Mạch đập ở cổ của phụ nữ mang thai khác với người bình thường. Vì thế, dân gian coi đây là một trong những dấu hiệu nhận biết có mang thai hay không. Tuy nhiên, liệu điều này có thật sự đúng? Hãy cùng MEDLATEC kiểm chứng qua bài viết sau đây.
28/03/2023 | Tầm soát bệnh lý tim mạch bởi chuyên gia đầu ngành chỉ từ 920K 06/03/2023 | Bệnh mạch vành và những xét nghiệm tầm soát liên quan
1. Mạch đập ở cổ như thế nào là có thai?
Trong khi mang thai, vì có thêm sự tồn tại của thai nhi nên việc vận chuyển máu trong cơ thể người mẹ cũng được tăng cường. Theo đó mà mạch đập cũng sẽ tăng lên trong đó có mạch đập ở cổ bởi ở đây có 2 động mạch cảnh lớn nên việc mạch đập mạnh có thể dễ dàng nhìn thấy được. Căn cứ vào đó, dân gian mới quan niệm phụ nữ mang thai thì mạch đập ở cổ sẽ mạnh hơn, đặc biệt là vùng gần xương quai xanh.
Mạch đập ở cổ là một trong những dấu hiệu cho biết bạn đang mang thai
Ngoài ra, từ xưa cũng đã dựa vào những dấu hiệu khác như buồn nôn, căng tức bầu ngực, quầng vú thâm, thèm chua, da xanh xao,... để khẳng định chắc chắn hơn việc mang thai.
Có thể nói khi mang thai mạch đập ở cổ của thai phụ sẽ mạnh hơn bình thường. Tuy nhiên, chỉ với hiện tượng mạch đập ở cổ mạnh là không đủ cơ sở để khẳng định tình trạng mang thai. Đặc biệt, tính đến thời điểm hiện tại chưa có một tài liệu nghiên cứu nào chứng minh và công nhận về tính chính xác của vấn đề này. Vì thế, khi nghi ngờ mình mang thai, chị em nên thực hiện những biện pháp khác như que thử thai, xét nghiệm để có độ tin cậy cao hơn.
Ngoài ra, đối với những chị em có vùng da cổ khá đầy đặn thì việc nhìn thấy mạch đập ở cổ là khá khó khăn. Ngoài ra, hiện tượng này không chỉ xuất hiện ở thai phụ nó còn là dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị suy dinh dưỡng hay gặp vấn đề về tim mạch.
2. Dấu hiệu nhận biết mang thai
Có thể thấy rằng, chỉ với dấu hiệu mạch đập ở cổ là không đủ căn cứ để khẳng định việc bạn có mang thai hay không. Vì thế, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu đặc trưng ở phụ nữ mang thai để có thể nhận biết được chính xác tình trạng:
Máu báo thai
Đây là tình trạng khá phổ biến, nhiều chị em nhầm dấu hiệu này với chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, lượng máu báo thai khá ít, chỉ 1 vài giọt và xuất hiện vào thời kỳ đầu mang thai, khi thai làm tổ trong buồng tử cung.
Máu bào thai và chu kỳ kinh nguyệt có nhiều điểm tương đồng nên dễ bị nhầm lẫn
Ốm nghén là dấu hiệu đặc trưng nhất để nhận biết có mang thai hay không. Tình trạng này sẽ khiến các mẹ cảm thấy buồn nôn, nôn khan. Đặc biệt, trong thời gian này mẹ bầu cảm giác ăn không ngon miệng, kém ăn do đầy bụng, chướng bụng, do mùi thức ăn khiến cơ thể bị kích và gây ra phản ứng là buồn nôn.
Mang thai là lúc hormone trong cơ thể mẹ bầu thay đổi, đây có thể là nguyên nhân khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên. Ngoài ra, khi mang thai đến tuần thứ 8, nhịp tim của thai phụ sẽ tăng lên 20% để đáp ứng nhu cầu vận chuyển máu đến các cơ quan và để nuôi dưỡng thai nhi, đến tuần thứ 34 con số này là 50%.
Điều này cũng khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên vì thế mẹ bầu thường cảm thấy nóng và thường xuyên đổ mồ hôi hơn. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng, tim đập nhanh hơn và nhiệt độ cơ thể tăng lên là điều bình thường ở các mỗi thai phụ.
Đau lưng, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt
Trong thời kỳ đầu mang thai, mẹ bầu dễ bị thiếu máu cộng với việc hormone progesterone trong cơ thể tăng đột ngột. Đây là nguyên nhân giải thích vì sao khi mang thai mẹ lại thường đau đầu, chóng mặt.
Để cải thiện tình trạng này, mẹ bầu nên chú ý hơn về chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là uống nhiều nước, bổ sung các thực phẩm giàu sắt nhất là trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất.
Thèm ngủ
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu thường dễ buồn ngủ nhất là vào ban ngày mặc dù là đã ngủ đủ giấc. Điều này là do sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể gây ra. Ngược lại, cũng có nhiều mẹ bầu bị mất ngủ trong 3 tháng đầu thai kỳ. Lúc này, mẹ rất cần sự chăm sóc là thấu hiểu của những người thân, hạn chế gây căng thẳng cho thai phụ.
Nhiều chị em có xu hướng thèm ngủ hơn khi mang thai
Thèm ăn
Khi có thêm em bé, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của mẹ bầu sẽ tăng lên, vì thế mẹ sẽ thường xuyên thèm ăn. Đặc biệt, mỗi thời điểm có thể thèm một món ăn khác nhau, thậm chí là thèm những thứ kỳ lạ. Lượng thức ăn mà mẹ nạp vào nhiều hơn rõ rệt với lúc chưa có em bé.
Tâm trạng thay đổi thất thường
Sự thay đổi hormone là nguyên nhân khiến tâm trạng của mẹ bầu thường xuyên thay đổi thất thường. Lúc này, tâm trạng của mẹ bầu rất nhạy cảm, có thể nổi nóng với những vấn đề nhỏ nhặt. Đồng thời, có lúc mẹ sẽ háo hức về sự chào đời của bé có lúc lại áp lực do có quá nhiều thứ phải chuẩn bị khi làm mẹ. Vì thế, mẹ rất dễ mắc phải chứng trầm cảm khi mang thai.
Sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể khiến thai phụ dễ nổi nóng hơn
Mạch đập ở cổ tay
Ngoài mạch đập ở cổ, thì có thể xác định mang thai hay không qua mạch đập ở cổ tay. Đây là phương pháp được áp dụng nhiều trong y học cổ truyền khá phổ biến. Khi mang thai, nhịp đập sẽ nhanh và rõ ràng hơn vì thế đây có thể là dấu hiệu giúp bạn nhận biết việc mang thai.
Có thể thấy rằng, lúc mang thai mạch đập của mẹ bầu nhanh và rõ rệt hơn, vì thế có thể nhận biết hiện tượng này thông qua mạch đập ở cổ. Tuy nhiên, đây chỉ là một phương pháp dân gian, chưa được khoa học chứng minh. Vì thế, mẹ cần dựa vào những dấu hiệu khác như buồn nôn, thèm ngủ, máu báo thai, tâm trạng thay đổi thất thường hay thực hiện kiểm tra bằng que thử thai hoặc xét nghiệm máu để chắc chắn hơn với phán đoán của mình.
Nếu quý vị đang tìm kiếm địa chỉ xét nghiệm chẩn đoán mang thai uy tín thì có thể lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tổng đài chăm sóc khách hàng của MEDLATEC: 1900 56 56 56 hoạt động 24/7 luôn sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.