Mỗi người mẹ khi biết mình mang thai đều rất mong đợi nghe được tiếng nhịp đập (nhịp tim) đầu tiên của con mình. Tim thai như là một dấu hiệu thông báo cho bố mẹ biết rằng con vẫn đang phát triển bình thường và dần dần lớn lên. Để biết được mấy tuần có tim thai thì mời mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
14/08/2021 | Các mốc sàng lọc trước sinh mẹ bầu nên biết 24/06/2021 | Siêu âm tim thai là gì? Vì sao cần siêu âm tầm soát tim thai? 28/04/2021 | Là mẹ bầu nhất định phải nhớ các mốc khám thai quan trọng
1. Mấy tuần có tim thai để chứng tỏ thai đang phát triển bình thường
Vào tuần thứ 6 hay thứ 7 của thai kỳ, nhờ vào kỹ thuật siêu âm, mẹ có thể nghe được tiếng nhịp đập tim của con. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp vào tuần thứ 8 mới có thể nghe được tim thai.
Thai kỳ trong giai đoạn đầu, tim của thai nhi sẽ phát triển theo dạng phân chia, hình xoắn và hình ống. Cuối cùng, phát triển hoàn chỉnh với tim có 4 ngăn và 4 van tim. Van tim có vai trò quan trọng giúp đóng mở ngăn trở dòng máu chạy ngược bên trong tim, và đảm bảo dòng máu chảy theo một chiều đi nuôi cơ thể. Bắt đầu tuần thứ 20, nhịp tim sẽ bắt đầu đập mạnh mẽ hơn. Lúc này, ba mẹ có thể nghe tiếng tim thai của con thông qua ống nghe bình thường mà không cần siêu âm thai. Nhịp tim đập mạnh, to, rõ ràng chứng tỏ em bé đang phát triển bình thường khỏe mạnh nên bố mẹ đừng quá lo lắng nha.
Tim thai của con thông báo với ba mẹ rằng con đang ngày càng phát triển
2. Những điều mẹ cần lưu ý khi thai nhi đã xuất hiện tiếng tim thai
Các mẹ bầu biết mấy tuần có tim thai sẽ giúp mẹ chủ động trong kế hoạch chăm sóc bản thân thích hợp để góp phần giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Thai nhi sẽ tiếp tục phát triển và có nhiều chuyển biến trong hơn 9 tháng thai kỳ của mẹ. Do đó, sẽ có nhiều yếu tố ngoài ý muốn mà mẹ không thể kiểm soát được ảnh hưởng đến con. Dưới đây sẽ là một số gợi ý các mẹ có thể tham khảo để giúp bé có một trái tim khỏe mạnh:
-
Nếu mẹ có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường type 2 hay mắc tiểu đường trong thai kỳ. Cần được theo dõi, kiểm tra nồng độ glucose trong máu thường xuyên và trong suốt thai kỳ. Vì tiểu đường ảnh hưởng rất lớn đến thai có thể vô tình làm mất tim thai (thai lưu).
-
Bổ sung thêm acid folic, trong và trước thai kỳ giúp mẹ có thể ngăn ngừa được căn bệnh tim bẩm sinh có thể xảy ra với con.
-
Tuyệt đối không được sử dụng các sản phẩm có chứa chất kích thích như rượu, bia,… chúng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai.
-
Nếu mẹ bầu muốn sử dụng bất kì loại thuốc nào phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, cũng như tham khảo qua ý kiến của bác sĩ đến tránh những tác dụng phụ không mong muốn mà thuốc có thể gây ra.
-
Còn một điều đặc biệt lưu ý là mẹ bầu không được hút thuốc, theo các nghiên cứu hút thuốc trong kỳ tam cá nguyệt đầu (3 tháng đầu của thai kỳ) có tỷ lệ khoảng 2% sẽ gặp khuyết tật tim.
Hút thuốc trong thai kỳ là điều mà mẹ bầu tuyệt đối không nên làm
3. Tim thai được hình thành như thế nào?
Sau khi trứng được thụ tinh tại 1/3 phía trên của ống dẫn trứng, hợp tử sẽ di chuyển xuống tử cung để làm tổ. Hợp tử sẽ tự phân chia thành nhiều tế bào bên trong, khoảng 5 ngày sẽ phát triển thành phôi bào. Lúc này phôi sẽ giải phóng hoạt chất HCG vào nước tiểu của mẹ, vì thế khi mẹ sử dụng que thử thai sẽ cho ra kết quả có thai. Hoạt chất này chỉ xuất hiện khi người mẹ đang mang thai.
Ở giai đoạn phôi, tim được hình thành có nguồn gốc từ trung mô mạc. Sau 3 tuần, ống tim nguyên thủy bắt đầu hoạt động. Sau đó ống tim này tiếp tục phát triển và uốn cong, các vách ngăn phát triển phân chia thành 4 ngăn tim và có 2 đường đi ra và đi vào tim. Khi thai ở 8 tuần tuổi thì tim căn bản đã hoàn thiện.
Thai nhi ở tuần thứ 6 thì có thể bắt được tín hiệu doppler quang phổ, màu của máu và các động mạch lớn đều có thể quan sát được. Nhờ vào sự phát triển của thai, chỉ có thể xác định thai nhi có tim thai hay không đều phải nhờ vào siêu âm ở tuần thứ 6. Nếu các mẹ có sai sót trong việc tính kỳ kinh nguyệt, hay tuổi thai thì có thể sẽ phát hiện tim thai muộn hơn vào tuần thứ 8.
Thai ở tuần thứ 6 sẽ xuất hiện tiếng tim đập đầu tiên
4. Những nguyên nhân có thể gặp nếu không thấy được tim thai
Trong một số trường hợp nếu không thấy được tim thai hay không nghe được nhịp tim, các mẹ đừng nên quá lo sợ mà hãy nghe ý kiến của bác sĩ và hướng giải quyết. Còn trong trường hợp thai nhi phát triển tốt khỏe mạnh thì sẽ nghe được nhịp đập rất rõ ràng. Nhưng nếu thai nhi đã lớn tuổi mà không nghe được tim thai thì dưới đây là một số nguyên nhân có thể xảy ra:
Theo số liệu thống kê thì khoảng 50% trường hợp sảy thai xảy ra là có nguyên nhân liên đến nhiễm sắc thể hay sự phân chia bất thường của tế bào. Ngoài ra nguy cơ sảy thai cũng tăng cao khi mẹ bầu mắc các bệnh như: đái tháo đường, rối loạn đông máu, hội chứng buồng trứng đa nang,… hay những tác động bên ngoài môi trường như chấn thương, sử dụng chất kích thích hay gián tiếp tiếp xúc với nó, stress trong cuộc sống, tiếp xúc hay làm việc trong môi trường độc hại.
Nhịp tim thai nhi bất ổn định:
Ở giai đoạn đầu, thai 6 - 7 tuần, nhịp tim thai có thể chưa ổn định, dao động từ 120 - 130 lần/phút, từ tuần 8 - 10 trong khoảng 170 - 180 lần/phút. Từ tuần thứ 12 đến lúc em bé sinh ra thì nhịp tim dao động từ 120 - 160 lần/phút.
Các thiết bị siêu âm hay ống nghe gặp sự cố:
Đây có thể là một lỗi có thể gặp và khiến mẹ bầu vô cùng hoang mang, do thiết bị mà không xác định được tim thai mà từ đó lại có những chẩn đoán sai lệch. Đặc biệt vào tuần thai thứ 6 hay thứ 8 lúc này nhịp tim chưa ổn định, do đó có thể sẽ gặp sai sót nếu thiết bị không tốt.
Hãy đến trực tiếp bệnh viện MEDLATEC khi để được hỗ trợ và tư vấn
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp trong bài viết đã giúp mẹ bầu biết được mấy tuần có tim thai và những điều cần lưu ý trong quá trình sinh hoạt thường ngày khi đã nghe được nhịp tim của con. Mẹ nên chú ý đến các mốc khám thai định kỳ để đi kiểm tra, theo dõi sự phát triển của bé yêu. Ngoài ra, nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, mẹ hãy đến ngay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các bác sĩ Sản khoa tại đây kiểm tra, chẩn đoán tình trạng, từ đó đưa ra hướng xử trí kịp thời.
Tổng đài tư vấn, giải đáp các thắc mắc liên quan đến sức khỏe, y tế của MEDLATEC: 1900 56 56 56.