Trong những tật về mắt gặp ở nhiều lứa tuổi, mắt lác là hiện tượng không hiếm. Hiện nay, lác xuất hiện ngày càng nhiều với đối tượng trẻ em, nhiều bé ngay khi sinh ra đã mắc phải tình trạng trên. Bệnh không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
28/04/2023 | Mắt lé hình thành do đâu, làm sao để cải thiện? 28/04/2023 | Chảy nước mắt sống do đâu, cách phòng ngừa 28/04/2023 | Mắt bị cộm do đâu, cách khắc phục và phòng tránh
1. Mắt lác là gì?
Là dạng bệnh lý biểu hiện ở việc hai mắt nhìn về hai hướng khác nhau, không nhìn thẳng được. Cụ thể là có một mắt sẽ nhìn thẳng phía trước, mắt còn lại có thể nhìn vào trong (lác trong), ra ngoài (lác ngoài), nhìn lên (lác trên) hoặc nhìn xuống (lác dưới).
Trẻ em, người lớn đều có thể mắc bệnh
Sở dĩ có hiện tượng này là do trong mỗi mắt vốn dĩ có 6 cơ vận nhãn ngoại lai chia thành 4 cơ thẳng và hai cơ chéo với nhiệm vụ điều chỉnh hoạt động của nhãn cầu. Chính 6 cơ vận nhãn này giúp cho mắt có thể di chuyển về các hướng khác nhau như trái, phải, lên, xuống.
Khi các cơ của mỗi mắt hoạt động bình thường thì hai mắt có thể nhìn tập trung chỉ vào một điểm. Bởi hai mắt cùng nhìn một điểm nên sẽ thu về được một hình ảnh và qua dây thần kinh thị giác, nó sẽ truyền về trung khu thần kinh thị giác, giúp chúng ta có những hình dung về sự vật.
Khi các cơ của hai mắt hoạt động không bình thường, hai mắt nhìn hai điểm khác nhau thì hình ảnh thu về cũng khác nhau. Đối với trẻ em, não bộ có khả năng loại bỏ hình ảnh mờ hoặc của mắt nhìn lệch còn người lớn không có khả năng này nên sẽ xuất hiện hiện tượng nhìn đôi.
Bệnh có thể xuất hiện ở một mắt hoặc cả hai mắt. Nếu là hai bên thì mắt nhìn lệch và nhìn thẳng có thể hoán đổi luân phiên. Các chuyên gia chia bệnh thành hai loại cơ bản:
-
Lác đồng hành (cơ năng): khi mắt lác và mắt lành di chuyển cùng hướng, thường gặp với đối tượng trẻ em.
-
Lác bất đồng hành (liệt): liệt cơ vận nhãn dẫn tới sự vận động của nhãn cầu bị hạn chế.
2. Nguyên nhân nào có thể gây ra lác mắt?
Một số nguyên nhân sau được xem là dẫn tới hiện tượng này ở mắt, gồm:
-
Tổn thương một số bộ phận như: cơ vận nhãn hay dây thần kinh thị giác, hoặc trung khu thần kinh thị giác.
-
Các bệnh về mắt như: cận, viễn nặng, đục thủy tinh thể, liệt cơ vận nhãn.
-
Bất thường có tính bẩm sinh như: dị dạng hốc mắt hoặc cơ yếu.
-
Não hoặc các dây thần kinh vận nhãn bị tổn thương do khối u, tiểu đường cũng có thể là nguyên nhân.
Qua quan sát thông thường cũng có thể nhận ra được bệnh
Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ cao có thể kể đến bao gồm:
-
Yếu tố di truyền: tức là trong gia đình có người bị bệnh.
-
Người bị down, bại não, chấn thương sọ não hoặc từng đột quỵ,...
3. Triệu chứng của bệnh
Thông thường, trong nhiều trường hợp, bệnh có thể được nhận biết thông qua việc quan sát qua gương hoặc người khác có thể nhìn mà biết bạn bị lác. Một số trường hợp lác ẩn, cần phải khám chuyên khoa để phát hiện.
Khi gặp phải trường hợp này, thường sẽ có thể xuất hiện các triệu chứng như:
-
Mắt thường xuyên bị mỏi, khó tập trung.
-
Hoạt động thiếu chính xác, hay vấp ngã, bước hụt.
-
Mắt bị lác có thể mờ hơn mắt còn lại và khi nghiêng đầu, việc nhìn sẽ dễ dàng hơn.
-
Một số người sẽ gặp hiện tượng nhìn đôi (hai hình).
4. Mắt lác có thể gây ảnh hưởng thế nào cho sức khỏe?
Về mặt thẩm mỹ, bệnh có thể khiến cho người mắc trở nên thiếu tự tin, gặp các vấn đề về tâm lý. Về sức khỏe nếu không được khắc phục, bệnh sẽ gây ảnh hưởng lâu dài cho thị lực và chất lượng cuộc sống. Khi bị lác sẽ kéo theo nguy cơ nhược thị, không thể xác định rõ hình thù, khoảng cách của các vật xung quanh. Đồng thời, không thể thực hiện các công việc đòi hỏi sự quan sát.
Đối với trẻ em, lác có thể khiến cho thị lực phát triển không đồng đều, có thể kéo theo nhiều bệnh khác về mắt.
5. Mắt lác có thể được khắc phục và phòng ngừa như thế nào?
Bởi ảnh hưởng lớn tới đời sống cũng như sức khỏe của người bệnh nên việc điều trị mắt lác cần được thực hiện sớm. Tùy mức độ, trường hợp khác nhau mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên, đề xuất phương pháp cụ thể. Trong đó, có thể kể đến như:
-
Sử dụng loại kính có tác dụng điều chỉnh cho mắt nhìn thẳng. Phương pháp này được thực hiện trong trường hợp nguyên nhân là do quy tụ điều tiết hoặc trường hợp lác có đi kèm tật về khúc xạ.
-
Luyện tập cách nhìn thẳng: với các trường hợp lác nhẹ, có thể tập liếc mắt sang hướng ngược với chiều của mắt lác hoặc dùng tay che đi mắt lành và tập dùng mắt lác để nhìn.
-
Thuốc Botulinum toxin có thể được dùng với đối tượng người lớn bị liệt cơ vận nhãn.
-
Phẫu thuật: được xem là phương pháp tối ưu cho trường hợp cơ vận nhãn mất cân bằng.
Luyện cách nhìn thẳng là một trong những phương pháp điều trị cho thể nhẹ
Để phòng ngừa bệnh, bạn có thể lưu ý một số điều sau:
-
Đối với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, nên được khám thị lực định kỳ để bác sĩ có thể kiểm tra nhằm phát hiện bất thường.
-
Những người bị chấn thương có liên quan tới vùng đầu, mắt cũng cần được kiểm tra.
-
Với những gia đình có người từng bị lác hoặc thị lực suy giảm, cần đưa trẻ em đi khám thị lực sớm và thường xuyên theo dõi những biểu hiện bất thường của mắt.
-
Những người có tật khúc xạ hoặc tổn thương não, đái tháo đường, từng đột quỵ có thể theo dõi, thăm khám thường xuyên hơn.
-
Tăng cường thức ăn có thể cung cấp nhiều vitamin A, B, C, omega 3 như: cá hồi, ớt chuông, khoai lang, cà rốt, thịt gia cầm,... để đôi mắt luôn khỏe mạnh và tinh anh.
Với những người đã mắc bệnh, đang trong thời gian điều trị, cần tuân thủ nghiêm sự chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt là nên chú trọng:
MEDLATEC là địa chỉ khám, điều trị bệnh về mắt được khách hàng tin tưởng
Khi có nhu cầu được khám, chữa các bệnh về mắt hoặc kiểm tra, điều trị mắt lác, quý khách có thể đến chuyên khoa Mắt của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với các máy móc hiện đại như: Máy chụp đáy mắt KOWA-Nhật, máy đo khúc xạ và cắt kính nhập khẩu từ Hàn Quốc, sinh hiển vi phẫu thuật mắt, sinh hiển vi khám mắt Inami,... Bệnh viện sẽ đáp ứng tốt mọi nhu cầu thăm khám của quý khách.
Quý khách hãy gọi tới số 1900 56 56 56 để được hướng dẫn chi tiết.