Khó đi tiểu sau sinh: Nguyên nhân và hướng điều trị | Medlatec

Khó đi tiểu sau sinh: Nguyên nhân và hướng điều trị

Sản phụ sau khi sinh con có thể gặp nhiều biến chứng, vừa ảnh hưởng đến tinh thần, vừa không tốt cho sức khỏe. Và khó đi tiểu sau sinh là một trong số đó. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về nguyên nhân và hướng điều trị của tình trạng này.


11/04/2021 | Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: Bình thường hay bất thường?
21/03/2021 | Góc giải đáp: Trầm cảm sau sinh có chữa khỏi được không
05/10/2020 | Đi tiểu nhiều lần có thực sự đáng lo ngại không?

1. Tìm hiểu tình trạng khó đi tiểu sau sinh

Khó đi tiểu sau sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Có khoảng 13,5% sản phụ sau sinh mắc phải tình trạng này, và hầu hết đều không nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng. 

Khó đi tiểu sau khi sinh là cảm giác mắc tiểu nhưng không thể đi tiểu. Tình trạng này thường xảy ra sau 3 - 4 giờ sinh con, tuy không nguy hiểm nhưng lại khiến các sản phụ cảm thấy bức bối, khó chịu, đau đớn, nhất là khi ấn vào vùng bụng dưới rốn. 

Chẩn đoán khó đi tiểu sau sinh như thế nào?

Khó tiểu hay bí tiểu sau sinh là biểu hiện lâm sàng của một dạng rối loạn đường tiết niệu. Để chẩn đoán sản phụ có bị mắc chứng khó tiểu sau sinh không, bác sĩ sẽ thực hiện như sau:

Trong 2 - 8 giờ sau sinh, sản phụ phải đi tiểu ít nhất một lần. Nếu không đi tiểu lần nào, rất có thể sản phụ đã bị bí tiểu. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm ổ bụng để xem lượng nước tiểu trong bàng quang như thế nào.  

Trường hợp sản phụ có đi tiểu nhưng tiểu rất ít, bác sĩ sẽ đặt ống thông tiểu để rút hết nước tiểu trong bàng quang và đo thể tích lượng nước tiểu này. Nếu thể tích quá 150ml thì sản phụ đã bị bí tiểu, khó tiểu.

Có khoảng 13,5% sản phụ bị tình trạng khó tiểu sau sinh

Có khoảng 13,5% sản phụ bị tình trạng khó tiểu sau sinh

2. Nguyên nhân gây khó đi tiểu sau sinh

Dù sinh thường hay sinh mổ thì sản phụ vẫn có nguy cơ bị khó đi tiểu sau sinh. Và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là khác nhau ở các mẹ sinh thường và sinh mổ.

Đối với sản phụ sinh thường

  • Quá trình sinh con qua đường âm đạo, các bộ phận như bàng quang, niệu đạo của sản phụ sẽ bị đầu của thai nhi đè lên, khiến bàng quang căng giãn ra và ứ đọng nước tiểu tại đây. Trong những giờ đầu sau khi sinh con, bàng quang vẫn chưa co lại nên nước tiểu vẫn tiếp tục ứ đọng, khiến sản phụ không thể đi tiểu được.

  • Sản phụ gặp khó khăn trong quá trình sinh khiến thời gian sinh con kéo dài. Điều này vô tình làm thai nhi chèn ép lên bàng quang trong một khoảng thời gian lâu, dẫn đến tình trạng phù thũng và khó đi tiểu sau sinh.

  • Sản phụ sinh thường sẽ bị rạch tầng sinh môn (để tạo độ rộng cho em bé chui ra), và sau khi tầng sinh môn được khâu lại, nhiều mẹ cảm thấy đau đớn, không dám đi tiểu hoặc không dám rặn tiểu, dẫn đến bí tiểu, khó tiểu.

  • Quá trình mang thai, sản phụ bị nhiễm trùng đường tiểu nên sau khi sinh con, ống dẫn tiểu bị sưng huyết, phù nề, gây khó tiểu, bí tiểu.

Đối với sản phụ sinh mổ

  • Bàng quang vô tình bị tổn thương trong quá trình mổ cũng có thể gây ra hiện tượng bí tiểu, khó tiểu sau sinh.

  • Thao tác đặt và rút ống thông tiểu thực hiện sai kỹ thuật.

  • Thường thì sau khoảng 8 tiếng, thuốc gây mê, gây tê mới hết tác dụng. Trong thời gian này, sản phụ còn bị ảnh hưởng bởi thuốc gây mê và gây tê nên các cơ quan vùng bụng dưới bị mất cảm giác.

 Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khó tiểu, bí tiểu sau khi sinh

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khó tiểu, bí tiểu sau khi sinh

3. Biến chứng và hướng điều trị tình trạng khó đi tiểu sau sinh

Mặc dù được đánh giá là không nguy hiểm, tuy nhiên, khó đi tiểu sau sinh có thể ảnh hưởng đến tinh thần của sản phụ cũng như dẫn đến nhiều biến chứng nếu không được can thiệp, điều trị tích cực.

Biến chứng của tình trạng khó đi tiểu sau sinh

  • Tổn thương và liệt dây thần kinh bàng quang.

  • Trương lực bàng quang bị suy giảm hoặc mất khả năng.

  • Viêm nhiễm bàng quang và thận.

  • Nước tiểu bị ứ và tắc nghẽn khiến thận bị tổn thương (gây ra tình trạng thận ứ nước).

  • Suy thận, giảm chức năng của thận, đặc biệt nguy hiểm đến sức khỏe về sau. 

Điều trị tình trạng khó đi tiểu sau sinh

Tình trạng khó đi tiểu sau sinh có thể khác nhau ở mỗi sản phụ. Do đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào sự khác nhau này để có cách điều trị phù hợp. Đối với những trường hợp nhẹ, sản phụ sẽ được khuyến khích uống nhiều nước, kèm theo đó là chườm ấm bụng kết hợp với tập đi tiểu theo lịch đã định trước để tạo phản xạ đi tiểu trở lại. 

Sản phụ được khuyến khích uống thật nhiều nước để dễ đi tiểu hơn sau khi vượt cạn

Sản phụ được khuyến khích uống thật nhiều nước để dễ đi tiểu hơn sau khi vượt cạn

Bên cạnh đó, sản phụ sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc giãn cơ cùng một số loại vitamin nhóm B như B1, B6 và B12. Những loại thuốc này sẽ có tác dụng chống nhiễm trùng, kháng viêm, chống phù nề cũng như giúp sản phụ mau chóng hồi phục hơn.

Đặc biệt, chăm sóc và vệ sinh kỹ vết khâu tầng sinh môn cũng là cách phòng tránh và giảm thiểu tình trạng khó tiểu, bí tiểu sau sinh. Bởi nếu vết khâu tầng sinh môn bị viêm nhiễm, sản phụ sẽ đau rát và nóng buốt khi đi tiểu, sinh ra cảm giác sợ đi tiểu, hình thành thói quen nhịn tiểu. 

Đối với những trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định đặt một đầu của ống thông tiểu vào niệu đạo rồi đi sâu vào bàng quang của sản phụ, đầu còn lại của ống nối với túi đựng nước tiểu. Ống thông tiểu nhỏ, mỏng, vô trùng bằng nhựa, cùng với đó, thủ thuật thực hiện nhanh gọn, an toàn nên sản phụ sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. 

Sản phụ nên giữ tinh thần thoải mái và vệ sinh cơ thể sạch sẽ để không gặp phải tình trạng khó tiểu, bí tiểu sau sinh

Sản phụ nên giữ tinh thần thoải mái và vệ sinh cơ thể sạch sẽ để không gặp phải tình trạng khó tiểu, bí tiểu sau sinh

Tóm lại, để điều trị và cũng là phòng tránh tình trạng khó đi tiểu sau sinh, sản phụ hãy uống thật nhiều nước, tuyệt đối không nhịn tiểu, không nằm một chỗ mà hãy vận động (đi lại) nhẹ nhàng. 

Cùng với đó, vệ sinh vết khâu tầng sinh môn và vùng kín cẩn thận, mặc quần áo thoáng mát và thay băng vệ sinh thường xuyên để giữ cho vùng cơ thể này luôn sạch và không ẩm ướt, từ đó tránh tình trạng viêm nhiễm, ảnh hưởng đến hoạt động đi tiểu. Những biện pháp này sẽ giúp việc đi tiểu không còn là nỗi ám ảnh của các sản phụ.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Dấu hiệu sỏi thận ở nữ và phương pháp điều trị bệnh

Sỏi thận là bệnh có thể xảy ra ở cả nữ giới và nam giới. Nếu không điều trị sớm và đúng cách, bệnh có thể tái phát nhiều lần và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số dấu hiệu sỏi thận ở nữ và các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. 
Ngày 23/06/2023

Bấm huyệt thận du giúp điều trị những vấn đề sức khỏe nào?

Huyệt thận du được biết tới là huyệt đạo nằm ở vị trí quan trọng trong cơ thể. Hiện nay, phương pháp bấm huyệt thận du được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau và cho hiệu quả tương đối tốt. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc nắm được một số lợi ích tuyệt vời của phương pháp bấm huyệt này.
Ngày 10/06/2023

Thuốc lợi tiểu Thiazid và 1 số lưu ý khi sử dụng

Thuốc lợi tiểu được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, giúp điều trị một số bệnh lý về tim mạch, rối loạn điện giải,… Trong đó, nhóm thuốc lợi tiểu Thiazid là một nhóm thuốc phổ biến và nhiều ứng dụng điều trị trong nhiều trường hợp. Khi sử dụng nhóm thuốc này, người bệnh cần lưu ý những vấn đề gì?
Ngày 10/06/2023

Khám hệ tiết niệu là khám những gì? Nên khám ở đâu?

Hệ tiết niệu có nhiệm vụ đào thải những chất cặn bã, độc hại ra khỏi cơ thể và rất dễ bị tổn thương. Khám hệ tiết niệu sẽ giúp phát hiện sớm những bất thường tại cơ quan này, kịp thời điều trị và phòng tránh biến chứng. Vậy khám hệ tiết niệu là khám những gì, nên khám ở đâu để đảm bảo chính xác. 
Ngày 10/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp