Tối ngày 30/4 vừa qua, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức thành công chương trình tọa đàm online số 3 chủ đề Nhận biết để phòng ngừa sớm đột quỵ”, với sự quan quan tâm của hàng trăm khán giả cả nước đặt câu hỏi và được chuyên gia giải đáp.
28/04/2020 | Tọa đàm online: Nhận biết để phòng ngừa sớm đột quỵ 27/04/2020 | Cùng chuyên gia đầu ngành giải đáp trong tọa đàm online "Nhận biết để phòng ngừa sớm đột quỵ" 07/12/2017 | Nguy cơ đột quỵ, bệnh tim do biến chứng tiểu đường và các xét nghiệm tầm soát đái tháo đường. 08/07/2016 | Các biện pháp dự phòng đột quỵ não
Hai chuyên gia trả lời trực tiếp là GS.TS Nguyễn Văn Chương - Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh, Bệnh viện Quân Y 103, Học viện Quân Y; Trưởng ban Kiểm tra Hội Thần kinh học Việt Nam; Chủ tịch Hội Chống đau Hà Nội và BSCKI. Nguyễn Đình Tuấn - Chuyên khoa Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Đột quỵ (còn được gọi là tai biến mạch máu não), là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Điều đặc biệt nguy hiểm là chỉ trong vòng vài phút thiếu máu, thiếu oxy, tế bào não sẽ chết.
Đột quỵ là bệnh nặng nhất trong chuyên ngành Thần kinh, so với các bệnh lý khác thường đứng hàng thứ 3 sau bệnh ung thư và bệnh tim mạch. Khi mắc đột quỵ, bệnh nhân có diễn biến cảnh rất xấu, trong đó có 20% sẽ tử vong trong tháng đầu tiên, 10% tử vong trong năm đầu tiên, 10% bệnh nhân có thể phục hồi sức khỏe bình thường cũng như tái hòa nhập cuộc sống bình thường và tham gia vào lực lượng sản xuất; còn 60% còn lại, trong đó có tới 20% không tự chăm sóc được bản thân mình, 20% hầu như nằm liệt giường, chỉ có 20% có khả năng có thể tự đi lại, hồi phục được. Qua đây chúng ta thấy được tác hại của đột quỵ là rất lớn và nguy hại với sức khỏe.
Theo thống kế của WHO, năm 2020, cứ 100 người dân có 40 người bị mắc đột quỵ, như vậy, tính theo trung bình dân số thế giới năm 2020, có 7,5 triệu dân, có tới 2 triệu người mắc đột quỵ.
Thống kê tại Việt Nam, cứ 240.000 người dân là có 250 người bị mắc đột quỵ. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân đến các bệnh viện trong tình trạng muộn. Vì vậy, việc cấp cứu kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng, trong vòng 3 đến 4 tiếng đầu tiên, hoặc 6 tiếng đầu tiên tổ chức bằng các kỹ thuật hiện đại thì cứu chữa được bệnh nhân.
Làm thế nào để phát hiện đột quỵ? Những dấu hiệu nào cảnh báo đột quỵ? Giai đoạn vàng để cứu chữa bệnh đột quỵ,... Trong số hàng trăm câu hỏi của độc giả gửi trực tiếp tới chương trình, Ban tổ chức xin tổng hợp những câu hỏi được quan tâm nhiều nhất cùng lời giải đáp của chuyên gia. Hy vọng qua đây mang đến cho bạn những thông tin hữu ích để giúp phòng tránh bệnh hiệu quả, cũng như có thái độ xử trí đúng đắn khi không may mắc bệnh, từ đó kiểm soát được bệnh cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống.
Câu hỏi: Triệu chứng của đột quỵ là gì?
GS.TS Nguyễn Văn Chương: Theo hướng dẫn Tổ chức Đột quỵ thế giới (Hoa Kỳ), người mắc bệnh đột quỵ có 3 triệu chứng: Liệt nửa mặt, một bàn tay tê yếu hoặc bên người tê yếu, tự nhiên không nói được hoặc không hiểu lời nói của người khác. Thì đây là những triệu chứng của đột quỵ và yêu cầu người bệnh cần thông báo với người nhà, người xung quanh biết. Khi người biết nhà xuất hiện các triệu chứng đó, yêu cầu thông báo bác sĩ chuyên khoa thần kinh, các trung tâm đột quỵ, hoặc bác sĩ hồi sức cấp cứu tư vấn.
Người mắc bệnh đột quỵ có 3 triệu chứng: Liệt nửa mặt, một bàn tay tê yếu hoặc bên người tê yếu, tự nhiên không nói được hoặc không hiểu lời nói của người khác
Câu hỏi: Tôi đã bị xuất huyết não 1 lần, hiện tại huyết áp tôi thường khoảng 150/80 mmHg, như vậy tôi có thể bị xuất huyết trở lại không?
BSCKI. Nguyễn Đình Tuấn:
Với câu hỏi này, trước hết bệnh nhân đã được chẩn đoán là xuất huyết não 1 lần và có bệnh nền trên bệnh nhân tăng huyết áp.
Theo các nghiên cứu về số bệnh nhân đột quỵ não, thì có 80% đột quỵ não là có bệnh nền là tăng huyết áp, do vậy, tăng huyết áp có mối liên quan chặt chẽ tới đột quỵ. Theo nghiên cứu huyết áp khoảng 140-159 là huyết áp tối đa, còn huyết áp tối thiểu là 90-94mmHg thì tăng 50% nguy cơ đột quỵ cho bệnh nhân.
Với một bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, nếu kiểm soát được huyết áp xuống dưới 20mmHg thì sẽ giảm được 42 biến chứng đột quỵ so với những nhóm bệnh nhân khác, do vậy, trên bệnh nhân này có tiền sử tăng huyết áp cụ thể 150/80 mmHg và có tiền sử xuất huyết não 1 lần thì huyết áp hiện tại được các tổ chức y tế khuyến cáo huyết áp tối đa cần duy trì là 130mmHg và huyết áp tối tiểu là 80mmHg, do vậy, bạn hoàn toàn có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với những người khác. Và bạn vẫn có nguy cơ bị tái lại, do vậy không nên mất cảnh giác.
Câu hỏi: Tôi bị đau nửa đầu kéo dài liệu có nguy cơ bị tai biến mạch não không?
GS.TS Nguyễn Văn Chương:
Đau nửa đầu chúng tôi gọi là chưa đủ, mà đây là bệnh Migraine. Bệnh đau nửa đầu như khán giả gọi đó là nguyên nhân gây nên đột quỵ não. Theo tính toán của các chuyên gia trong và ngoài nước nếu một người đau nửa đầu thì có khả năng mắc đột quỵ gấp 2 đến gấp 3 người bình thường mà không đau nửa đầu. Trong thống kê của chúng tôi thấy có 1 tỉ lệ lớn bệnh nhân bị đột quỵ có tiền sử được chẩn đoán đau nửa đầu. Vì vậy, bệnh đau nửa đầu và đột quỵ có mối quan hệ gần gũi hơn những người không đau nửa đầu, do vậy, các chuyên gia coi đó là một trong những yếu tố nguy cơ. Như vậy, bạn có thể mắc đột quỵ nhiều hơn người khác gấp 2 lần nên cần lưu ý.
Câu hỏi: Tôi năm nay 35 tuổi, bị đau đầu thường xuyên nhưng không biết tại sao. Cũng kéo dài mấy tháng nay. Bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi cần làm những gì để kiểm tra và điều trị khỏi đau đầu này không ?
BSCKI. Nguyễn Đình Tuấn:
Bệnh nhân đau đầu, trước hết cần hiểu đây là triệu chứng của rất nhiều bệnh, đây có thể là triệu chứng của bệnh tại não - mạch não, ví dụ như u não, dị dạng mạch máu não… có thể là biểu hiện của bệnh lý ở cơ quan lân cận như bệnh lý ở cơ quan mắt, chuyên khoa tai mũi họng, bệnh lý viêm xoang cũng có thể gây đau đầu; Bệnh lý của các dây thần kinh sọ như bệnh lý đau dây thần kinh số 5, bệnh lý đau dây thần kinh chẩm,… Ngoài ra, có thể là triệu chứng của bệnh lý toàn thân khác như tăng huyết áp, bệnh lý tuyến giáp, hay nhóm bệnh lý của chuyên khoa tâm thần,...
Tuy nhiên, trên mỗi bệnh lý, đau đầu của mỗi chuyên khoa lại có biểu hiện khác nhau, tính chất đau đầu cũng khác nhau, do vậy, bạn mới chỉ cung cấp thông tin đau đầu kéo dài thì chưa đủ thông tin để bác sĩ giải đáp được chính xác tình trạng sức khỏe.
Do vậy, bạn cần đi khám chuyên khoa Thần kinh để được bác sĩ tư vấn định hướng nhóm đau đầu cụ thể, từ đó đưa ra phương pháp chẩn đoán hình ảnh, cũng như tư vấn các xét nghiệm cần thiết cho bạn.
Câu hỏi: Tôi bị chẩn đoán đái tháo đường (ĐTĐ) vậy nguy cơ bị tim mạch, đột quỵ của tôi có cao ko?
GS.TS Nguyễn Văn Chương:
Nếu bạn mắc ĐTĐ thì bạn là "ứng cử viên" tương đối sáng giá của bệnh đột quỵ.
Theo thống kê của chúng tôi, số bệnh nhân đột quỵ có ĐTĐ chiếm 20-40%. Như chúng tôi vừa trả lời câu hỏi, bệnh nhân bị đau nửa đầu có mắc đột quỵ không thì những người đau nữa đầu có thể mắc đột quỵ gấp đôi người bình thường, nhưng với những người bị tiểu đường lại có nguy cơ đột quỵ cao gấp từ 2 đến 4 người so với người không bị đái tháo đường.
Vì vậy, với trường hợp của bạn nên kiểm soát đường huyết cho tốt, giữ đường huyết luôn luôn ở mức độ bình thường, không có thì nguy cơ đột quỵ sẽ rất cao. Bởi bản thân tiểu đường nó đánh trực tiếp vào các mạch máu, nó làm vỡ xơ mạch máu, hẹp động mạch máu,... nó cũng đánh trực tiếp vào tế bào não, làm tế bào não hoạt động kém hơn. Đây là hai lý do mà người mắc bệnh tiểu đường thuộc yếu tố nguy cơ rất hay gặp bệnh cạnh huyết áp, do vậy bạn cần hết sức cảnh giác và tư vấn điều trị cho có hiệu quả.
Câu hỏi: Chế độ ăn uống sinh hoạt có liên quan đến đột quỵ ko bác sĩ?
BSCKI. Nguyễn Đình Tuấn:
Bạn có hỏi chế độ ăn uống sinh hoạt có liên quan đến đột quỵ không thì chúng tôi trả lời là có. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ đột quỵ tới 30% so với nhóm nguyên nhân khác, do vậy, chế độ ăn giàu bơ, mỡ, tạng động vật sẽ làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể, khi tăng cholesterol làm tăng nguy cơ vữa xơ mạch máu, từ đó tăng nguy cơ của đột quỵ não.
Thứ 2, về chế độ sinh hoạt, lối sống thụ động, ít vận động sẽ tiềm ẩn rất nhiều bệnh như bệnh lý tim mạch, bệnh lý về đái tháo đường,... Tất cả những nguyên nhân đó đều ảnh hưởng tới nguy cơ tai biến mạch máu não, hay còn gọi là đột quỵ.
Theo nghiên cứu của nhiều tổ chức thì hút thuốc lá cũng là nguy cơ của đột quỵ. Khi làm nghiên cứu thì những người hút thuốc lá bị động và thụ động đều tăng nguy cơ đột quỵ lên tới 2 lần so với những người bình thường cùng lứa tuổi, không khác nhau về nam giới và nữ giới. Như vậy, chế độ ăn uống ảnh hưởng rất rõ ràng tới đột quỵ nên cần ăn uống khoa học.
Câu hỏi: Bác tôi được chẩn đoán cơn tai biến mạch máu não thì cần phải làm những gì để không bị tai biến mạch máu não lần thứ 2.
BSCKI. Nguyễn Đình Tuấn:
Bệnh nhân đã được chẩn đoán tai biến mạch máu não, thì cần dự phòng tai biến mạch máu não cấp 2 đối với bệnh nhân. Trên một bệnh nhân tai biến mạch máu não chúng ta cần kiểm soát được những yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được, những yếu tố nguy cơ này được kiểm soát sẽ giảm nguy cơ tai biến mạch máu não.
Những yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được gồm bệnh tăng huyết áp, bệnh ĐTĐ, cân nặng, béo phì, kiểm soát lối sống của bệnh nhân (hạn chế sử dụng rượu bia, tránh hút thuốc lào, thuốc lá, hạn chế sử dụng các chất gây nghiện khác), đó là những yếu tố cần thiết cho bệnh nhân.
Thứ 2, bệnh nhân có tiền sử nhồi máu não cần được dự phòng điều trị tai biến mạch máu não.
Hiện tại bệnh nhân nên được bác sĩ chuyên khoa Thần kinh thăm khám trên bệnh nhân cụ thể để đưa ra phác đồ điều trị dự phòng cụ thể tốt nhất.
Với nội dung câu hỏi này, GS Chương còn đưa ra một số lưu ý, trong thực hành nghề nghiệp của chúng tôi, chúng tôi coi trọng hoàn cảnh khởi phát đột quỵ. Ví dụ, yếu tố tâm lý, nhiều bệnh nhân nổi cơn giận, cáu và tự nhiên bị đột quỵ ngay, hoặc thay đổi thời tiết. Đây là những nguy cơ rất dễ khởi phát đột quỵ, kể cả đột quỵ tái diễn dễ xảy ra hơn. Do vậy, chúng ta cần chú ý các yếu tố thuận lợi khởi phát như làm việc căng thẳng quá, buồn hoặc vui quá, tránh những ngày thay đổi thời tiết, vì đây cũng tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ.
Câu hỏi: Bố tôi được chẩn đoán nhồi máu não, hiện tại nói khó, liệt nửa người, bây giờ đã được xuất viện, tối muốn được bs hướng dẫn về chăm sóc cho bố tôi.
GS.TS Nguyễn Văn Chương:
Thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi còn chưa đầy đủ. Bởi thông tin đầu tiên chúng tôi cần biết đó là bố bạn bị đột quỵ do nhồi máu não hay chảy máu não, trong điều trị kết quả thế nào, các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, các yếu tố nguy cơ khác (béo phì) có không và các thuốc bác sĩ đã kê cho bố bạn là gì. Tuy nhiên nói chung với tất cả những bệnh nhân đã mắc đột quỵ khi ra viện cần dự phòng cấp 2, tức là dự phòng tái diễn với bệnh nhân đột quỵ, có nghĩa là không mắc những nguy cơ mới, ví dụ chưa có tăng huyết áp thì không để tăng huyết áp, chưa đái tháo đường thì không để đái tháo đường.
Với những yếu tố nguy cơ đã mắc rồi thì cần điều trị cho có hiệu quả, tránh xông pha những ngày thay đổi thời tiết. Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi, luôn luôn sử dụng các thực phẩm dinh dưỡng thần kinh sau đột quỵ để bảo đảm não hoạt động tốt hơn, còn cụ thể hơn bạn có thể đưa bố đến viện để chúng tôi có điều kiện khám và tư vấn cụ thể hơn nữa.
Câu hỏi: Thưa chuyên gia, bố tôi năm nay 77 tuổi vừa bị đột quỵ, xin chuyên gia cho biết cách hồi phục sau đột quỵ phải làm như thế nào để bố tôi có thể phục vụ phần nào sức khỏe?
BSCKI. Nguyễn Đình Tuấn:
Với câu hỏi bạn đưa ra, chúng tôi chưa có nhiều dữ liệu, tuy nhiên, với hồi phục chức năng sau đột quỵ thì cơ bản bệnh nhân cần được hồi phục chức năng ngôn ngữ và phục hồi chức năng vận động cũng như dự phòng đột quỵ tái phát.
Về phục hồi chức năng, cần làm càng sớm càng tốt với bệnh nhân nhồi máu não, còn bệnh nhân chảy máu não thì chúng ta có thể trì hoãn được. Trong vòng 6 tháng sau đột quỵ thì phục hồi chức năng được khuyến khích với bệnh nhân, phục vụ hồi này sẽ giảm gánh nặng bệnh tật với bệnh nhân, gia đình và xã hội, tạo điều kiện cho bệnh nhân tái hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, bạn có thể cho chúng tôi thêm thông tin hoặc đến bệnh viện để chúng tôi thăm khám sẽ đưa ra phương pháp phục hồi chức năng cho bố của bạn.
Bên cạnh những thông tin chia sẻ của BS Tuấn, GS Chương còn chia sẻ thêm, mục tiêu của chúng tôi điều trị để giành giật khả năng tái hòa nhập cộng đồng cho bệnh nhân đột quỵ là những giờ, những ngày, tuần đầu tiên. Còn ở những bệnh nhân đã điều trị thì những gì cố gằng thì chúng tôi đã cố gắng rồi, còn bệnh nhân đang điều trị ở gia đình thì đừng hút thuốc như tôi đã khuyến cáo ở trên, sử dụng các thuốc dưỡng tốt cho tuần hoàn não. Tiếp đó là hướng dẫn bệnh nhân dùng cơ thể khuyết tất của mình để khắc phục những sinh hoạt, hướng dẫn bệnh nhân tái hòa nhập với thân thể không hoàn thiện của mình để dần dần bệnh nhân sẽ quen với các động tác trong sinh hoạt, từ đó tự hồi phục mình.
Câu hỏi: Thưa bác sĩ, cháu thỉnh thoảng bị trúng gió, liệu có khả năng đột quỵ không ạ?
GS.TS Nguyễn Văn Chương:
Bạn cho biết thỉnh thoảng bạn cảm hay dân gian còn gọi là trúng gió, ở Việt Nam, khái niệm cảm rất phong phú, rất rộng và trừu tượng. Do vậy, chúng tay hãy bàn vì sợ bạn đánh đồng đột quỵ với cảm, nếu trong trường hợp bạn có cảm và liệt nửa mặt, có tê nửa người, bạn có nói không diễn đạt ý của mình, hoặc không hiểu ý kiến người khác, sau đó nó lại hết, thì bạn dè chừng vì đây sẽ là biểu hiện sớm thông báo bạn sẽ bị đột quỵ.
Bị trúng gió xong người mệt mỏi, tụt huyết áp, chóng mặt, sau đó ngày hôm sau lại hoạt động bình thường là vấn đề khác. Tuy nhiên, nếu bạn còn trẻ mà có những trục chặc về sức khỏe thì tôi khuyên bạn nên đi khám chuyên khoa, trong đó có hai chuyên gia đầu ngành là chuyên ngành Thần kinh và chuyên ngành Tim mạch, khi đó bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho bạn.
Câu hỏi: Ông nhà em huyết áp cao uống thuốc đều duy trì ở 130/80 có lúc uống thuốc mà đo vẫn hơn 200, hỏi bác sĩ có uống được gì hõ trợ phòng tai biến không ạ?
BSCKI. Nguyễn Đình Tuấn:
Thuốc để phòng tai biến trên bệnh nhân tăng huyết áp đó là chúng ta kiểm soát huyết áp. Trường hợp huyết áp ông của bạn có lúc dao động lên khoảng 200 mmHg, cơn tăng huyết áp như vậy là cơn tăng huyết áp cấp cứu.
Tăng huyết áp cấp cứu có thể ảnh hưởng tới cơ quan đích, đó là tai biến mạch máu não, đó là đột quỵ tim, do vậy, thay vì tìm thuốc nào đó dự phòng tai biến mạch máu não, bạn hãy kiểm soát huyết áp cho ông của bạn.
Thứ 2, là kiểm soát thêm những yếu tố nguy cơ khác, trên một bệnh nhân tăng huyết áp, tốt nhất là nên đến cơ sở để được kiểm soát bởi bác sĩ chuyên khoa Tim mạch. Từ đó, bác sĩ sẽ được tư vấn tốt nhất kiểm soát các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp, kiểm soát huyết áp bằng thuốc tăng huyết áp để phù hợp với bệnh nhân. Vì theo nghiên cứu của một số tổ chức, khi huyết áp tối đa tăng lên 140-159 mmHg và huyết áp tối thiểu từ 90-94 mmHg sẽ tăng lên 50% nguy cơ đột quỵ so với nhóm khác, do vậy, việc làm đầu tiên của ông bạn là cần được kiểm soát huyết áp tối ưu. Huyết áp tối ưu thì huyết áp đối đa là 140 mmHg và huyết áp tối thiểu sẽ dưới 85 mmHg.
Câu hỏi: Thưa BS, hiện có trào lưu tự kiểm tra khả năng chống đột quỵ bằng cách đứng trên 1 trong tối thiểu 20s, các bác sĩ có thể cho biết việc làm này có ý nghĩa không? Cảm ơn BS?
BSCKI. Nguyễn Đình Tuấn:
Theo các thông tin hướng dẫn về chẩn đoán đột quỵ, thì chưa có một hướng dẫn của tổ chức nào nói chúng ta đứng một chân 20 giây có thể kiểm tra chúng ta đột quỵ hay không. Đây có thể là một trào lưu trẻ, với trào lưu này có thể rất nhiều bạn trẻ, nhưng vẫn chưa có một bằng chứng khoa học nào có mối liên quan giữa việc đứng một chân 20 giây và nguy cơ của đột quỵ.
Theo GS Chương, bạn cần xem bệnh nhận đó có ĐTĐ hay không, bệnh nhân có đau nửa đầu không, có béo phì, ít vận động, hay có nghiện bia rượu không,… Nếu bệnh nhân có nhiều yếu tố như thế thì sẽ dễ bị đột quỵ, nếu không bị thì bệnh nhân sẽ ít bị đột quỵ hơn. Vì vậy, để biết mình có bị đột quỵ hay không cần phải sàng lọc để biết bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ hay không, đã mắc chưa, có khởi phát hay không, có liệt nửa mặt hay không.
Với cá nhân GS Chương cũng khuyến khích người dân đứng thăng bằng một chân, không vì để cho chẩn đoán đột quỵ, mà để tạo phong trào rèn luyện sức khỏe và dự phòng mắc bệnh đột quỵ.
Câu hỏi: đau đầu nửa đầu làm thế nào khỏi ạ? Thưa chuyên gia?
BSCKI. Nguyễn Đình Tuấn:
Đau nửa đầu là triệu chứng của rất nhiều bệnh, với mỗi bệnh khác nhau thì tính chất đau nửa đầu sẽ khác nhau, BS Tuấn đã thể liệt kê một số nguyên nhân gây đau nửa đầu như:
Đau nửa đầu Migraine: Đây là bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ trẻ, có thể đau đầu 1 bên hoặc 2 bên đau như nhịp mạch đập, thường đau thành cơn, có thể kèm theo nôn, buồn nôn, sợ ánh sáng, tiếng động trong cơn đau.
Đau thần kinh chẩm: Đau dây thần kinh chẩm có thể gây ra cơn đau dữ dội mà cảm giác như bị giật mạnh hay như điện giật ở phía sau đầu và cổ. Da đầu có thể trở nên nhạy cảm đau và thậm chí chải tóc cũng có thể làm tăng cơn đau,…
Đau dây thần kinh số V: Là một loại đau đặc thù riêng biệt, cơn đau rất nặng, xảy ra đột ngột và diễn ra nhanh chóng, chỉ kéo dài từ khoảng vài giây cho đến vài phút, đau nửa bên mặt.
Đau nửa đầu trong u não: Có thể bắt gặp ở khoảng 50% số bệnh nhân u não. Thường là đau đầu dai dẳng, nó không như chứng đau nửa đầu Migraine, đau nhiều hơn vào buổi sáng khi thức dậy. Kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn hoặc các triệu chứng thần kinh khu trú khác. Đau tăng khi ho, tập thể dục hay khi thay đổi tư thế,...
Đau nửa đầu trong Glocom (thiên đầu thống): Mắt đau nhức đột ngột, dữ dội, đau lan lên đỉnh đầu, rối loạn thị lực.
Đau nửa đầu do bệnh lý tai trong: Thường kèm theo ù tai, nhức tai, chảy dịch tai…
Và còn rất nhiều bệnh lý khác có biểu hiện đau nửa đầu, do vậy bạn cần khám chuyên khoa Thần kinh để có định hướng chấn đoán và xét nghiệm thăm dò phù hợp. Từ đó có chẩn đoán chính xác nguyên nhân đau đầu và hướng điều trị cụ thể cho bạn.
Câu hỏi: Thưa chuyên gia, bệnh đột quỵ, thường có dấu hiệu gì?
BSCKI. Nguyễn Đình Tuấn: Một số dấu hiệu cảnh báo tai biến mạch máu não thường gặp bao gồm:
• Đột ngột đau đầu, chóng mặt;
• Nôn hoặc buồn nôn đột ngột;
• Có thể rối loạn ý thức ở các mức độ khác nhau: lú lẫn, ngủ gà, hôn mê;
• Rối loạn ngôn ngữ: Khó khăn trong nói, đọc, viết và tính toán;
• Rối loạn thị lực: Nhìn mờ hoặc mất thị lực;
• Liệt dây thần kinh: Méo miệng, lác mắt, sụp mi;
• Liệt một chân, một tay hay liệt nửa người;
• Rối loạn cảm giác tay chân hoặc nửa người;
• Tiểu tiện không tự chủ hay bí tiểu tiện;
• Co giật.
Các triệu chứng này xuất hiện đột ngột, có xu hướng càng nặng dần.
Câu hỏi: Thưa chuyên gia bênh đột quỵ thường rơi vào tầm tuổi bao nhiêu ạ?
BSCKI. Nguyễn Đình Tuấn:
Trước hết phải nói là đột quỵ não có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên mỗi lứa tuổi khác nhau nguy cơ đột quỵ và dạng đột quỵ khác nhau.
Theo thống kê 60 - 70% số bệnh nhân đột quỵ là trên 60 tuổi.
Đột quỵ não ở người trẻ thường gặp hơn là đột quỵ chảy máu não, thường do vỡ dị dạng mạch não (dị dạng mạch não này thường do bẩm sinh).
Để giảm nguy cơ đột quỵ thì mọi lứa tuổi, mọi thời điểm chúng ta nên kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được sẽ giảm nguy cơ đột quỵ, những yếu tố nguy
Chuyên khoa Thần kinh, Tim mạch của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín được người dân cả nước tin tưởng đến khám chữa bệnh.
Với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, cùng trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật hiện đại như máy MRI, CT-Scanner, điện não đồ,… bệnh viện luôn bảo đảm kết quả khám nhanh chóng, chính xác nhất.
Thời gian làm việc tất cả các ngày trong tuần, khi có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, khách hàng có thể đến 1 trong 3 cơ sở khám chữa bệnh tại Hà Nội để được phục vụ, gồm: 42 Nghĩa Dũng | 99 Trích Sài | số 3 Khuất Duy Tiến.
Mọi thông tin chi tiết, quý vị vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được giải đáp cụ thể.
Để theo dõi lại tạo đàm online "Nhận biết để phòng ngừa sớm đột quỵ", bạn vui lòng click vào link sau: https:/www.youtube.com/watch?v=7pEqn8THsU0&t=1717s
Đồng thời, bạn đừng quên like, theo dõi fanpage BVĐK MEDLATEC, cũng như nhấn “theo dõi” fanpage và Youtube của BVĐK MEDLATEC để cập nhật những kiến thức y khoa hữu ích.
Chuyên đề tiếp theo là “Phát hiện và điều trị các loại bệnh liên quan dị ứng” sự tham gia của Chuyên gia PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn: Nguyên Giám đốc Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai; Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dị ứng - MDLS Trường ĐH Y Hà Nội; Giảng viên cao cấp - Trường Đại học Y Hà Nội. Chương trình được phát trực tiếp trên fanpage/Youtube BVĐK MEDLATEC, từ 20h-21h, thứ 5 tuần, ngày 7/5/2020. Mời quý vị đón xem!
|