Lịch tiêm chủng cho bé theo từng tháng tuổi đầy đủ nhất các mẹ cần lưu ý | Medlatec

Lịch tiêm chủng cho bé theo từng tháng tuổi đầy đủ nhất các mẹ cần lưu ý

Trong y học, vaccin ra đời được xem như một thành tựu vượt bậc giúp phòng chống nhiều loại bệnh tật. Với trẻ nhỏ, vaccin mang ý nghĩa rất quan trọng vì đây là độ tuổi dễ nhiễm bệnh do các tác nhân có hại. Do đó, để con mình có được một cơ thể khỏe mạnh, các mẹ cần phải theo dõi lịch tiêm chủng cho bé theo từng tháng tuổi mà MEDLATEC chia sẻ dưới đây.


07/11/2020 | Bạn có biết: Tầm quan trọng của Tiêm chủng mở rộng?
11/10/2020 | Tại sao cha mẹ không nên bỏ qua việc tiêm chủng cho trẻ?

1. Lý do trẻ nên được tiêm chủng một cách đầy đủ

Với trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi, cơ thể vẫn chưa hoàn thiện đầy đủ, nhất là hệ miễn dịch. Tuy nhiên, điều kiện môi trường hiện tại rất phức tạp, khí hậu, nhiệt độ thay đổi thất thường,… tạo điều kiện thuận lợi cho những tác nhân có hại làm đe dọa đến sức khỏe của trẻ. 

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây hại ngoài môi trường

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây hại ngoài môi trường

Không những thế, hiện nay, dịch bệnh đang có xu hướng diễn biến phức tạp với tần suất ngày càng nhiều như H1N1, SARS hoặc H5N1. Trong lúc đó, việc điều trị còn rất hạn chế, với một số bệnh, dù đã được chữa trị kịp thời nhưng vẫn để lại những di chứng khó lường sau này. Đó chính là lý do tại sao trẻ nhỏ cần được tiêm chủng đầy đủ nhằm bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất. 

Lợi ích đem lại của tiêm vaccin là giúp kích thích hình thành kháng thể thông qua hệ miễn dịch. Các kháng thể này có nhiệm vụ nhận diện, phát hiện và tiêu diệt virus giúp bảo vệ cơ thể của trẻ trong các lần xâm nhập sau. Vì vậy, các mẹ phải theo dõi lịch tiêm chủng cho bé sát sao để đảm bảo tiêm đủ liều vaccin cho con yêu của mình, giúp cơ thể của trẻ có thể được bảo vệ một cách tốt nhất.

2. Lịch tiêm chủng cho bé từ 0 đến 24 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thường được tiêm hai mũi vaccin quan trọng là vaccin phòng lao và viêm gan B. Vaccin viêm gan B mũi đầu tiên sẽ được tiêm trong khoảng 24 giờ sau khi trẻ được sinh ra hoặc phải tiêm sớm nhất có thể nếu trường hợp không thực hiện được trong khoảng thời gian này. 

Trẻ sơ sinh cần được tiêm vaccin viêm gan B mũi đầu tiên trong khoảng 24h khi trẻ ra đời

Trẻ sơ sinh cần được tiêm vaccin viêm gan B mũi đầu tiên trong khoảng 24h khi trẻ ra đời

Vaccin phòng lao cần được thực hiện trong khoảng 30 ngày sau khi trẻ ra đời. Vaccin này còn được biết đến với tên gọi khác là vaccin HCG.

Trẻ 1 tháng tuổi

Với trẻ 1 tháng tuổi, nếu trường hợp mẹ bị viêm gan B thì vào thời gian này, trẻ sẽ được tiêm mũi vaccin viêm gan B thứ 2. Ngược lại, mũi thứ 2 của vaccin sẽ được thực hiện cùng với vaccin 6 trong 1 vào thời điểm trẻ được 2 tháng tuổi. 

Trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi đến 2 tháng

Ở giai đoạn này, trẻ thường được tiêm phòng những loại vaccin sau đây:

  • Vaccin chống Rotavirus liều 1 để phòng ngừa tiêu chảy. 

  • Giai đoạn từ 6 tuần tuổi trở đi, trẻ cần được tiêm phòng thêm những loại vaccin phòng bệnh khác như vaccin phòng viêm phổi, viêm màng não hoặc viêm tai giữa mũi đầu tiên.

  • Như đã trình bày ở trên, với trường hợp mẹ không mắc viêm gan B thì mũi vaccin thứ 2 sẽ được tiêm cho trẻ trong khoảng thời gian này. Ngoài ra, trẻ còn được tiêm những loại vaccin khác nữa như vaccin ho gà, uốn ván, bạch cầu, viêm họng, viêm màng não mủ, bại liệt, viêm phổi do Haemophilus influenzae mũi đầu tiên. 

  • Với chương trình tiêm chủng mở rộng hiện nay, trẻ cũng có thể được tiêm vaccin 5 trong 1 cùng với loại vaccin uống phòng ngừa bại liệt hoặc tiêm vaccin 6 trong 1 theo chương trình tiêm chủng dịch vụ. 

Trẻ 3 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, lịch tiêm chủng cho bé thường được thực hiện với những loại vaccin sau đây:

  • Vaccin phòng Rotavirus mũi thứ 2. 

  • Vaccin phòng ngừa bệnh viêm màng não mủ tiêm mũi thứ 2, viêm phổi, viêm tai giữa do phế cầu. 

  • Vaccin phòng ngừa bệnh bạch cầu, viêm phế quản, ho gà, bại liệt, uốn ván, viêm phổi do Haemophilus influenzae tiêm mũi thứ 2, viêm màng não mủ. 

  • Các mẹ cũng có thể lựa chọn vaccin 5 trong 1 và dùng thêm vaccin 6 trong 1 mũi 2 cho con mình.

Trẻ 4 tháng tuổi

Nếu trẻ sử dụng vaccin Rotateq do Mỹ sản xuất thì cần dùng thêm vaccin phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirus mũi thứ 3.

Tiếp tục tiêm mũi thứ 3 của những loại vaccin như viêm màng não mủ, viêm tai giữa do phế cầu, viêm phổi. 

Tiêm mũi 4 vaccin ngừa bệnh viêm gan B và vaccin ho gà, bạch cầu, bại liệt, uốn ván, viêm phổi do Haemophilus influenzae mũi thứ 3, viêm phế quản. 

Cũng có thể thực hiện tiêm vaccin 6 trong 1 mũi thứ 3 hoặc vaccin 5 trong 1 kèm với vaccin bại liệt mũi 3. 

Trẻ 5 tháng tuổi

Nếu ở giai đoạn trước đó trẻ đã tiêm vaccin 5 trong 1 và uống phòng vaccin bại liệt thì trong thời gian này cần cho trẻ tiêm thêm vaccin phòng bại liệt mũi tiếp theo. 

Trẻ 6 tháng tuổi

Vaccin phòng ngừa cúm mùa: Giai đoạn này cần tiêm 1 mũi, một tháng sau tiếp tục mũi thứ 2 và sau đó tiêm nhắc lại hàng năm. 

Vaccin ngừa viêm màng não do mô cầu B, C: tiêm 2 mũi cách nhau khoảng thời gian từ 6 đến 8 tuần là tối thiểu.

Các mẹ cần theo dõi lịch tiêm chủng cho bé thật kỹ lưỡng để đảm bảo con mình được tiêm đầy đủ những loại vaccin cần thiết

Các mẹ cần theo dõi lịch tiêm chủng cho bé thật kỹ lưỡng để đảm bảo con mình được tiêm đầy đủ những loại vaccin cần thiết

Trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, các mẹ cần theo dõi sát sao lịch tiêm chủng cho bé với những loại vaccin dưới đây:

  • Vaccin MMR (sởi - quai bị - rubella) mũi đầu tiên. Mũi này nếu thực hiện ở giai đoạn này thì cần tiêm mũi tiếp theo khoảng 6 tháng sau. Tiếp đó tiêm nhắc lại sau 4 năm. 

  • Nếu trước đó trẻ chưa từng được tiêm phòng vaccin sởi thì cần tiêm ngay mũi MMR đầu tiên, tiếp đó thực hiện tăng cường thêm mũi MVVAC hoặc vaccin MMR sởi – rubella và tiêm nhắc lại mũi MMR thứ 2 vào 4 năm sau.

  • Vaccin phòng ngừa viêm não Nhật Bản Imojev: thực hiện tiêm 2 mũi cách nhau khoảng 1 đến 2 năm. Vaccin này có thể được tiêm cùng đợt với MMR hoặc cách ít nhất 1 tháng. 

Trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi

Với trẻ từ 1 đến 2 tuổi, các mẹ cần theo dõi lịch tiêm chủng cho bé như sau:

  • Vaccin ngừa viêm não Nhật Bản B: Nếu trước đó trẻ chưa tiêm vaccin Imojev thì các mẹ có thể lựa chọn 1 trong 2 loại. Vaccin Imojev được thực hiện tiêm nhắc lại trong vòng 2 năm. 

Trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi cần được tiêm vaccin viêm não Nhật Bản

Trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi cần được tiêm vaccin viêm não Nhật Bản

  • Vaccin Jevax mũi đầu tiên, mũi thứ 2 sẽ được thực hiện khoảng 1 - 2 tuần sau đó, mũi thứ 3 cách khoảng 1 năm rồi tiếp tục tiêm đến khi đủ 15 tuổi với thời gian 3 năm 1 lần. 

  • Vaccin ngừa thủy đậu mũi đầu tiên, thực hiện tiêm nhắc lại mũi tiếp theo sau 4 năm. 

  • Vaccin ngừa viêm gan A mũi đầu tiên, tiêm nhắc lại mũi tiếp theo trong khoảng 6 đến 12 tháng. 

  • Vaccin ngừa bệnh thương hàn: Trẻ có thể tiêm từ khi 24 tuổi và nhắc lại mũi kế tiếp sau 3 năm. 

  • Vaccin phòng ngừa bạch cầu, viêm gan B, uốn ván, viêm họng, bại liệt, viêm phế quản, viêm màng não mủ, viêm phổi do Haemophilus influenzae hoặc vaccin 6 trong 1 mũi thứ 4. Vaccin này cần được hoàn thành cho trẻ khi trước 2 tuổi.

Tóm lại, tiêm chủng cho bé là điều cần thiết và rất quan trọng hiện nay. Các bậc phụ huynh cần lưu ý lịch tiêm chủng cho bé con nhà mình thật sát sao qua những thông tin nêu trên để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho con yêu của mình. Nếu có bất kỳ vấn đề nào, hãy gọi điện qua số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được các bác sĩ giải đáp tận tình và miễn phí.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh: những điều cha mẹ nên biết

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh là giải pháp phòng ngừa chứng rối loạn xuất huyết dẫn đến tử vong và nhiều di chứng nguy hiểm khác do thiếu hụt vitamin này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất để cha mẹ hiểu về ý nghĩa của mũi tiêm vitamin K ngay sau khi trẻ chào đời.
Ngày 01/06/2023

Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho bé và những điều cha mẹ nên biết

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản, cha mẹ nên tìm hiểu và cho con tiêm phòng sớm. Trước khi tiêm chủng, chúng ta cần lựa chọn loại vắc xin phù hợp, tuân thủ lịch tiêm phòng để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo bài viết sau để có thêm nhiều thông tin bổ ích trước khi cho trẻ đi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản.
Ngày 01/06/2023

Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung HPV tiêm mấy mũi?

Ung thư cổ tử cung đang ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi và trở thành nỗi lo lắng của mọi chị em phụ nữ. Vì thế, hiện nay việc tiêm phòng HPV để ngừa ung thư cổ tử cung luôn được quan tâm hơn bao giờ hết. Vậy vắc xin HPV tiêm mấy mũi? Khi nào là thời điểm tiêm ngừa tốt nhất?
Ngày 30/05/2023

Chia sẻ lịch tiêm vắc xin phế cầu dành cho trẻ nhỏ

Phế cầu là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh nhiễm trùng, sức đề kháng suy giảm nghiêm trọng. Để ngăn ngừa sự tấn công của loại vi khuẩn này, các bậc phụ huynh nên chủ động đưa bé đi tiêm vắc xin phế cầu. Vậy lịch tiêm chủng như thế nào, mời cha mẹ tham khảo trong bài viết này.
Ngày 30/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp