Vitamin C đóng vai trò không nhỏ trong quá trình tổng hợp và chuyển hóa chất, tăng cường miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể. Nói như vậy không có nghĩa là cần phải bổ sung thật nhiều loại vitamin này. Nếu thừa vitamin C, cơ thể cũng sẽ phải đối mặt với không ít vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
23/11/2022 | Vitamin PP là gì? Tác dụng của vitamin PP đối với cơ thể 06/10/2022 | Chuyên gia giải đáp: Vitamin D3 uống vào lúc nào trong ngày? 13/04/2022 | Tầm quan trọng của các loại vitamin cho người tiểu đường
1. Vitamin C có tác dụng như thế nào với cơ thể?
Đối với cơ thể, vitamin C có vai trò vô cùng quan trọng:
- Tham gia vào quá trình tạo ra collagen cùng một số thành phần của mô liên kết.
- Hỗ trợ chuyển hóa sắt hóa trị 3 sang sắt hóa trị 2 nhờ đó mà cơ thể sẽ hấp thụ sắt tốt hơn. Đây cũng chính là lý do chuyên gia y tế khuyên khi bổ sung sắt nên uống kèm vitamin C.
Vitamin C giúp cho quá trình hấp thu sắt trở nên dễ hơn
- Tham gia vào quá trình tổng hợp hormone vỏ thượng thận, chất catecholamin, tăng interferon để cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.
- Trung hòa gốc tự do do các phản ứng chuyển hóa trong cơ thể sinh ra nhờ đó mà chống oxy hóa và bảo vệ sự toàn vẹn của màng tế bào.
- Có mặt trong một số quá trình chuyển hóa của cơ thể: lipid, protid, glucid.
- Hỗ trợ tăng cường hấp thu calci và tăng mật độ xương.
2. Cơ thể thừa vitamin C có dấu hiệu như thế nào?
2.1. Liều lượng vitamin C phù hợp theo độ tuổi và giới tính
Cơ thể con người không thể tự tổng hợp được vitamin C mà cần được cung cấp qua con đường ăn uống. Hầu hết những người có thể trạng ốm yếu và không thể ăn uống được hoặc người ăn kém, thường xuyên ốm đau,... mới cần bổ sung thêm vitamin C qua đường uống.
Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ khuyến nghị về lượng vitamin C cần thiết theo độ tuổi như sau:
- Phụ nữ trưởng thành: 70mg/ngày.
- Nam giới trưởng thành: 90mg/ ngày.
Riêng thai phụ và phụ nữ đang cho con bú sẽ cần lượng vitamin C nhiều hơn so với nhóm trên. Tuy nhiên, mỗi người lớn không nên bổ sung quá 2.000 mg vitamin C/ngày. Nếu vượt quá ngưỡng này sẽ khiến cơ thể đứng trước nguy cơ thừa vitamin C.
2.2. Dấu hiệu cho thấy cơ thể thừa vitamin C
Khi xảy ra tình trạng dư thừa vitamin C cơ thể thường xuất hiện các triệu chứng:
- Tiêu chảy.
- Hay buồn nôn.
- Bị đau quặn bụng.
- Đầy hơi.
3. Thừa vitamin C có gây hại gì không?
Về cơ bản, sự dư thừa vitamin C trong cơ thể không nguy hại cho tính mạng. Tuy nhiên, sử dụng vitamin C liều cao kéo dài rất dễ khiến cơ thể rơi vào tình trạng dư thừa loại vitamin này và tiềm ẩn tương đối nhiều vấn đề rủi ro:
Thừa vitamin C có nguy cơ bị sỏi thận
3.1. Sỏi thận
Bị thừa vitamin C có thể khiến cho sự bài tiết hợp chất oxalat và acid uric trong nước tiểu tăng lên và hình thành sỏi thận. Oxalat chủ yếu đi ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu nhưng có một số ít trường hợp oxalat liên kết với các khoáng chất hình thành tinh thể có thể tạo nên sỏi thận.
Phụ nữ sau khi uống ≥ 4g vitamin C/ngày trong 4 tháng có thể bị sỏi thận. Người có tiền sử sỏi thận cũng sẽ dễ hình thành sỏi hơn khi bổ sung một lượng vitamin C lớn.
3.2. Dinh dưỡng mất cân bằng
Khả năng hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể có thể bị suy giảm nếu dư thừa vitamin C. Một số trường hợp bổ sung quá nhiều vitamin C làm cho hàm lượng vitamin B12 và đồng trong cơ thể bị suy giảm. Ngoài ra, vitamin C có thể tăng hấp thụ sắt nên sẽ gây nên tình trạng lượng sắt trong cơ thể tăng quá cao.
3.3. Rối loạn tiêu hóa
Hấp thụ quá nhiều vitamin C liều cao có thể gây nên tác dụng phụ là khó tiêu hóa. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất ở người dư thừa vitamin C là buồn nôn, tiêu chảy, trào ngược axit dạ dày.
3.4. Bệnh gout
Khi cơ thể có hàm lượng vitamin C vượt ngưỡng cho phép sẽ làm tăng hàm lượng acid uric, tồn đọng tinh thể urat ở khớp từ đó sinh ra cơn gout cấp. Bệnh lý này gây sưng, đỏ và đau khớp dữ dội, có thể biến chứng tăng huyết áp, suy thận,…
3.5. Loét dạ dày - tá tràng
Nếu thường xuyên bổ sung vitamin C liều cao rất dễ bị nhiễm trùng, viêm nhiễm tá tràng và dạ dày từ đó gây nên các cơn đau quặn bụng ngày càng dữ dội.
Thường xuyên bổ sung vitamin C liều cao có thể bị viêm loét dạ dày
3.6. Ứ sắt
Những trường hợp mắc bệnh huyết sắc tố nên thận trọng khi bổ sung vitamin C vì nó có nguy cơ làm tăng tích tụ sắt trong cơ thể. Trường hợp này nếu bổ sung thừa vitamin C có thể gây thừa và lắng cặn sắt dễ gây tổn thương nghiêm trọng cho gan, tim, tuyến giáp, tuyến tụy và hệ thần kinh trung ương.
4. Để tránh bị thừa vitamin C cần lưu ý
Để tránh những hệ lụy do thừa vitamin C gây ra như trên trong quá trình bổ sung loại vitamin này cần lưu ý:
- Nên tránh dùng vitamin C khi đói để không khiến bụng khó chịu, cồn cào hay dễ bị rối loạn tiêu hóa.
- Nên uống vitamin C vào buổi sáng để cơ thể hấp thu tốt hơn và không nên uống vào buổi tối để tránh bị mất ngủ.
- Trong thời gian bổ sung vitamin C không nên uống rượu bia hay hút thuốc lá để tránh làm giảm nồng độ vitamin C trong cơ thể.
- Nên bổ sung vitamin C từ thực phẩm tự nhiên hơn là thực phẩm chức năng để đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng tự nhiên cho cơ thể.
- Nên uống nhiều nước khi uống vitamin C để cơ thể hấp thụ vitamin C nhanh hơn vì nó rất nhanh trong nước.
- Không được dùng vitamin C cùng Deferoxamin vì rất dễ tăng độc tính của sắt với mô, nhất là mô tim vì nó có thể gây tim mất bù.
Về cơ bản, việc bổ sung vitamin C ở ngưỡng cho phép là an toàn và cần thiết, nhất là khi nguồn cung cấp C từ thực phẩm chứ không phải là thực phẩm chức năng bổ sung. Nguy cơ gặp tác dụng phụ do tiêu thụ quá nhiều chủ yếu gặp ở nhóm này và bổ sung liều cao kéo dài. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, thì việc bổ sung vitamin C liều cao nên có sự kiểm tra và chỉ định liều lượng phù hợp từ bác sĩ chuyên khoa.