trong tóc và da cũng có chứa thành phần này. Thông thường, móng tay sẽ dài rất nhanh và có màu hồng nhạt, bóng chắc. Tình trạng móng tay màu trắng hay chính là chứng leukonychia rất thường gặp và đa số không phải là vấn đề nguy hiểm. Những đốm trắng trên móng tay có thể là một phần hoặc hoàn toàn. Cụ thể là:

- Đốm trắng hoàn toàn: Là hiện tượng toàn bộ móng tay có màu trắng. Phần lớn những trường hợp này là do di truyền. 

Nhiều nguyên nhân khiến móng tay có đốm trắng

Nhiều nguyên nhân khiến móng tay có đốm trắng

- Đốm trắng một phần:

+ Đốm trắng dạng vân kẻ: Trên móng tay có những đường sọc ngang hoặc dọc màu trắng. 

+ Đốm trắng dạng quả trứng: Thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây là những đốm trắng nhỏ, có hình dạng giống quả trứng. 

2. Móng tay màu trắng cảnh báo những bệnh gì?

Móng tay màu trắng thông thường không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe như sau: 

- Thiếu hụt vitamin và khoáng chất: Vitamin và khoáng chất là những yếu tố rất quan trọng đối với da, tóc và móng tay. Nếu bị thiếu hụt những chất thiết yếu này, đặc biệt là vitamin, canxi và kẽm, trên móng tay của bạn có thể xuất hiện những đốm màu trắng. 

- Trong một số trường hợp, tình trạng xuất hiện những đốm trắng trên móng tay còn là do các bệnh lý về gan thận gây ra. 

Móng tay có màu trắng có thể do bệnh gan, thận

Móng tay có màu trắng có thể do bệnh gan, thận

- Do các bệnh về phổi: Khi phổi bị tổn thương, hoạt động kém khiến nồng độ oxy trong máu thấp và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của móng. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra những đốm trắng trên móng. Khi móng càng dài thì những đốm trắng này càng to dần, đồng thời móng yếu và dễ bị gãy. 

- Trong một số trường hợp khác, móng tay màu trắng không phải do bệnh lý, cũng không phải do tình trạng thiếu dưỡng chất gây ra mà có thể là do cắt móng tay, do chấn thương nhẹ hoặc tình trạng nhiễm khuẩn. 

3. Móng tay màu trắng phải làm gì để cải thiện?

- Để khắc phục tình trạng móng tay màu trắng, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau: 

+ Nếu do chấn thương nhẹ, móng tay sẽ tự hồi phục sau một thời gian. 

+ Nếu nguyên nhân là do thiếu dinh dưỡng hoặc do bệnh lý: Cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và cần điều trị triệt để bệnh lý. Tốt nhất nên đi khám để bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp nhất. 

- Cách phòng ngừa tình trạng móng tay màu trắng: 

+ Không nên cắt móng quá sâu, nhất là phần khóe. Nên chờ cho đến khi móng tay dài mới cắt bỏ phần móng có đốm màu trắng. 

+ Khi lao động, nên dùng đồ bảo hộ hay đeo găng tay để bảo vệ da. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với những trường hợp thường xuyên phải làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất, dễ xảy ra va đập gây chấn thương móng. 

Bổ sung vitamin C đầy đủ để phòng tránh xuất hiện đốm trắng trên móng tay

Bổ sung vitamin C đầy đủ để phòng tránh xuất hiện đốm trắng trên móng tay

- Nên duy trì một chế độ ăn cân bằng dưỡng chất, đa dạng thực phẩm. Trong đó, cần chú trọng bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi, protein, natri, kali và vitamin C,.... Những loại vitamin và khoáng chất này không chỉ giúp cho móng tay của bạn chắc khỏe mà còn có thể tăng cường sức khỏe cơ thể, giúp bạn luôn tràn đầy năng lượng. 

- Một số người thường dùng sơn móng tay để che đi phần tay có đốm trắng. Tuy nhiên, đây là điều không nên vì những loại hóa chất có trong móng tay sẽ khiến nhưng tổn thương ở móng ngày càng nghiêm trọng hơn. Nếu bạn lo lắng, cách tốt nhất là hãy đi khám để được bác sĩ chẩn đoán về tình trạng sức khỏe của mình và tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp. 

4. Một số biểu hiện bất thường khác ở móng tay

Ngoài những đốm trắng, móng tay cũng có thể xuất hiện một số bất thường khác có thể cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe. Có thể kể đến như: 

- Móng tay nhợt nhạt: Có thể do tình trạng lão hóa hoặc do một số bệnh lý. 

- Móng tay vàng: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó phổ biến nhất là tình trạng nấm móng, hút nhiều thuốc lá, do bệnh vảy nến, bệnh tiểu đường hay các bệnh tuyến giáp. Ngoài ra, đây còn có thể là biểu hiện của tình trạng viêm phổi hay phù bạch huyết. 

Móng tay màu vàng

Móng tay màu vàng

- Móng tay màu xanh: Có thể do tình trạng thiếu sắc tố ở lớp da dưới móng hoặc do:

+ Ngộ độc bạc.

+ Do một số loại thuốc. 

+ Do làm việc trong môi trường có nhiều kim loại, chất tẩy rửa,...

+ Nhiễm HIV/AIDS: Tình trạng nhiễm trùng hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng virus có thể dẫn đến móng tay người bệnh chuyển màu xanh. 

- Móng tay gợn sóng: Có thể là do một số bệnh lý gây ra như vảy nến, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc,...

- Tách hoặc nứt móng tay: Có thể gặp ở người cao tuổi, người suy dinh dưỡng, người đang điều trị bệnh,... 

- Viêm da quanh móng: Tình trạng viêm có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Đây là tình trạng nhiễm trùng xảy ra khi vi khuẩn, nấm hoặc virus tấn công vùng da quanh móng. Nguyên nhân có thể là do thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất, mắc bệnh tiểu đường, hay những trường hợp đang điều trị HIV/AIDS. 

- Đường tối màu dưới móng tay: Đây thường không phải là vấn đề nghiêm trọng nhưng với một số trường hợp cần kiểm tra, thăm khám để loại trừ bệnh ung thư da.

Có thể nói rằng, sự thay đổi bất thường trên móng tay cũng chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về sức khỏe. Do đó, bạn cũng không nên chủ quan, hãy đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn. 

Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch khám sớm, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Cần làm gì khi bị bỏng nước sôi?

Bỏng nước sôi không hiếm gặp trong đời sống hàng ngày. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy cần phải xử lý khi bị bỏng nước sôi như thế nào, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Ngày 23/06/2023

Cách trị mụn nhọt hiệu quả và dễ thực hiện

Mụn có thể xuất hiện tại nhiều vùng da trên cơ thể, đặc biệt là trên da mặt khiến bạn cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mụn và gợi ý về cách trị mụn nhọt hiệu quả, đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà.
Ngày 23/06/2023

Cách cải thiện mề đay mạn tính

Nổi mề đay là tình trạng thường gặp, thông thường sẽ biến mất trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu nổi mề đay trong thời gian dài thì khả năng cao là mề đay mạn tính. Tình trạng này khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm thế nào để cải thiện, hãy cùng MEDLATEC tham khảo bài viết sau.
Ngày 23/06/2023

Móng tay có sọc dọc cảnh báo điều gì?

Một dấu hiệu bất thường mà nhiều người gặp phải là móng tay có sọc dọc. Mặc dù đây chỉ là một biểu hiện nhỏ nhưng bạn không nên lơ là, bởi nó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề sức khỏe. Vậy cụ thể tình trạng này cho thấy điều gì, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết sau.
Ngày 23/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp