Lang beng là một trong các bệnh lý nấm da khá thường gặp, bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi vùng da. Cách điều trị và phòng ngừa bệnh khá đơn giản.
19/05/2020 | Những điều bạn nên biết về hiện tượng xuất tinh ở nam giới 17/05/2020 | Mách bạn cách uống vitamin E an toàn và hiệu quả 17/05/2020 | Trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần: Nguyên nhân và cách xử lý như thế nào?
1. Lang beng gây ra do tác nhân nào?
Bệnh do loại nấm Malassezia furfur (có tên khác là Pityrosporum orbiculare) gây bệnh. Loại nấm này ký sinh, phát triển và gây bệnh ở lớp sừng của da. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi vùng da của cơ thể mà nấm kí sinh gây bệnh.
Các bác sĩ hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân khiến nấm gây bệnh phát triển quá mức trên bề mặt da. Một số yếu tố góp phần thúc đẩy nấm sinh trưởng gây bệnh có thể kể đến:
- Môi trường nóng, ẩm ướt: đây là điều kiện thời tiết thích hợp cho nấm gây bệnh.
- Người tiết nhiều mồ hôi, đặc biệt là lứa tuổi dậy thì, thanh thiếu niên có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh.
- Bệnh lý: một số bệnh lý làm tăng tiết mồ hôi hoặc thay đổi thành phần hóa học của mồ hôi cũng là yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Hệ miễn dịch suy giảm, nhất là trẻ em sau ốm, người điều trị ung thư, mắc bệnh lý mạn tính hoặc HIV/AIDS.
- Thay đổi nội tiết thời kỳ mang thai, dậy thì hoặc sử dụng thuốc tránh thai.
Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa rất thích hợp cho nấm Lang beng phát triển gây bệnh. Đặc biệt, nấm có thể lây lan từ người bệnh sang người lành qua tiếp xúc gần, sử dụng chung vật dụng cá nhân, quần áo, khăn tắm,...
Lang beng dễ lây nhiễm nếu sử dụng chung quần áo, vật dụng cá nhân
2. Biểu hiện lang beng trên da
Nấm gây bệnh xuất hiện trên da khởi phát bằng những chấm màu hồng, trắng hoặc nâu thấy rõ trên bề mặt da. Các chấm này lớn dần, sau đó có thể lan rộng ra từng mảng, phân biệt ranh giới rõ ràng với vùng da lành. Vùng da bị nấm là 1 hoặc nhiều mảng hình đa cung hoặc bầu dục, đường kính từ 1 - 3 cm. Tổn thương gồm các vảy nhỏ, có thể cạo bong dễ dàng.
Vùng da bị bệnh bình thường không đau, ít ngứa rát. Nếu bị ở vùng da ra nhiều mồ hôi thì có hiện tượng ngứa rát. Khi chiếu dưới đèn wood, vùng da bị bệnh có thể phát sáng huỳnh quang màu xanh lá mạ.
Bệnh thường gặp ở lưng, cổ, ngực, ít gặp hơn ở da mặt, tay, chân, thân mình. Da bị nấm sau khi khỏi thường dễ để lại màu da bất thường trong thời gian dài, rất ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ.
3. Điều trị lang beng
Ngoài dựa trên triệu chứng lâm sàng, để chẩn đoán chính xác lang beng cần kiểm tra bằng ánh sáng tia cực tím. Nếu có các triệu chứng nghi ngờ, bệnh nhân nên sớm tới khám da liễu tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán.
Việc điều trị bệnh thường kết hợp sử dụng thuốc, vệ sinh sạch sẽ, sát khuẩn sạch vùng da bị nấm và toàn thân. Cần kiên trì điều trị theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa bệnh lan rộng và tái phát. Nếu không điều trị tích cực, bệnh rất dễ tái phát, nhất ở người da dầu, ra nhiều mồ hôi.
Có thể điều trị bệnh bằng kem trị nấm
Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phối hợp thuốc điều trị tại chỗ và toàn thân.
3.1. Thuốc điều trị tại chỗ
Thường dùng khi bệnh nhân mới xuất hiện hoặc xuất hiện ít các tổn thương do nấm lang beng.
Thuốc điều trị gồm:
- Kem trị nấm các loại.
- Kem dưỡng ẩm và làm mềm da.
- Có thể dùng kết hợp với thuốc mỡ để kích thích làm lành tổn thương da.
- Tắm, vệ sinh, sát khuẩn sạch sẽ vùng da bị bệnh và toàn thân bằng xà phòng.
3.2. Thuốc điều trị toàn thân
Khi tổn thương do nấm đã phát triển mạnh, mức độ tổn thương nặng, lan diện rộng ra toàn thân hoặc không đáp ứng điều trị với thuốc bôi tại chỗ thì cần dùng đến thuốc điều trị toàn thân.
Các loại thuốc thường được chỉ định là thuốc kháng nấm dùng đường uống như: ketoconazole, Gricin, itraconazole, fluconazole,...
Ngoài ra, trong quá trình điều trị, cần lưu ý:
- Hạn chế tiết mồ hôi tối đa.
- Tránh tiếp xúc nhiệt độ quá cao.
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng.
- Mặc quần áo thông thoáng, dễ chịu.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh và toàn thân.
- Sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định bác sĩ, không tự ý dừng liều hoặc kết hợp với thuốc khác.
- Cung cấp đủ chất dinh dưỡng, tăng cường kẽm và các loại Vitamin.
Lang beng thường dễ nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác
4. Phân biệt lang beng và các bệnh lý da thường gặp
Bệnh thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về da khác, gây khó khăn trong điều trị. Có thể phân biệt bằng các dấu hiệu đặc trưng của bệnh:
4.1. Chàm khô
Biểu hiện với các tổn thương dạng đám tập trung, có dát màu trắng, trên có vảy phấn tập trung. Chàm khô thường gặp ở mặt, cẳng ay hoặc cánh tay, các vết kích thước từ 1 - 2cm.
4.2. Vảy phấn hồng Gibert
Tổn thương da do vảy phấn hồng Gibert cũng dát màu hồng có vảy phấn tương tự như lang beng. Tuy nhiên vùng tổn thương có đặc trưng với các gờ cao xung quanh, lõm dần về giữa. Vùng da thường bị bệnh là vùng da mạn sườn, đùi, ít gặp ở mặt.
Các tổn thương bệnh phong thể 1 là dạng dát trắng, mất cảm giác.
4.4. Bệnh bạch biến
Tổn thương dạng cát trắng, có ranh giới rõ ràng trên bề mặt da. Vùng tổn thương không có vảy, thường đối xứng và rõ bờ màu thẫm.
4.5. Giang mai thời kỳ 2
Đặc trưng là các tổn thương dát đen hoặc trắng, thường kèm theo triệu chứng sưng hạch ngoại vi không đau.
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thoáng mát phòng ngừa bệnh
5. Phòng ngừa tránh lây nhiễm lang beng
Đây là bệnh do nấm gây ra, do đó rất dễ lây lan từ người bệnh sang người lành nếu tiếp xúc, sinh hoạt gần. Mọi người cần lưu ý không dùng chung quần áo, đồ dùng cá nhân như: khăn tắm, khăn mặt, dao cạo râu,...
Ngoài ra, một số biện pháp sau cũng giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả:
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không dùng chung quần áo, vật dụng cá nhân với người khác
- Tránh ra mồ hôi quá mức, lau mồ hôi ra khi tập luyện hoặc lao động.
- Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nhất là mùa hè.
- Mặc quần áo thoáng mát, chất liệu dễ thấm hút mồ hôi.
- Không nên mặc quần áo khi người còn ướt.
Lang beng là bệnh nấm ngoài da nên có thể điều trị dễ dàng bằng các loại thuốc kháng nấm. Sau khi khỏi bệnh, các đốm da sáng màu sẽ dần trở lại bình thường. Bệnh có thể tái phát trở lại nếu gặp điều kiện thuận lợi hoặc do lây nhiễm từ người bệnh khác. Nếu cần hỗ trợ thêm về khám và điều trị bệnh, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn.