Tế bào Hargraves (tế bào LE): vai trò trong chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống | Medlatec

Tế bào Hargraves (tế bào LE): vai trò trong chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống

Ngày 05/09/2016 PGS. TS Nguyễn Nghiêm Luật - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC Bệnh viện Medlatec

Lupus là một rối loạn tự miễn viêm mãn tính. Đó là một tình trạng hệ thống miễn dịch, vốn có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng, tạo ra một phản ứng miễn dịch không phù hợp với các mô của nó. Lupus có thể ảnh hưởng đến da, khớp, mạch máu và cơ quan nội tạng, đặc biệt là thận, tim, phổi và não. Có một số loại bệnh lupus; phổ biến nhất là lupus đỏ hệ thống (SLE), mà ảnh hưởng đến nhiều vùng của cơ thể.


Bệnh Lupus

Bất cứ ai cũng có thể bị lupus bất cứ khi nào, nhưng bệnh này gặp phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới và cũng gặp phổ biến hơn ở những người châu Phi, châu Á, Tây Ban Nha và người Mỹ gốc bản địa. SLE thường gặp nhất ở những người trong độ tuổi từ 15 - 45 tuổi, mặc dù trẻ nhỏ và người lớn tuổi cũng có thể có bệnh lupus.

Bệnh lupus

Hình ảnh minh họa 1 bệnh nhân bị bệnh lupus

Nguyên nhân của bệnh lupus hiện chưa được hiểu đầy đủ. Lupus được cho là liên quan đến một thành phần di truyền và một chất kích hoạt có thể liên quan đến yếu tố môi trường, một số loại thuốc, nhiễm trùng như virus hoặc hormon. Lupus có thể cùng tồn tại với các rối loạn tự miễn dịch khác, chẳng hạn như hội chứng Sjogren, thiếu máu tán huyết, viêm tuyến giáp và xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát (Immune thrombocytopenic purpura: ITP).

Các tế bào lupus ban đỏ (LE) đã được mô tả lần đầu tiên bởi Hargraves, Richmond và Morton từ năm I948, vì vậy cũng còn được gọi là các tế bào Hargraves (Hargraves MM, 1949 [1]). Tế bào LE đã được thấy trong tủy xương của bệnh nhân lupus (Hepburn AL, 2001 [2]).

Tế bào LE
Hình 1. Tế bào LE

Sinh học của tế bào LE

Các tế bào lupus ban đỏ (LE) được tạo thành in vitro bằng cách cho các tế bào máu hoặc tủy xương của một người bị lupus ban đỏ tiếp xúc với huyết tương của họ trong một thời gian và ;r một nhiệt độ nhất định.

Cơ chế tạo thành tế bào LE in vitro gồm 4 giai đoạn (phases):

  • Giai đoạn 1: bạch cầu bị tổn thương, nhân tế bào bị đẩy ra ngoài.
  • Giai đoạn 2: nhân tế bào gắn với các kháng thể kháng nhân (anti-nuclear IgG) tạo thành thể LE, là một nhân đang thoái hóa. Nhân thoái hóa là một khối thuần nhất tròn, to, màu gạch non khi nhuộm Gemsa.
  • Giai đoạn 3: thể LE bị các bạch cầu đa nhân thực bào
  • Giai đoạn 4: các bạch cầu đa nhân thực bào thể LE tạo thành các tế bào LE: các tế bào LE được tạo thành do bạch cầu đa nhân trung tính thực bào một nhân đang thoái hóa, các phần nhân của bạch cầu thực bào bị đẩy dạt ra xung quanh khối thuần nhất tạo nên hình hoa hồng. Bào tương của bạch cầu đa nhân trung tính thực bào trở nên mờ nhạt (Hình 2).

Sự tạo thành tế bào LE invitro

Hình 2. Sơ đồ sự tạo thành tế bào LE in vitro

Xét nghiệm tế bào LE có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ hệ thống (Tan EM, 1982 [5]).

Chỉ định xét nghiệm tế báo LE

Xét nghiệm tế bào LE có thể được chỉ định ở những người có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lupus như: 

  • Đau cơ
  • Viêm khớp như đau ở một hoặc nhiều khớp (nhưng không có hoặc có rất ít tổn thương khớp) 
  • Phát ban đỏ, đặc biệt là giống như một con bướm trên mũi và má
  • Sốt
  • Mệt mỏi dai dẳn
  • Các tuyến bị sưng
  • Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời
  • Hiện tượng Raynaud
  • Rụng tóc
  • Tức ngực
  • Thiếu máu
  • Loét miệng
  • Viêm và tổn thương các cơ quan và mô, bao gồm cả thận, phổi, tim, màng tim, hệ thần kinh trung ương, và các mạch máu.

Xét nghiệm tế bào LE đã từng thực hiện để chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE) nhưng gần đây việc chẩn đoán SLE đã được thay thế bằng xét nghiệm kháng thể kháng nhân (ANA).

Năm 2012, Những trung tâm cộng tác quốc tế về lupus hệ thống năm ( Systemic International Collaborating Clinics - SLICC 2012 ) đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Lupus ban đỏ hệ thống gồm: 

1. Tiêu chuẩn lâm sàng

2. Tiêu chuẩn miễn dịch

1. Lupus da cấp

1. ANA

2. Lupus da mạn

2. Anti-DNA

3. Loét miệng hay mũi

3. Anti-Sm

4. Rụng tóc không sẹo

4. KT Antiphospholipid

5. Viêm khớp

5. Giảm bổ thể (C3, C4)

6. Viêm thanh mạc

6. Test Coombs trực tiếp
(Không được tính khi có sự tồn tại của thiếu máu tan huyết)

7. Thận

 

8. Thần kinh

 

9. Thiếu máu tan huyết

 

10. Giảm bạch cầu

 

11. Giảm tiểu cầu (<100.000/mm3)

 

Chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống khi có ≥ 4 tiêu chuẩn (có ít nhất 1 tiêu chuẩn lâm sàng và 1 tiêu chuẩn cận lâm sàng) hoặc bệnh thận lupus được chứng minh trên sinh thiết kèm với ANA hoặc anti-DNA.

Giá trị tham chiếu

Xét nghiệm tế bào Lupus ban đỏ (LE) có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các chất liệu sau đây:

  • Tủy xương chống đông bằng heparin
  • Máu tĩnh mạch chống đông bằng heparin
  • Máu tĩnh mạch chống đông bằng oxalate
  • Máu tĩnh mạch được tách fibrin
  • Máu tĩnh mạch được làm vón cục
  • Yếu tố LE và các tế bào của người cho (Lachmann PJ, 1961 [3]).

Việc lấy tủy xương thường gây đau cho bệnh nhân; do đó, máu tĩnh mạch là một sự thay thế thích hợp. Mẫu máu tĩnh mạch không được điều trị được để tạo cục máu đông (từ phút 20-120) và loại bỏ huyết thanh. Cục máu đông còn lại được chuyển qua một lưới thép và ly tâm trong 5 phút để có được một lớp Buffy. Sau đó áo Buffy này được phết lên một lam kính để tìm tế bào LE (Ogryzlo MA, 1956 [4]).

Một phết tế bào (smear) được coi là (+) tính khi ≥ 10 tế bào LE đặc trưng được thấy trong 15 phút quan sát, kết hợp với sự hiện diện của các thể vô định hình, khối lượng hạt nhân ngoài tế bào.

Các phát hiện (-) tính về xét nghiệm tế bào LE có thể cho phép loại trừ chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE).

Ý nghĩa lâm sàng

Một xét nghiệm tế bào lupus ban đỏ (LE) được coi là (+) tính khi có khoảng 2% -30% của các tế bào nhìn thấy trên một vi trường của tiêu bản (slide) trong số các bạch cầu là những tế bào LE.

Tính chính xác của xét nghiệm phụ thuộc vào khả năng kỹ thuật và quan sát của kỹ thuật viên. Trong quá trình đọc tiêu bản, kỹ thuật viên cần tránh nhầm lẫn với tế bào Tart. Tế bào Tart là một tế bào đơn nhân (monocyte/ mô bào) có chất nhân, không to bằng tế bào LE, không có giá trị chẩn đoán và điều quan trọng là không được nhầm với tế bào LE (Hình 3).

Sự khác nhau giữa tế bào LE và tế bào Tart

Hình 3. Sự khác nhau giữa tế bào LE và tế bào Tart.

Xét nghiệm tế bào LE là (+) tính ở 50% - 75% số bệnh nhân bị lupus.

Tuy nhiên, điều cần chú ý là xét nghiệm tế bào LE cũng có thể (+) tính trong các bệnh và tình trạng khác như: viêm khớp dạng thấp, viêm gan mãn tính (lupoid), xơ cứng bì, viêm da, polyarteritis nodosa, thiếu máu tán huyết mắc phải và bệnh Hodgkin. Nó cũng có thể (+) tính ở những người sử dụng các thuốc như phenylbutazone và hydralazine.

KẾT LUẬN

  • 1.Tế bào Hargraves (hay tế bào lupus ban đỏ: LE) là loại tế bào
  • Tế bào LE được tạo thành bằng cách cho các tế bào máu hoặc tủy xương của một người bị lupus ban đỏ tiếp xúc với huyết tương của họ
  • Tế bào LE được sử dụng để chẩn đoán SLE.
  • Xét nghiệm tế bào LE được chỉ định khi bệnh nhân có những dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
  • Giá trị tham chiếu của tế bào LE là (+) tính hoặc (-) tính.
  • Xét nghiệm tế bào LE là (+) tính ở 50% - 75% số bệnh nhân bị lupus, tuy nhiên, xét nghiệmh này cũng (+) tính ở một số bệnh và tình trạng khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO  

  • Hargraves MM. Production in vitro of the LE cell phenomenon: use of normal bone marrow elements and blood plasma from patients with acute disseminated lupus erythematosus. Proc Staff Meet Mayo Clin 1949; 24: 234-237.
  • Hepburn AL. The LE cell. Rheumatology, 2001; 40(7): 826-827.
  • Lachmann PJ. A two-stage indirect LE cell test. Immunology 1961; 4: 142-152.
  • Ogryzlo MA. The LE (lupus erythematosus) cell reaction. Can Med Assoc J 1956; 75(12): 980-993.
  • Tan EM, Cohen AS, Fries JF et al. The 1982 revised criteria for the classification of systemic lupus erythematosus. Arthritis Rheum1982; 25: 1271-1277.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Địa chỉ xét nghiệm nước tiểu Hải Dương uy tín

Hiện nay không quá khó để người dân có thể tìm được một địa chỉ xét nghiệm nước tiểu. Tuy nhiên, không phải địa chỉ nào cũng có thể thực hiện được nhiều loại xét nghiệm với mẫu  nước tiểu, cũng như đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác. Vậy với người dân đang sinh sống tại Hải Dương thì nên xét nghiệm nước tiểu Hải Dương ở đâu uy tín? Bạn đọc có thể tham khảo bài viết để có được câu trả lời nhé.
Ngày 23/06/2023

Địa chỉ uy tín thực hiện xét nghiệm giang mai Hải Dương

Địa chỉ nào xét nghiệm giang mai Hải Dương an toàn, chính xác được nhiều người tìm kiếm. Giang mai là căn bệnh xã hội với nguy cơ biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Dưới đây là những thông tin về xét nghiệm giang mai và gợi ý địa chỉ thực hiện kiểm tra uy tín tại Hải Dương. 
Ngày 23/06/2023

Xét nghiệm viêm gan B Hải Dương: Nên thực hiện ở đâu?

Xét nghiệm viêm gan B giúp phát hiện sớm và chính xác một người có bị nhiễm virus viêm gan B không. Vậy với những khách hàng đang sinh sống và làm việc tại Hải Dương thì có thể xét nghiệm viêm gan B Hải Dương ở đâu uy tín? Đâu là phương pháp xét nghiệm được thực hiện để xác định và chẩn đoán, theo dõi bệnh viêm gan B? 
Ngày 23/06/2023

Gợi ý địa chỉ được đánh giá cao về xét nghiệm chức năng gan Hòa Bình

Xét nghiệm chức năng gan gồm tập hợp những xét nghiệm máu khác nhau giúp đánh giá đúng về thực trạng chức năng gan. Việc thực hiện xét nghiệm này định kỳ sẽ giúp mỗi người biết được tình trạng lá gan của mình để có phương án điều chỉnh kịp thời, tránh những hệ lụy xấu. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn địa chỉ được khách hàng đánh giá cao về xét nghiệm chức năng gan Hòa Bình.
Ngày 23/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp