Hiện nay có rất nhiều căn bệnh nguy hiểm do nhiễm phế cầu khuẩn gây ra đặc biệt với trẻ em như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa,... Một trong những biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa, đẩy lùi những bệnh trên là tiêm chủng vắc xin phế cầu khuẩn. Vắc xin phế cầu khuẩn là gì?
1. Vắc xin phế cầu là gì?
Vắc xin phế cầu khuẩn hay còn gọi là vắc xin phế cầu, là loại vắc xin chống lại vi khuẩn Streptococcus pneumoniae.
Có 2 loại vắc xin phế cầu:
-
Vắc xin liên hợp.
-
Vắc xin polysaccharide.
Vắc xin Synflorix được khuyến cáo nên dùng đối với tất cả trẻ em, kể cả trẻ bị nhiễm HIV/AIDS. Vắc xin Poly Pneumo 23 chỉ hiệu quả với người lớn cơ thể khỏe mạnh, không có hiệu quả đối với trẻ em dưới 2 tuổi hoặc người có hệ miễn dịch yếu.
Đây là những loại vắc xin an toàn giúp ngăn ngừa các bệnh nghiêm trọng, mặc dù có thể gây ra một số tác dụng phụ nhưng nhẹ và không đáng kể.
Vắc xin phế cầu là loại vắc xin chống lại vi khuẩn Streptococcus pneumoniae
2. Vắc xin phế cầu khuẩn ngăn ngừa được những bệnh nào?
Phế cầu là vi khuẩn gây bệnh thường gặp ở trẻ em, có thể gây bệnh đơn giản như viêm mũi họng, viêm tai giữa nhưng có thể gây nên các bệnh nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não mủ,... Mặc dù phần lớn các trường hợp dễ dàng điều trị, trẻ có thể khỏi sau thời gian ngắn song cũng có trường hợp nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong. Tiêm vắc xin phế cầu sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh liên quan như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm trùng huyết,...
2.1 Viêm phổi
Viêm phổi là căn bệnh phổ biến ở trẻ khi ở một thùy phổi phải, trái hoặc toàn bộ phổi bị nhiễm trùng cấp tính. Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm phổi: do vi khuẩn, virus hoặc do nấm.
Phổi nhiễm bệnh làm tiết dịch và để lại các tế bào chết, từ đó làm tắc nghẽn các túi khí nhỏ li ti trong phổi và làm giảm trao đổi oxy. Nếu cơ thể không có đủ oxy sẽ không hoạt động bình thường được.
Khi bị viêm phổi, bạn sẽ biểu hiện một số những triệu chứng như: sốt, ớn lạnh, khó thở, ho nặng, đau đầu, buồn nôn, cơ thể vô cùng mỏi mệt. Nếu gặp những triệu chứng đó bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất.
2.2 Viêm tai giữa
Cả người lớn và trẻ em đều có nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa. Đây là một trong những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm bởi nó có thể gây tử vong cho người bệnh.
Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ em phần lớn là do cấu tạo vòi nhĩ phát triển chưa đầy đủ và kích thước ngắn nên các loại vi khuẩn, dịch tiết ở họng, mũi dễ lan đến tai và gây bệnh. Ngoài ra, nếu trẻ em bị các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi, viêm amidan,... cũng sẽ tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn xâm nhập lên vùng tai giữa và gây bệnh.
Vắc xin phế cầu khuẩn có tác dụng ngăn ngừa bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm trùng huyết
Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ có nguy cơ dẫn đến thủng màng nhĩ, làm tiêu xương, gián đoạn chuỗi xương con. Từ đó khả năng nghe của trẻ bị giảm sút nghiêm trọng. Đặc biệt với trường hợp trẻ chưa phát triển lời nói sẽ dẫn đến rối loạn ngôn ngữ về sau.
2.3 Viêm màng não
Viêm màng não là bệnh nhiễm trùng màng bao phủ não và tủy sống. Triệu chứng của bệnh là nhức đầu dữ dội, dai dẳng, bị sốt, cứng cổ, co giật, hôn mê, sợ ánh sáng, buồn nôn hoặc nôn mửa kéo dài. Không chỉ do virus gây ra, với một số trường hợp, nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm. Vi khuẩn thường gặp nhất là Streptococcus pneumonia. Viêm màng não do virus gây ra có thể khỏi trong vài ngày, nhưng do vi khuẩn thì nghiêm trọng hơn.
2.4 Nhiễm trùng huyết
Nhiễm trùng huyết do vi khuẩn xâm nhập liên tiếp vào máu gây nhiễm khuẩn toàn thân. Nhiễm trùng huyết thường diễn biến nặng, nếu không được can thiệp chữa trị kịp thời sẽ không tự khỏi.
Nhiễm trùng huyết biểu hiện các triệu chứng lâm sàng đa dạng, có nguy cơ làm suy các phủ tạng, sốc nhiễm khuẩn, khả năng tử vong cao. Sốc nhiễm khuẩn là một trong những tình trạng trầm trọng nhất của nhiễm trùng huyết.
Nếu sớm được tiêm chủng vắc xin ngừa phế cầu bạn sẽ tránh được nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm trên.
3. Có nên tiêm vắc xin phế cầu cho trẻ không?
Tiêm vắc xin phế cầu khuẩn là một trong những biện pháp hữu hiệu ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn Streptococcus pneumoniae hoặc nếu có bị bệnh, triệu chứng bệnh cũng sẽ được giảm nhẹ.
Hiện nay có 2 loại vắc xin phòng bệnh do phế cầu là Synflorix và Pneumo 23
1. Synflorix là vắc xin liên hợp có tác dụng ngừa các chủng phế cầu type 1, 4, 5, 6b, 7f, 9v, 14, 18c, 19f và 23f
Lịch tiêm:
Trẻ từ 6 tuần tuổi - 6 tháng tuổi
- Liệu trình 3 liều cơ bản: tiêm 3 mũi cách nhau mỗi mũi ít nhất 1 tháng
- Liệu trình 2 liều cơ bản: tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng
- Liều nhắc lại: ít nhất 6 tháng sau mũi tiêm cơ bản cuối cùng
Trẻ từ 7 - 11 tháng:tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng. Liều thứ 3 vào năm tuổi thứ 2, cách ít nhất 2 tháng sau mũi 2
Trẻ từ 12 - 5 tuổi: tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 2 tháng
2. Vắc xin Pneumo 23:
Có tác dụng ngừa các chủng phế cầu type 1, 2, 3, 4, 5, 6B, 7F, 8, 9N, 9v, 10A, 11A, 12F, 14, 15B, 17F, 18C, 19A, 19F, 20, 22F, 23F, 33F.
Chỉ định: Cho trẻ từ 2 tuổi trở lên
Lịch tiêm: một liều 0,5ml
Tiêm nhắc lại 1 liều sau 3 - 5 năm
Nên tiêm vắc xin phế cầu khuẩn cho trẻ
4. Tác dụng phụ khi tiêm vắc xin phế cầu khuẩn
Vắc xin phế cầu khuẩn an toàn như các loại vắc xin khác và ít khi gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nó có thể gây ra một số tác dụng phụ nhẹ, thường sẽ nhanh chóng biến mất trong vài ngày như: sưng đỏ, ngứa hoặc hơi đau ở chỗ tiêm, sốt nhẹ chán ăn, người mỏi mệt, nhức đầu hoặc ớn lạnh bạn nên chú ý theo dõi trong vài giờ, nếu vẫn tiếp diễn có thể đến gặp bác sĩ. Thậm chí, sau khi tiêm đôi khi có thể bị ngất xỉu hoặc cảm thấy chóng mặt, ù tai. Nếu gặp phải những trường hợp như vừa nêu, cần phải liên hệ với bác sĩ ngay.
Vắc xin có thể gây ra một phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, tỉ lệ này rất hiếm gặp. Triệu chứng sẽ xảy ra trong vòng vài phút hoặc vài giờ ngay sau khi tiêm vắc xin.
Sau khi tiêm vắc xin phế cầu khuẩn bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ, cần hỏi ý kiến bác sĩ
Như vậy, bài viết đã giải đáp câu hỏi vắc xin phế cầu khuẩn là gì cho bạn. Đây là loại vắc xin giúp chống lại vi khuẩn gây bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não hay nhiễm trùng huyết. Bạn nên đến một cơ sở y tế uy tín để chủng ngừa. Tại Hà Nội, bạn có thể đến bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đây là một trong những cơ sở y tế được nhiều người tin tưởng lựa chọn bởi chất lượng y tế đạt chuẩn, dịch vụ tiêm chủng, thăm khám tốt.