Bệnh mạch vành là căn bệnh nguy hiểm và được liệt kê vào danh sách căn bệnh có nguy cơ gây tử vong cao nhất trên thế giới. Tuy vậy, vẫn còn nhiều bệnh nhân vẫn chủ quan và chưa biết tầm soát mạch vành gồm những xét nghiệm gì để phát hiện và có lộ trình điều trị hiệu quả. Hãy cùng theo dõi bài viết này, chúng tôi sẽ trả lời những thắc mắc của bệnh nhân về vấn đề liên quan đến bệnh mạch vành và những xét nghiệm cần có.
22/02/2023 | Ý nghĩa của chụp mạch vành trong chẩn đoán bệnh mạch vành 22/02/2023 | Các trường hợp chỉ định chụp động mạch vành 29/04/2022 | Di chứng hội chứng mạch vành cấp hậu Covid và cách điều trị 28/04/2022 | Hội chứng mạch vành hậu Covid - Vấn đề được cả thế giới quan tâm
1. Bệnh mạch vành
Hiện nay, bệnh mạch vành ngày càng xuất hiện nhiều không chỉ những người lớn tuổi mà trẻ nhỏ cũng mắc phải căn bệnh này. Do tim là cơ quan quan trọng của cơ thể và đảm nhiệm nhiệm vụ quan trọng là mang máu đi nuôi cơ thể, nuôi dưỡng cơ thể. Vì vậy, khi tim gặp bất kỳ vấn đề gì, cơ thể đều sẽ bị ảnh hưởng và thậm chí có thể tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bệnh mạch vành còn gọi là bệnh tim là tình trạng lớp nội mạch bên trong của động mạch bị tổn thương. Những mảng xơ vữa tích tụ lên thành mạch máu gây ra hiện tượng hẹp lòng mạch, làm tắc nghẽn hoặc thiếu máu đến các cơ quan của cơ thể. Do vậy, tình trạng thiếu máu cơ tim xuất hiện, đây cũng là nguyên nhân làm cho người bệnh bị chóng mặt, ngất xỉu và khó thở.
Hình ảnh so sánh mạch máu bình thường và mạch máu trong bệnh mạch vành
Đây là căn bệnh ở những giai đoạn đầu không có những biểu hiện rõ ràng và có tới 30-70% không có biểu hiện đau. Chỉ đến khi nó xuất hiện những triệu chứng như đau ngực, khó thở, choáng, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim hoặc ngừng tim đột ngột. Vì vậy, để hạn chế những di chứng nguy hiểm và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bệnh nhân cần phải đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán sớm bệnh. Việc chẩn đoán bệnh sớm là vô cùng quan trọng và điều trị hiệu quả nhất.
Triệu chứng điển hình của bệnh mạch vành là đau thắt ngực. Bệnh nhân sẽ xuất hiện những cơn đau nhói theo kiểu bỏng rát, kim châm, tim bị đè nén,...Vị trí đau thường ở sau xương ức, ở chính giữa lồng ngực, kèm theo nôn ói, vã mồ hôi,...
Nguyên nhân gây bệnh mạch vành rất đa dàng tuy nhiên nó bắt đầu từ những thói quen sinh hoạt không khoa học và những căn bệnh nền trong cơ thể bệnh nhân:
-
Bệnh nhân sử dụng thuốc lá quá nhiều trong một ngày, ngay cả người không sử dụng nhưng hít phải cũng bị ảnh hưởng
-
Bệnh nhân có tiền sử bị cao huyết áp, mỡ máu, cholesterol cao, bệnh tiểu đường
-
Bức xạ trị liệu ung thư cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh mạch vành
Cholesterol được mang đi trong máu nhờ kết hợp với một chất có tên là lipoprotein. Có nhiều loại lipoprotein, trong đó có 2 loại chính mà cholesterol kết hợp, gây ra tác dụng trái ngược nhau: loại có trọng lượng phân tử cao viết tắt là HDL (high density lipoprotein), loại này khi kết hợp với cholesterol (HDL- C) sẽ mang các cholesterol dư thừa từ các mô, cơ quan, mạch máu đi về gan để xử lý, nên được gọi là mỡ tốt. Ngược lại loại có trọng lượng phân tử thấp, viết tắt là LDL (low density lipoprotein), loại này kết hợp với cholesterol ( LDL- C) tạo thành cholesterol xấu, gây ra xơ vữa động mạch nên được gọi là mỡ xấu. Quá trình cholesterol và một số chất lắng đọng trên thành động mạch gọi là quá trình xơ vữa động mạch. Khi những mảnh vỡ này bị vỡ ra, các tế bào tiểu cầu sẽ tập kết lại thành cục máu đông, ngăn chặn dòng máu đến các bộ phận của cơ thể.
Hút thuốc lá là một trong những thủ phạm gây bệnh mạch vành
2. Tại sao phải tầm soát bệnh mạch vành
Tim - cơ quan trung tâm của cơ thể, đảm nhiệm nhiệm vụ quan trọng là bơm máu đến các cơ quan để nuôi cơ thể. Vì vậy, khi tim gặp vấn đề, cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Theo nghiên cứu, cứ mỗi phút là sẽ có khoảng 5 lít máu được bơm vào lòng động mạch. Khi bị stress về thể chất và tâm thần, tim cần phải hoạt đồng nhiều hơn để cung cấp đủ lượng máu cần thiết cho cơ thể. Nếu mạch vành là hẹp lòng động mạch sẽ ảnh hưởng đến việc cấp máu nuôi dưỡng cho tim vì vậy sẽ trực tiếp đến việc đưa máu đi khắp cơ thể. Khi đó sẽ dẫn đến các bộ phận khác trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng theo do không đủ lượng máu cung cấp.
Động mạch vành là những mạch máu mà cung cấp máu đến nuôi cơ tim. Có ba nhánh chính chạy trên bề mặt của tim. Nhánh động mạch vành chính trái (Left main Coronary Artery) được chia thành hai nhánh là nhánh trước xuống trái (Left Anterior Descending) và nhánh mũ trái (Left Circumflex). Nó cung cấp máu vào phía trước, bên trái và mặt sau của tim. Nhánh động mạch vành phải (Right Coronary Artery) cung cấp máu cho mặt dưới và bên phải của tim.
Vì vậy, nếu không được phát hiện kịp thời, nhồi máu cơ tim sẽ xảy ra đặc biệt ở độ tuổi trung niên và thanh niên.
3. Tầm soát mạch vành gồm những xét nghiệm gì?
Bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và điều trị không chỉ dựa vào những triệu chứng xuất hiện ở người bệnh. Để có thể chẩn đoán được chính xác người bệnh cần phải thực hiện thêm những xét nghiệm liên quan đến vùng tim. Những xét nghiệm này góp phần giúp bác sĩ có thể hiểu rõ hơn về tình trạng của bệnh nhân để đưa ra những phương pháp điều trị hiệu quả:
Chụp MSCT động mạch vành
Đây được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị. Hiện nay, kỹ thuật chụp MSCT đều có ở phần các cơ sở y tế trên Hà Nội và những giá trị mà phương pháp này mang này đều được đánh giá cao. MSCT mạch vành được nhiều bác sĩ lựa chọn là phương pháp chụp để chẩn đoán bệnh mạch vành hiệu quả. Không chỉ có bệnh mạch vành mà nó còn phù hợp với nhiều căn bệnh khác như bệnh màng ngoài tim, tim bẩm sinh,...Phương pháp này sử dụng tia X và thuốc phản quang để tạo ra hình ảnh 3D rõ nét. Hình ảnh này giúp bác sĩ có thể phát hiện được những điểm bất thường của tim để đưa ra kết luận chính xác cho bệnh nhân.
Hình ảnh chụp MSCT động mạch vành tại bệnh viện MEDLATEC
Điện tâm đồ
Quan điện tâm đồ, các tín hiệu điện khi co bóp được ghi lại. Đây là phương pháp giúp phát hiện bệnh nhân đang gặp vấn đề về bệnh nhồi máu cơ tim và tình trạng thiếu máu cục bộ hoặc các vấn đề về nhịp tim. Xét nghiệm này khá rẻ, không xâm lấn và ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan nào.
Hình ảnh điện tâm đồ tại bệnh viện MEDLATEC
Siêu âm tim
Nhiều bệnh nhân thắc mắc rằng liệu siêu âm tim có chẩn đoán được bệnh mạch vành không. Câu trả lời giúp giải đáp thắc mắc của bệnh nhân là có. Bởi siêu âm tim có nguyên lý là sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của tim. Dựa vào xét nghiệm này, bác sĩ có thể kiểm tra được cấu trúc tim, tim hoạt động như thế nào và đánh giá được chức năng tổng thể của tim.
Hình ảnh siêu âm tim tại bệnh viện MEDLATEC
Xét nghiệm máu
Bác sĩ kiểm tra được nồng độ của các thành phần khác nhau trong máu có ảnh hưởng đến mạch vành như nồng độ cholesterol hay triglyceride. Hai nồng độ này ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh mạch vành. Protein chỉ ra tình trạng viêm trên thành động mạch. Nếu những chỉ số này vượt quá mức quy định, bệnh nhân sẽ có nguy cơ làm tăng xơ vữa động mạch và các bệnh lý liên quan đến tim nói chung.
Xét nghiệm máu cơ bản cholesterol và triglyceride
Chụp MRI tim - động mạch vành
Đây là một phương pháp khá mới tại Việt Nam, phương pháp này giúp phát hiện những tổn thương mô hoặc các vấn đề về lưu lượng máu trong tim hoặc động mạch vành. Đây cũng được coi là công cụ hiệu quả để chẩn đoán bệnh động mạch vành. Hiện nay với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, các chuyên gia chuyên sâu về bệnh lý tim mạch và các kỹ thuật viên được đào tạo chụp MRI tim bệnh viện MEDLATEC đã tiến hành chụp MRI tim cho nhiều bệnh nhân có nghi ngờ bệnh lý tim mạch - mạch vành. Chụp MRI động mạch vành là phương pháp chẩn đoán hình ảnh có độ phân giải không gian cao, giúp đánh giá chính xác các bệnh lý mạch vành như hẹp tắc mạch vành, các bất thường bẩm sinh...,đánh giá trước phẫu thuật và theo dõi sau điều trị. Chụp cộng hưởng từ động mạch vành còn cho phép đánh giá thêm hình thái và vận động 2 hoặc 4 buồng tim trong bệnh lý mạch vành (thiếu máu cơ tim), bệnh tim bẩm sinh....
Hình ảnh chụp MRI tim tại bệnh viện MEDLATEC
Chụp chuỗi xung động mạch vành (Whole heart 3D), thu tín hiệu theo nhịp thở của bệnh nhân
Chụp cắt lớp vi tính phát xạ positron (PET)
Thông qua chụp cắt lớp vi tính phát xạ positron giúp đánh giá lưu lượng máu thông qua các mạch vành nhỏ và các mô tim được đánh giá và ghi lại. Đây là phương pháp chụp có thể chẩn đoán bệnh vi mạch vành. Chụp PET sẽ sử dụng chất phóng xạ (chất đánh dấu) để hiển thị hình ảnh chụp được. Hình ảnh chụp cắt lớp phát xạ Positron không hiển thị giải phẫu chi tiết như chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Do đó, chụp PET được kết hợp với chụp CT hoặc MRI để đánh giá được vị trí chính xác, thông tin chi tiết hơn.
Ngoài những phương pháp này, chẩn đoán bệnh mạch cần rất nhiều các xét nghiệm khác nhau để có thể chẩn đoán chính xác bệnh nhân có gặp vấn đề liên tim mạch hay không. Bởi mỗi bệnh nhân có cơ địa và triệu chứng khác nhau có thể bị nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Vì vậy để có thể phát hiện sớm bệnh mạch vành, hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và phát hiện bệnh kịp thời và có liệu trình điều trị kịp thời.
Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính phát xạ positron (PET)
Trên đây là những kiến thức cơ bản về bệnh mạch vành và để trả lời câu hỏi tầm soát mạch vành gồm những xét nghiệm gì. Nếu có bất cứ thắc mắc gì liên quan đến xét nghiệm để phát hiện bệnh mạch vành, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline: 1900 56 56 56. Hệ thống y tế MEDLATEC sẽ giải đáp hết những điều băn khoăn của bệnh nhân và đặt lịch khám bệnh nhanh nhất!