Mách mẹ cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng hiệu quả và an toàn | Medlatec

Mách mẹ cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng hiệu quả và an toàn

Tiêm vắc xin phòng bệnh trong những năm tháng đầu đời là cách cha mẹ giúp con mình được bảo vệ trước những bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, việc làm này cũng đồng nghĩa khiến trẻ phải đối mặt với cảm giác đau do tiêm. Vậy cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng như thế nào để an toàn và không ảnh hưởng đến tâm lý con yêu? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cùng cha mẹ vấn đề đó.


31/03/2023 | Cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng: cha mẹ nên biết để an toàn cho con
31/03/2023 | Tiêm phòng cúm: những vấn đề không nên bỏ qua trước khi chủng ngừa
27/03/2023 | Trước khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh cha mẹ nên biết

1. Các cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng an toàn và hiệu quả

1.1. Ôm con

Ngay sau khi mũi tiêm kết thúc, hãy ôm con vào lòng và vỗ về con. Đây là cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng rất hiệu quả. Khi được bố mẹ vỗ về, trẻ sẽ cảm thấy an toàn, thoải mái tinh thần và bình tĩnh hơn, nhờ đó mà trẻ sẽ tạm thời quên đi cảm giác đau mà mình vừa trải qua.

Ôm và vỗ về con là một cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng hiệu quả

Ôm và vỗ về con là một cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng hiệu quả

Đối với những trẻ lớn, cha mẹ có thể cho con ngồi lên lòng mình, hướng mặt về với cha mẹ để con nhìn thấy và có cảm giác mình đang có một chỗ dựa an toàn để yên tâm tiêm chủng.

1.2. Cho trẻ bú

Sau khi tiêm nếu trẻ được bú mẹ thì sẽ ít khóc hơn vì cảm giác đau đớn được vơi bớt. Không ít bác sĩ đã khuyên các mẹ thực hiện việc này để trấn an con. Tuy nhiên, mẹ hãy nhớ chỉ cho con bú sau tiêm chứ không bú mẹ trước tiêm vì khi trẻ khóc do đau trong lúc tiêm có thể sẽ bị nôn trớ làm cản trở đến việc tiêm phòng.

1.3. Tạo sự thoải mái về tinh thần cho con

Có không ít mũi tiêm sẽ khiến cho trẻ cảm thấy đau buốt như: vắc xin phòng viêm não mô cầu BC, vắc xin phòng thủy đậu,... Phân tán tư tưởng để tạo tinh thần thoải mái cho con cũng là cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng. Muốn làm điều này, trước khi đi tiêm cha mẹ nên đưa theo một đồ vật mà trẻ yêu thích để gây chú ý cho trẻ trong lúc tiêm. Bằng cách này, trẻ sẽ chú ý vào vật mà trẻ yêu thích hơn là để ý đến mũi tiêm. 

Trò chuyện làm phân tán sự tập trung sẽ giúp trẻ quên cảm giác đau khi tiêm phòng

Trò chuyện làm phân tán sự tập trung sẽ giúp trẻ quên cảm giác đau khi tiêm phòng

Trường hợp trẻ đã lớn một chút, cha mẹ có thể chỉ và trò chuyện với trẻ về một vài điều lý thú xung quanh khu vực tiêm hay kể cho trẻ một câu chuyện thú vị, hài hước để phân tán sự chú ý của trẻ vào mũi tiêm. 

Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều cơ sở tiêm chủng có thiết kế khu vực vui chơi cho trẻ theo dõi sau tiêm. Cha mẹ có thể đứa trẻ đến khu vực này để trẻ tham gia hoạt động vui chơi, nhờ đó mà trẻ sẽ quên đi cảm giác đau khi tiêm phòng.

1.4. Xoa da cho con

Dùng tay xoa nhẹ lên vùng da quanh khu vực trẻ vừa được tiêm cũng là cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng. Động tác massage khi được thực hiện nhẹ nhàng sẽ giúp trẻ được thư giãn, giảm cảm giác đau do tiêm.

Đã có nghiên cứu trên những người trưởng thành sau khi tiêm phòng cho thấy rằng việc xoa nhẹ vào vị trí tiêm trong khoảng 10 giây sẽ giúp tạo cảm giác bớt đau đớn hoặc ấn mạnh lên da trước khi chích ngừa cũng đạt được công dụng này. Tuy nhiên, cha mẹ hãy lưu ý không được xoa trực tiếp vào vết tiêm vì điều này có thể tạo điều kiện cho tác nhân xấu tấn công, làm nhiễm trùng vết tiêm của trẻ. 

1.5. Bình tĩnh

Tâm lý và hành vi của cha mẹ có tác động không nhỏ đến cảm xúc của trẻ. Vì thế, khi đưa con đi tiêm phòng, cha mẹ không nên để trẻ thấy tâm lý lo lắng của mình.

Nếu cha mẹ tỏ thái độ bình tĩnh, an tâm trước việc tiêm phòng trẻ cũng sẽ lây lan được trạng thái cảm xúc này; ngược lại, cha mẹ tỏ ra cuống quýt, lo lắng thì trẻ cũng dễ cảm thấy bất an nên khi tiêm phòng trẻ sẽ càng có cảm giác đau hơn.

2. Dấu hiệu nguy hiểm sau tiêm phòng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế

Đau, sưng tấy nhẹ ở vết tiêm hay sốt nhẹ đều là những phản ứng bình thường sau tiêm vắc xin, không đáng lo ngại. Nếu trẻ gặp những biểu hiện sau đây thì cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay vì đó là những phản ứng nặng có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm:

Hướng dẫn chăm sóc, theo dõi dấu hiệu sau tiêm phòng cho trẻ

Hướng dẫn chăm sóc, theo dõi dấu hiệu sau tiêm phòng cho trẻ

- Trẻ bị sốt trên 39 độ C, cha mẹ đã cho con dùng thuốc hạ sốt nhưng cơ thể của trẻ không có dấu hiệu đáp ứng thuốc.

- Trẻ quấy khóc nhiều và lâu, bú kém hoặc bỏ bú.

- Trẻ li bì, mệt lử, lơ mơ, co giật, gọi không trả lời, không tỉnh táo.

- Thở khò khè, thở nhanh, bị rút lõm lồng ngực, tím tái,...

- Chân tay lạnh, nổi mề đay, phát ban,...

- Các phản ứng thông thường như: sốt, đau, sưng đỏ vết tiêm,... kéo dài trên 2 ngày.

Các phản ứng phụ xảy ra sau khi tiêm phòng là điều khó tránh khỏi nhưng không xảy ra với mọi trường hợp chích ngừa. Hầu hết trường hợp gặp phản ứng phụ là không đáng lo ngại và không cần can thiệp y tế vì chúng sẽ tự biến mất.

Tìm hiểu về các phản ứng có thể gặp phải đối với từng loại vắc xin sẽ giúp cha mẹ chủ động và an tâm hơn khi cho con đi tiêm phòng. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng sẽ được hướng dẫn cụ thể cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng từ bác sĩ hoặc nhân viên y tế nên không cần quá hoang mang. Việc của cha mẹ là hãy ghi nhớ để thực hiện đúng hướng dẫn theo dõi và chăm sóc bé sau tiêm chủng.

Lựa chọn địa chỉ tiêm chủng uy tín cũng có yếu tố góp phần giảm đau cho trẻ khi tiêm phòng bởi ở đó, trẻ sẽ được chích ngừa bởi đội ngũ nhân viên y tế đã được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm lâu năm trong việc tiêm phòng cho trẻ. Ngoài ra, ở những địa chỉ này thường có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa thăm khám sàng lọc cẩn thận trước tiêm, theo dõi để phát hiện nhanh và xử lý đúng cách trước các tình huống nguy cấp (nếu có). Nhờ đó mà yếu tố an toàn chủng ngừa cho trẻ được đảm bảo tốt nhất.

Nếu những chia sẻ trên đây vẫn chưa giải tỏa được băn khoăn về cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng, quý khách hàng có thể liên hệ số điện thoại 1900 56 56 56, Tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ có những hướng dẫn cụ thể để quý khách dễ dàng thực hiện và yên tâm chăm sóc cho sức khỏe của trẻ.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh: những điều cha mẹ nên biết

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh là giải pháp phòng ngừa chứng rối loạn xuất huyết dẫn đến tử vong và nhiều di chứng nguy hiểm khác do thiếu hụt vitamin này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất để cha mẹ hiểu về ý nghĩa của mũi tiêm vitamin K ngay sau khi trẻ chào đời.
Ngày 01/06/2023

Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho bé và những điều cha mẹ nên biết

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản, cha mẹ nên tìm hiểu và cho con tiêm phòng sớm. Trước khi tiêm chủng, chúng ta cần lựa chọn loại vắc xin phù hợp, tuân thủ lịch tiêm phòng để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo bài viết sau để có thêm nhiều thông tin bổ ích trước khi cho trẻ đi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản.
Ngày 01/06/2023

Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung HPV tiêm mấy mũi?

Ung thư cổ tử cung đang ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi và trở thành nỗi lo lắng của mọi chị em phụ nữ. Vì thế, hiện nay việc tiêm phòng HPV để ngừa ung thư cổ tử cung luôn được quan tâm hơn bao giờ hết. Vậy vắc xin HPV tiêm mấy mũi? Khi nào là thời điểm tiêm ngừa tốt nhất?
Ngày 30/05/2023

Chia sẻ lịch tiêm vắc xin phế cầu dành cho trẻ nhỏ

Phế cầu là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh nhiễm trùng, sức đề kháng suy giảm nghiêm trọng. Để ngăn ngừa sự tấn công của loại vi khuẩn này, các bậc phụ huynh nên chủ động đưa bé đi tiêm vắc xin phế cầu. Vậy lịch tiêm chủng như thế nào, mời cha mẹ tham khảo trong bài viết này.
Ngày 30/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp