Mối nguy hại khó lường từ viêm khớp dạng thấp | Medlatec

Mối nguy hại khó lường từ viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp (tên đông y là phong thấp) là bệnh lý phổ biến ở nhiều quốc gia khác nhau, trong đó bao gồm cả Việt Nam. Vậy căn bệnh này ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe? Bài viết sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn và cung cấp một số kiến thức bổ ích liên quan.


23/09/2020 | Bệnh viêm khớp dạng thấp: dấu hiệu và các biến chứng nguy hiểm
16/04/2020 | Vai trò của xét nghiệm Anti CCP đối với viêm khớp dạng thấp

1. Viêm khớp dạng thấp là gì - tổng quan về tình trạng

Viêm khớp dạng thấp thuộc loại bệnh tự miễn. Đây là quá trình viêm thoái hóa mãn tính ở nhiều khớp nhỏ, xa gốc chi mà vị trí tổn thương cơ bản bắt đầu từ bao hoạt dịch của khớp. Hậu quả là tình trạng đau và các khớp mất dần khả năng vận động. Bệnh có tính chất mạn tính do quá trình miễn dịch - viêm kéo dài liên tục.

Theo thống kê tại Việt Nam, tổng số ca chiếm khoảng 0,5% dân số cả nước, 20% các ca về xương khớp. Bệnh thường gặp ở nữ giới hơn nam giới (tổng ca mắc ở nữ gấp 3 lần nam) vào lứa tuổi trung niên trở lên (khoảng từ 30 - 50 tuổi).

Bệnh thường ảnh hưởng xấu đến chức năng vận động

Bệnh thường ảnh hưởng xấu đến chức năng vận động

2. Các triệu chứng thường gặp

Những tổn thương tại khớp

  • Vị trí: ở giai đoạn sớm, các dấu hiệu xuất hiện ở đầu chi, trội và ở xa gốc chi.

+ Chi trên: khuỷu tay, cổ tay, bàn/ngón tay, ngón gần nhất là ngón trỏ và ngón giữa (ngón số 2, số 3).

+ Chi dưới: khớp gối, cổ/bàn chân và khớp bàn ngón chân.

  • Đặc điểm các tổn thương: sưng đỏ, cảm giác nóng và đau, bệnh nhân bị hạn chế rất nhiều trong việc vận động.

  • Tính chất đau: có cảm giác lan ra hai phía và đối xứng mỗi bên.

  • Thời gian: đau nhiều nhất vào khoảng thời gian từ đêm đến gần sáng. Buổi sáng sẽ có hiện tượng cứng khớp, thường kéo dài tối thiểu 1 giờ.

  • Ngón tay: các ngón có hình thoi, đặc biệt nhất là ngón giữa và ngón trỏ.

  • Biến dạng khớp: dấu hiệu thường xuất hiện ở trường hợp bệnh đã tiến triển nghiêm trọng, bàn tay trông như lưng lạc đà, bàn tay “gió thổi”,…

Bàn tay của bệnh nhân dần trở nên biến dạng

Bàn tay của bệnh nhân dần trở nên biến dạng 

Những tổn thương khác

  • Triệu chứng toàn thân: sốt nhẹ, xanh xao, chán ăn, mất ngủ, có thể dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật.

  • Hạt dưới da: nổi gồ lên khỏi mặt da, rắn chắc, không đau, chu vi khoảng từ 0,5 - 2cm, hay gặp ở phía trên xương trụ và xương chày gần khớp khuỷu và gần khớp gối.

  • Da: khô, teo, phù một đoạn chi, hồng ban ở lòng bàn chân, bàn tay (hay còn được gọi là bàn tay hồng son).

  • Teo cơ: xuất hiện rõ rệt ở vùng cơ quanh khớp bị viêm, viêm còn ảnh hưởng đến gân cơ lân cận (viêm gân).

  • Nội tạng: tương đối hiếm gặp

+ Tim: các tổn thương thường phát triển kín đáo (viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim,…)

+ Xương: mất vôi, loãng xương, dễ gãy ngay cả khi không bị tác động mạnh.

+ Một số dấu hiệu khác: viêm giác mạc, viêm mống mắt, thiếu máu nhược sắc,…

Một số biến chứng nặng nề có thể xảy ra trên bệnh nhân như sau:

  • Mất khả năng vận động, gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt cũng như công việc, cần phải có thời gian dài để điều trị phục hồi. Ở trường hợp nặng người bệnh có thể bị tàn phế hoặc bại liệt.

  • Các nguy cơ về tim mạch (suy tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch,…) tăng cao.

  • Ảnh hưởng các dây thần kinh ngoại biên (tê cứng, đau mỏi chân tay,...).

Các chức năng vận động cần phải được điều trị phục hồi trong thời gian dài

Các chức năng vận động cần phải được điều trị phục hồi trong thời gian dài

3. Bệnh xuất hiện bởi các tác nhân nào?

Đa số các bệnh nhân mắc phải đều không rõ nguyên nhân. Tuy vậy, bạn vẫn nên lưu ý những yếu tố như sau:

  • Các trường hợp vừa mới phục hồi sau chấn thương, phẫu thuật, chấn thương tâm lý hay cảm lạnh,…

  • Từng mắc bệnh nhiễm trùng (nhiễm trùng phổi, máu,…), nội tiết tố thay đổi (tuổi mãn kinh).

  • Virus: Epstein Barr là virus được cho là có nhiều khả năng tác động trực tiếp đến bệnh viêm khớp dạng thấp.

  • Cơ địa: giới tính nữ, tuổi cao, yếu tố kháng nguyên HLA - DR4 kết hợp với kháng thể có sẵn tạo điều kiện sinh ra các chất làm phá hủy các lớp mô, gây viêm khớp (kinin, lymphokin, prostaglandin, yếu tố Hageman).

4. Một số lời khuyên giúp bạn ngăn ngừa bệnh hiệu quả

Duy trì các thói quen lành mạnh

Những giấc ngủ ngon, chất lượng hằng ngày sẽ giúp bạn nâng cao thể trạng và hiệu quả công việc. Đồng thời, hãy từ bỏ thói quen hút thuốc lá nếu bạn đang sử dụng chúng, đảm bảo xương khớp của bạn luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, một tinh thần lạc quan, tích cực cũng giúp chất lượng cuộc sống được cải thiện nhiều hơn.

Chú trọng vấn đề dinh dưỡng

Số cân nặng càng lớn sẽ tỉ lệ thuận với áp lực và tác động lên các xương khớp. Vì vậy, bạn cần biết các kiểm soát mức cân nặng hợp lý, vừa duy trì được một vóc dáng thon gọn, mang tính thẩm mỹ, vừa giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh. 

Ngoài một số biện pháp như tăng cường rau xanh và trái cây trong bữa ăn, hạn chế bia rượu tối đa, giảm hấp thu muối và chất béo, bạn cũng nên bổ sung thêm cho thực đơn của mình các loại thực phẩm sau:

  • Trái cây giàu vitamin: chuốt, ớt chuông, dâu tây, cà chua, nho, quả mâm xôi,…

  • Rau xanh: bắp cải, rau bina, diếp cá, ngò tây, súp lơ,…

  • Thực phẩm ít béo: thịt nạc, ức gà, cá, sữa ít béo,… 

  • Protein: cá hồi, cá ngừ, các trích, thịt ức gà,… 

  • Các loại hạt, ngũ cốc: đậu xanh, vừng, lạc, đậu nành, hạnh nhân, hạt điều,…

Đặc biệt, bạn cần chú ý hạn chế những thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu chất béo: thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ (xúc xích, khoai tây chiên,…), các thực phẩm chế biến, đóng gói sẵn (cá hộp, thịt nguội,…).

  • Đồ ngọt: bạn cần chú ý không nên hấp thụ quá nhiều lượng đường, nhất là thực phẩm từ bánh kẹo, các loại mứt ngọt,…

  • Muối: các thực phẩm muối chua, lên men (dưa muối, cà muối,…) hải sản phơi khô (cá, mực khô,…).

  • Rượu bia: chỉ nên sử dụng rượu bia với nồng độ cồn thấp hơn 330ml/ngày (tương đương một lon bia hoặc một ly rượu mạnh).

Cân bằng dinh dưỡng phù hợp với thể trạng giúp bảo vệ cơ thể toàn diện

Cân bằng dinh dưỡng phù hợp với thể trạng giúp bảo vệ cơ thể toàn diện

Thường xuyên vận động

Duy trì một chế độ vận động đều đặn, phù hợp với thể chất sẽ giúp nâng cao sức khỏe và phòng tránh các loại bệnh tật, nhưng hãy nhớ không nên vận động quá sức. Hạn chế việc giữ yên một tư thế quá lâu như nằm, ngồi, đứng,… Nếu vì tính chất đặc thù của công việc, bạn cần phải thường xuyên thư giãn các xương khớp của mình sau từ 1 - 2 giờ, giúp ngăn ngừa tình trạng ứ đọng tuần hoàn, tê cứng chân tay, để cơ thể được thoải mái hơn.

Những thông tin được chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp các bạn đã nắm được viêm khớp dạng thấp là gì. Có thể thấy, viêm khớp dạng thấp là căn bệnh khó có thể phục hồi hoàn toàn nếu được phát hiện ở giai đoạn muộn. Vì vậy, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám sức khỏe định kỳ, thường xuyên, giúp phòng ngừa và can thiệp kịp thời nếu gặp bất thường về sức khỏe.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đau cơ uống thuốc gì để giảm thiểu triệu chứng?

Đau cơ với nhiều mức độ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này tuy không gây ảnh hưởng quá nặng nề đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Thậm chí còn có những trường hợp bị đau cơ vượt ngoài khả năng chịu đựng của bệnh nhân thì cần phải khắc phục bằng thuốc. Vậy đau cơ uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin dưới đây.
Ngày 09/06/2023

Loãng xương uống thuốc gì? Những lưu ý khi dùng thuốc loãng xương

Loãng xương là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở những người trong độ tuổi trưởng thành, trung niên và phổ biến ở người cao tuổi. Để hạn chế tình trạng này thì thuốc điều trị loãng xương chính là mối quan tâm chung của nhiều người bệnh. Vậy bị loãng xương uống thuốc gì để cải thiện bệnh hiệu quả? Điều này sẽ được bật mí qua những thông tin dưới đây!
Ngày 05/06/2023

Cột sống lưng và một số bệnh lý thường gặp

Cột sống lưng hay xương cột sống có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người. Những thông tin về giải phẫu xương cột sống cũng như chủ động tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp trên bộ phận này là một cách hữu hiệu để phòng ngừa và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. 
Ngày 16/05/2023

Thuốc giảm đau xương khớp có mấy loại?

Thuốc giảm đau xương khớp được ứng dụng phổ biến trong việc kiểm soát các cơn đau và cải thiện các bệnh lý về xương khớp. Có nhiều nhóm thuốc giảm đau xương khớp và mỗi nhóm lại có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nếu không dùng các thuốc này đúng cách và sai liều, rất có thể chúng sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ngày 12/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp