Lupus ban đỏ thuộc nhóm bệnh tự miễn gây biến chứng lên toàn bộ cơ thể. Nếu bệnh nhân không được chữa trị kịp thời, triệt để dễ dẫn đến tử vong. Những hiểu biết về căn bệnh này rất cần thiết để bạn bảo vệ sức khỏe của mình thật tốt. Mọi kiến thức được cung cấp trong bài viết này sẽ giúp bạn phát hiện và phòng ngừa được nguy cơ mắc bệnh.
05/09/2016 | Tế bào Hargraves (tế bào LE): vai trò trong chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống 01/04/2015 | Lupus ban đỏ, căn bệnh nguy hiểm ít được biết đến 29/03/2015 | Lupus ban đỏ hệ thống có nguy hiểm?
1. Bệnh lupus ban đỏ là bệnh gì?
Bệnh lupus ban đỏ được chia làm 2 dạng chính:
-
Lupus ban đỏ dạng dĩa
-
Lupus ban đỏ hệ thống
Hiện nay y học chưa tìm ra phương thức chữa trị hoàn toàn căn bệnh này thế nhưng nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ kiểm soát được diễn tiến của bệnh.
Theo thống kê cho thấy rằng, bệnh nhân nữ giới mắc bệnh này lên đến tỉ lệ 90%. Và lứa tuổi phổ biến nhất từ khoảng 15 - 50 tuổi, chiếm tỷ lệ 50/100.000 dân.
Bệnh nhân lupus ban đỏ đa phần là nữ giới
2. Nguyên nhân gây bệnh
Lupus xuất hiện do cơ thể có những sai lệch về đáp ứng miễn dịch, dẫn đến hệ miễn dịch chống lại chính những cơ quan trong cơ thể.
Tuy nhiên, trên thực tế những nguyên nhân gây ra lupus không thể xác định. Thế nhưng, một vài yếu tố sau có thể gây ra lupus:
-
Ánh nắng mặt trời: việc phơi nắng sẽ gây ra những tổn thương trên da hoặc trở thành khởi phát của 1 đáp ứng trong cơ thể người nhạy cảm.
-
Các nhiễm khuẩn: nhiễm khuẩn sẽ mở đầu cho lupus hoặc gây tái phát lupus ở một số bệnh nhân.
-
Các thuốc: lupus có thể khởi phát từ 1 số thuốc chống động kinh, thuốc điều trị huyết áp và kháng sinh. Đối với bệnh nhân mắc lupus do thuốc sẽ ngừng các triệu chứng khi họ ngừng sử dụng thuốc.
3. Dấu hiệu cảnh báo bệnh lupus ban đỏ
Đây là căn bệnh nguy hiểm thế nhưng lại khó chẩn đoán do biểu hiện không giống nhau ở từng bệnh nhân. Thêm vào đó dấu hiệu của bệnh lupus dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh khác.
Tốt nhất là chúng ta nên thường xuyên theo dõi những biểu hiện bất thường của cơ thể và liên hệ ngay với các bác sĩ để được thăm khám sớm. Dưới đây sẽ là một số dấu hiệu cảnh báo cho bạn về căn bệnh lupus ban đỏ để kịp thời điều trị:
3.1. Phát ban ở mặt
Triệu chứng rõ rệt và dễ nhận biết nhất chính là vết ban hình dạng con bướm vị trí mũi và má. Theo ghi nhận có khoảng 30% bệnh nhân mắc lupus có triệu chứng này.
Triệu chứng sốt diễn ra khi cơ thể bị viêm nhiễm và theo ghi nhận thì rất ít bệnh nhân lupus có dấu hiệu sốt. Thế nhưng khi cơ thể bị sốt kéo dài và tái phát thì bạn nên đi kiểm tra lupus nhé.
3.3. Da nổi phát ban khi ra ngoài trời
Bệnh nhân lupus đặc biệt nhạy cảm với tia UV thế nên sau khi ra ngoài trời họ dễ nổi phát ban hay loét da ở những khu vực mặt, cổ hay cánh tay.
Bệnh nhân lupus dễ nổi phát ban sau khi tiếp xúc tia UV
3.4. Đau khớp
Lupus thường bị nhầm lẫn với bệnh viêm khớp vì đều có cùng triệu chứng cứng và đau ở khớp các vị trí như bàn tay, cổ tay và mắt cá nhân. Hãy kiểm tra sức khỏe nếu cơ thể gặp khó khăn trong cử động sau khi ngủ và ngồi lâu.
3.5. Rụng tóc
Lupus khiến tóc người bệnh bị rụng và có những vết hói trên đầu, thậm chí là nổi phát ban trên da đầu.
3.6. Tê ngón tay, ngón chân
Theo ghi nhận có đến 1/3 bệnh nhân lupus mắc hội chứng Raynaud dẫn đến việc mạch máu làm nhiệm vụ truyền máu đến da bị teo nhỏ lại. Hệ tuần hoàn bị ảnh hưởng khiến ngón tay, ngón chân bị tê và đổi màu thành trắng hoặc tím tái.
3.7. Đau ngực
Cảm giác đau ngực khi ho hay thở sâu báo hiệu cho bạn căn bệnh viêm màng phổi nếu bạn bị lupus. Ngoài ra, căn bệnh này còn gây viêm màng tim khiến bạn có cảm giác đau ngực khi nằm nhưng sẽ đỡ hơn khi bạn ngồi và ngả về trước.
3.8. Chấm đỏ trên da
Căn bệnh lupus sẽ tấn công vào tiểu cầu - tế bào giúp chúng ta cầm máu bằng việc làm vón cục máu và đông lại. Nếu lượng tiểu cầu xuống thấp trên da sẽ xuất hiện chấm đỏ bởi mạch máu bị rò rỉ. Một số người sẽ bị chảy máu mũi và nướu khi đánh răng.
4. Bệnh lupus ban đỏ gây ra biến chứng nào?
Bệnh lupus có diễn tiến phức tạp theo từng đợt ngày càng nặng hơn và gây tổn thương lên khắp các bộ phận quan trọng như thận, tim mạch, thần kinh, hô hấp,… Một số trường hợp nặng còn gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Nếu như không được kiểm soát hiệu quả bệnh này sẽ gây ra tổn thương cho nội tạng trong cơ thể, tương ứng với những dấu hiệu của bệnh.
-
Tim: bệnh lupus sẽ gây ra viêm cơ tim, tràn dịch trong màng tim. Nếu kéo dài sẽ gây ra suy tim mạn. Một vài trường hợp biến chuyển tối cấp, viêm cơ tim cấp khiến suy tim cấp và bệnh nhân có thể tử vong vì trụy mạch.
-
Phổi: bệnh nhân sẽ khó thở, bị suy hô hấp cấp bởi tràn dịch màng phổi hoặc viêm phổi.
-
Thận: lupus hủy hoại cầu thận bởi những phản ứng viêm cầu thận và chuyển sang suy thận.
Lupus gây ra biến chứng nguy hiểm cho cơ thể
-
Hệ thần kinh: người bệnh sẽ bị co giật, rối loạn tâm thần.
-
Hệ tạo máu: lupus ban đỏ gây ra chứng thiếu máu và xuất huyết. Tình trạng thiếu máu kéo dài làm suy giảm khả năng hoạt động của hệ cơ quan. Song song đó, xuất huyết làm nghiêm trọng thêm tình trạng thiếu máu và đe dọa đến tính mạng nếu có xuất huyết não hoặc chèn ép não.
Ngoài ra, người bệnh còn gặp những biến chứng khác gây ra bởi thuốc ức chế miễn dịch. Khả năng miễn dịch bị suy giảm, cơ thể dễ bị lây nhiễm mà không có khả năng kháng cự. Nếu nhiễm trùng diễn biến nhanh dễ gây ra khuẩn huyết khiến bệnh nhân dễ sốc và bị tử vong.
5. Làm thế nào để phòng ngừa các biến chứng của Lupus?
Một vài gợi ý sau đây sẽ giúp các bạn hạn chế được nguy cơ mắc bệnh:
-
Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc.
-
Cẩn thận khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Các tia cực tím trong ánh nắng sẽ gây ra những đợt phát ban, cần bảo vệ bằng cách đội nón, mặc áo dài tay và quần dài. Đừng quên bôi kem chống nắng khi ra ngoài.
Bảo vệ da dưới tác động của ánh mặt trời giúp phòng ngừa lupus
-
Không hút thuốc bởi thuốc lá làm trầm trọng thêm biến chứng của lupus lên hệ tim mạch.
-
Tập luyện đều đặn giúp cơ thể hồi phục sau các đợt phát ban.
-
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, bổ sung nhiều trái cây, rau củ quả, hạt.
-
Sử dụng các loại thuốc: dầu cá, vitamin D, calcium, thuốc chống viêm không chứa steroid,…
-
Thăm khám đều đặn với bác sĩ để đề phòng tái phát, giúp giải quyết những vấn đề về tâm lý,…
Như vậy, lupus ban đỏ là bệnh không thể điều trị dứt điểm mà chỉ có thể kiểm soát bệnh không biến chứng nguy hiểm. Vì vậy chúng ta hãy xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình.