Lá cách vốn được biết đến như một loại rau quen thuộc được dùng trong các bữa ăn dân dã thường ngày. Tuy nhiên, công dụng hay những lưu ý khi sử dụng loại lá này thì không phải ai cũng biết đến. Đừng bỏ qua bài viết sau của MEDLATEC để tìm hiểu các thông tin đó.
25/11/2022 | Bất ngờ trước 9 lợi ích từ cây sả đối với sức khỏe! 24/11/2022 | Chùm ruột là cây gì? Công dụng và cách dùng ra sao? 24/11/2022 | Đặc điểm, thành phần hóa học và công dụng của cây cúc tần
1. Cây lá cách có các đặc điểm nào?
Lá cách chính là loại lá của cây cách (còn được gọi là Vọng cách) - một loại cây thuộc họ cỏ roi ngựa Verbenaceae.
Loại cây này trồng nhiều ở khu vực miền Tây Nam Bộ của nước ta. Nó có một số đặc điểm như:
-
Sống được ở cả vùng nước ngọt lẫn nước lợ, thường mọc nhiều ở đầm lầy, ven biển, sông hồ hoặc các cánh rừng ngập mặn.
-
Cây thân gỗ, mọc thẳng, chiều cao vào khoảng từ 2-3m, thường có gai;
-
Lá cây mọc đối, dài và rộng lần lượt tới 16cm và 12cm;
-
Hoa nhỏ, có màu trắng lục xam;
-
Quả hạch màu đen có hình trứng;
-
Lá thường được hái quanh năm; khi được thu hái về sẽ rửa sạch rồi dùng hay có thể được đem phơi, sấy khô hoặc sao vàng để sử dụng.
-
Trong thành phần hóa học, loại cây này có sự góp mặt của iridoid, flavonoids, polysacharid, đường khử, tinh dầu, ganiarin, premnin, nhiều nguyên tố (Fe, Zn, Na, Mg, K,…).
Lá cây cách thường được hái quanh năm
2. Lá cách có công dụng gì đối với sức khỏe?
Mặc dù quen thuộc và thường xuyên được sử dụng, lá cách sở hữu những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe là điều có thể khiến nhiều người ngạc nhiên. Dưới đây là một vài công dụng không thể bỏ qua của loại lá này.
2.1. Bảo vệ gan
Trong loại lá quen thuộc này có thành phần ethanol với lợi ích trong việc nâng cao khả năng khử độc của gan và kích thích sự tái tạo tế bào gan. Đi kèm với đó, nó còn hỗ trợ bảo vệ cơ quan quan trọng này tránh khỏi các tổn thương cũng như chống tình trạng men gan tăng cao.
Vì thế, loại lá từ cây cách có tác dụng tốt trong điều trị viêm gan, hỗ trợ làm giảm các biểu hiện vàng da và trạng thái mệt mỏi gây ra bởi bệnh viêm gan B.
Lá cách có tác dụng tốt trong bảo vệ gan
Sử dụng lá cách còn giúp làm hạ huyết áp. Theo đó, nó sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, làm dịu tinh thần; đồng thời, làm tăng sự lưu thông máu và điều hoà huyết áp của cơ thể.
2.3. Kháng viêm
Đây là loại lá sở hữu khả năng kháng viêm một cách hiệu quả. Cụ thể, dùng nó giúp làm ức chế sự hình thành phù nề và giảm đi tình trạng viêm nhiễm.
2.4. Giúp làm thanh nhiệt, giải độc cơ thể
Nhiều người dùng lá cách làm trà để giải khát bởi tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể của nó. Nhờ vậy, nó có thể giúp ngăn ngừa tình trạng nóng trong người, nóng gan, giải rượu, ngừa bị nhiệt miệng, nổi mụn nhọt,...
Loại lá này cũng có thể giúp điều hoà tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Phái yếu có thể cải thiện hiện tượng tắc kinh, kinh chậm ra qua việc sử dụng nước được sắc từ lá cách để uống trước hoặc trong thời điểm hành kinh.
Dùng lá cây cách giúp hỗ trợ điều hoà rối loạn kinh nguyệt
2.6. Trị nhức mỏi cơ thể
Tình trạng cơ thể bị nhức mỏi, trì trệ cũng có thể được giảm bớt khi dùng loại lá này. Bởi nó có thể làm tăng sự lưu thông khí huyết trong người.
2.7. Sỏi thận, thông tiểu tiện, tiêu độc
Ngoài ra, uống nước nấu từ lá cách còn có thể giúp tống sỏi ra bên ngoài tuỳ thuộc loại sỏi và vị trí của nó. Song song với đó, loại lá này còn có tác dụng tiêu độc với khả năng làm giảm tác dụng phụ của thịt bò khi gây dị ứng.
2.8. Một số công dụng khác
Đi kèm với các công dụng đã kể đến, lá cách còn được sử dụng trong chữa tả lỵ, chữa tắc tia sữa, giúp lợi sữa. Cùng với đó, nó cũng có lợi cho tiêu hóa khi giúp người sử dụng cảm thấy ăn ngon miệng hơn, giảm tình trạng đầy bụng, rối loạn tiêu hóa.
3. Một số điều lưu ý khi sử dụng lá cách
Ngay sau đây là một số điều liên quan khi sử dụng lá cách mà bạn nên biết.
3.1. Dùng lá cách như thế nào?
Như đã nói, loại lá này là một nguyên liệu dân dã quen thuộc được nhiều người dùng để chế biến các món ăn.
Vì thế, cũng có đa dạng những cách chế biến khác nhau, phổ biến đó là:
-
Dùng ăn sống: ăn kèm với bánh xèo, bánh khọt, chấm nước kho;
-
Luộc, nhúng lẩu;
-
Xào nấu hoặc om với các loại thịt như thịt lươn, chuột đồng,...
-
Hãm trà hoặc sắc thành nước uống.
3.2. Các đối tượng nên dùng lá cách
Từ các công dụng đã được kể đến, có một số đối tượng nên sử dụng lá cách, đó là:
-
Người bị nóng gan, viêm gan, men gan cao, gan nhiễm mỡ.
-
Bà bầu hoặc sau sinh cho con bú.
-
Người gặp tình trạng cao huyết áp, bị mệt mỏi, chóng mặt thường xuyên.
3.3. Cần lưu ý gì khi sử dụng lá cách?
Mặc dù có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bạn cũng cần nên lưu ý một số vấn đề cần thiết khi sử dụng loại lá này để đảm bảo an toàn. Cụ thể, nên ghi nhớ một vài điều sau:
-
Không nên uống nước sắc từ lá cách quá thường xuyên, đặc biệt không được thay thế nước lọc để hạn chế dẫn đến những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe, tránh làm huyết áp tăng cao, gây cường thần kinh giao cảm.
-
Không nên lạm dụng lá cách, tránh sử dụng với một liều lượng cao trong một thời gian dài.
Cần lưu ý không nên lạm dụng lá cách
-
Thường kiêng kị với thịt chó, trứng, chuối tiêu, mỡ, đường trắng.
-
Chọn mua ở nơi đảm bảo an toàn về chất lượng, độ uy tín, nhất là khi mua lá cách khô.
-
Tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ về liều lượng cũng như cách dùng hiệu quả trước khi sử dụng nếu muốn tận dụng lá cách trong điều trị một số vấn đề bệnh lý sức khỏe.
Thông qua bài viết trên đây, MEDLATEC đã giúp độc giả cập nhật một vài thông tin về lá cách. Đây không chỉ là một loại thực phẩm quen thuộc có thể dễ dàng sử dụng trong bữa ăn hàng ngày, mà còn là một loại dược liệu với nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn cũng đừng quên các lưu ý đã được chia sẻ để hạn chế gặp những tác dụng không đáng có.