Bệnh nhiễm phế cầu là một trong những căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Đối với trẻ chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh càng có nguy cơ mắc bệnh và để lại nhiều biến chứng. Để trẻ không mắc phải căn bệnh này, khi đến tuổi tiêm phòng cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm vắc xin phế cầu. Vậy vắc xin phế cầu là loại vắc xin gì, nên tiêm khi nào, hiệu quả bao lâu,...?
01/11/2019 | Tiêm vắc xin phế cầu là gì và có nên tiêm cho trẻ không? 25/10/2019 | 5 điều cần biết về vắc xin ngừa phế cầu 21/10/2019 | Có nên tiêm vắc xin phế cầu không và lịch tiêm như thế nào?
1. Vắc xin phế cầu là loại vắc xin gì?
Một trong số các loại vắc xin ngừa phế cầu hiện nay là vắc xin Synflorix, nguồn gốc xuất xứ từ Bỉ. Vắc xin có khả năng phòng ngừa 10 chủng phổ biến nhất của phế cầu khuẩn. Phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ở trẻ từ 6 tuần - 5 tuổi.
Vắc xin phế cầu
Khi phế cầu khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ sẽ gây ra nhiều căn bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ gặp các di chứng, thậm chí tử vong.
Bên cạnh loại vắc xin Synflorix còn có 2 dòng vắc xin phế cầu đang được sử dụng hiện nay là Pneumo 23 và Prevenar 13.
2. Các bệnh trẻ thường gặp khi không được tiêm vắc xin phế cầu
Vắc xin phế cầu được chứng minh có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm do phế cầu. Tuy nhiên vẫn còn nhiều mẹ chủ quan, chưa hiểu hết về dòng vắc xin này. Nếu trẻ không được tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu thì sẽ mắc những chứng bệnh sau:
Trẻ dễ mắc nhiều di chứng nếu không được tiêm vắc xin trị phế cầu
2.1. Bệnh viêm tai giữa
Khi vi khuẩn phế cầu xâm nhập vào các ổ viêm ở vùng mũi họng sẽ lan qua vòi nhĩ. Gây ra tình trạng viêm, xuất hiện mủ và ứ đọng dịch nhầy trong tai khiến trẻ bị viêm tai giữa cấp.
Tình trạng này để lâu sẽ gây thủng màng nhĩ, ảnh hưởng đến khả năng nghe phản xạ ở trẻ.
2.2. Bệnh viêm màng não
Vi khuẩn phế cầu xuất hiện ở vùng niêm mạc hầu họng sau đó lan qua các vùng hô hấp xung quanh. Trẻ mắc viêm màng não có thể gây tử vong hay để lại di chứng nặng khi không được điều trị kịp thời.
2.3. Bệnh viêm phổi
Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi do lây lan từ những người nhiễm bệnh ở xung quanh. Bởi vi khuẩn phế cầu thường trú ngụ ở hầu họng người bệnh hoặc người bình thường. Sau khi người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện sẽ phát tán vi khuẩn ra ngoài môi trường sống. Đặc biệt trẻ có sức khỏe yếu, sức đề kháng yếu càng dễ bị nhiễm vi khuẩn và dẫn tới viêm phổi.
3. Lịch tiêm vắc xin phế cầu dành cho trẻ
3.1. Liệu trình tiêm
Với những căn bệnh nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu gây ra, các mẹ không nên chủ quan. Các mẹ nên dành thời gian tìm hiểu về vắc xin phòng ngừa bệnh do phế cầu đồng thời cập nhật các thời điểm lý tưởng để đưa trẻ đi tiêm. Dưới đây là lịch tiêm vắc xin phế cầu áp dụng cho trẻ khi đủ tuổi:
Vắc xin Synflorix thường được tiêm theo 3 giai đoạn
Cha mẹ cần cập nhật lịch tiêm cho trẻ
3.1.1. Đối với trẻ 6 tuần - 6 tháng
Trẻ 6 tuần - 6 tháng nên tiêm 2 liều với 1 trong 2 liệu trình như sau:
Liệu trình 3 liều cơ bản:
Đối với trẻ chưa từng tiêm vắc xin thì đây là liệu trình cần thực hiện để có kết quả tối ưu. Liều thứ nhất thường được tiêm khi trẻ đủ 6 tuần tuổi, cách 1 tháng sẽ tiêm tiếp liều 2. Liều thứ 3 cách liều thứ 2 khoảng 1 tháng.
Liệu trình 2 liều cơ bản:
3.1.2. Đối với trẻ 7 - 11 tháng tuổi
Trẻ trong độ tuổi này nên áp dụng liệu trình tiêm 2 liều cộng thêm 1 lần nhắc lại. Liều thứ 2 cách liều đầu tiên khoảng 1 tháng. Sau khi trẻ hơn 1 tuổi thì tiêm liều nhắc lại và cách liều thứ 2 khoảng 2 tháng.
3.1.3. Đối với trẻ 1 - 5 tuổi
Trẻ trong độ tuổi này áp dụng liệu trình tiêm 2 liều và mỗi liều nên cách nhau tối thiểu 2 tháng
3.2. Chống chỉ định khi tiêm vắc xin Synflorix
Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh phế cầu cần thực hiện trên trẻ khỏe mạnh và đủ tuổi tiêm phòng. Một vài trường hợp bị chống chỉ định với vắc xin, bao gồm:
-
Trẻ nhỏ bị sốt đột ngột hoặc mắc các bệnh lý cấp tính không nên tiêm vắc xin.
-
Trẻ có các dấu hiệu dị ứng, phản ứng với bất kỳ thành phần nào chứa trong vắc xin phế cầu.
-
Để đảm bảo an toàn cho trẻ, cha mẹ cần trao đổi với bác sĩ trước khi tiêm.
4. Một vài tác dụng phụ khi tiêm vắc xin Synflorix
Sau khi tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh phế cầu, trẻ có thể gặp một số tác dụng phụ ngoài mong muốn. Bao gồm các dấu hiệu: Sốt, sưng đỏ và đau ở chỗ tiêm, chán ăn. Một vài dấu hiệu hiếm gặp như: Khóc nhiều, nôn, tiêu chảy, tụ máu hoặc chảy máu ở vùng tiêm và nổi ban.
Một vài tác dụng phụ không mong muốn khi tiêm vắc xin
Nếu các tác dụng phụ không gây nguy hiểm cho trẻ và mất sau vài ngày thì cha mẹ không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt cao đột ngột và có các dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Các bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp chuyên môn, giảm thiểu các rủi ro không mong muốn.
5. Lý do nên tiêm vắc xin phế cầu tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Tiêm vắc xin là dịch vụ đòi hỏi cơ sở tiêm phòng phải đảm bảo an toàn và được thực hiện bởi người có chuyên môn. Bởi tiêm vắc xin không đúng cách có thể để lại nhiều biến chứng khó lường.
Tiêm vắc xin an toàn tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Thay vì đau đầu tìm kiếm các dịch vụ tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu. Cha mẹ có thể tham khảo dịch vụ tiêm vắc xin tại Bệnh viện của chúng tôi. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC trên 23 năm kinh nghiệm, hệ thống xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO: 15189:2012.
Chúng tôi cung cấp các dịch vụ tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu theo yêu cầu của mỗi cha mẹ. Cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm theo lịch tiêm chủng hoặc đặt lịch hẹn tiêm dịch vụ để tiết kiệm thời gian.
Mọi thắc mắc cần tư vấn về dịch vụ tiêm vắc xin phế cầu, cha mẹ liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí 24/24: 1900 56 56 56.