Khám tai là một thủ thuật đơn giản có tác dụng kiểm tra sơ bộ các vấn đề về tai trước khi thực hiện các phương pháp chẩn đoán sâu hơn. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về kỹ thuật khám tai cũng như một số điều cần lưu ý trong quá trình thực hiện.
17/11/2022 | Thuốc nhỏ tai: Cẩn thận khi dùng, tránh hậu quả khôn lường 14/11/2022 | Nguyên nhân làm mẹ bầu bị ù tai là gì và cách phòng tránh 11/11/2022 | Biểu hiện khi bị tai biến nhẹ và hướng xử lý
1. Khám tai là gì? Được tiến hành khi nào?
Khám tai là bước kiểm tra phía bên trong của tai (gồm màng nhĩ và ống tai) bằng dụng cụ ống soi tai. Dụng cụ này là một thiết bị cầm tay gồm đèn, kính lúp giúp phóng to cấu trúc bên trong tai và loa soi tai.
Phương pháp khám tai được thực hiện rất đơn giản và không phải là thủ thuật xâm lấn nên không gây khó chịu cho bệnh nhân.
Mục đích của kỹ thuật này đó là giúp phát hiện và chẩn đoán các bệnh lý ở tai khi bệnh nhân gặp phải các triệu chứng bất thường như đau tai, tai chảy mủ, ráy tai vón cục, mất thính lực, có dị vật trong tai, quá nhiều ráy tau, nhiễm trùng, thủng màng nhĩ,... Sau khi khám tai giúp đánh giá sơ bộ những tình trạng này, bệnh nhân sẽ được chỉ định nội soi tai mũi họng để quan sát rõ hơn cấu trúc bên trong tai, từ đó đưa ra kết luận chính xác hơn về bệnh.
Phương pháp khám tai rất đơn giản và không xâm lấn nên không gây khó chịu cho bệnh nhân
Khám tai được chỉ định trong các trường hợp sau:
-
Kiểm tra sức khỏe định kỳ bao gồm khám tai;
-
Tìm hiểu các nguyên nhân gây ra đau tai, mất thính giác, cảm giác đầy hoặc giảm áp lực trong tai;
-
Trẻ sốt, quấy khóc không rõ nguyên nhân nghi ngờ viêm tai giữa hay nhiễm trùng tai;
-
Xác định vị trí tai bị nhiễm trùng có thể là viêm tai giữa hoặc ở ống tai ngoài;
-
Tìm dị vật mắc kẹt trong tai;
-
Đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị bệnh lý ở tai được áp dụng trước đó.
-
Biểu hiện giảm thính lực: khi bệnh nhân nghe không rõ tiếng đài, tiếng tivi mà cần phải tăng âm lượng lớn hơn so với trước đây thì mới nghe rõ, khi nghe người khác nói cần họ phải nhắc lại nhiều lần,...;
-
Nghe thấy âm thanh u u, có tiếng ù tai, cảm giác có nước trong tai kèm theo các triệu chứng như mất thăng bằng, chóng mặt,...
Tình trạng suy giảm thính giác có thể diễn ra từ từ ở 1 hoặc cả 2 bên tai theo xu hướng tăng nặng dần, đôi khi là xảy ra bất chợt (điếc đột ngột), đang nghe được bình thường thì bỗng dưng nghe kém.
2. Các bước khám tai
2.1. Chuẩn bị dụng cụ
-
Các loại đèn: đèn soi tai, đèn Clar;
-
Loa soi tai nhiều cỡ;
-
Khay thuốc, đèn cồn, que tăm bông, bông gạc,...
Bệnh nhân ngồi đối diện với bác sĩ và ngang tầm mắt. Ở trẻ em thì cần có người lớn bế hoặc giữ trẻ ngồi cố định.
2.2. Quy trình khám tai
-
Bác sĩ chỉnh đèn và quan sát bên trong tai: vành tai, rãnh tai sau, bình tai, vùng xương chũm ở sau tai có thể phát hiện viêm cửa tai, zona tai, tụ dịch vành tai, ung thư da vành tai,...;
-
Ấn các điểm đau:
Dụng cụ soi tai
Những vị trí điểm đau này thường là biểu hiện cảnh báo những bệnh lý xương chũm như viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm, viêm xương chũm cấp,...
Khám ống tai ngoài:
Bác sĩ sẽ kéo vành tai ra sau hoặc kéo lên trên, sau đó dùng đèn clar để soi vào ống tai giúp chẩn đoán viêm ống tai ngoài, ống tai viêm có mụn nhọt, dị vật ống tai ngoài, polyp và nấm ống tai ngoài,...
Khám màng nhĩ:
-
Đưa loa soi vào ống tai một cách nhẹ nhàng để quan sát màng nhĩ, bóng xương búa, cán búa, nón sáng, rốn nhĩ, màng căng, màng trùng,... Ở trạng thái bình thường màng nhĩ sẽ sáng và trong suốt giúp quan sát rõ ràng các cấu trúc trên;
-
Khám màng nhĩ giúp chẩn đoán các vấn đề như viêm màng nhĩ, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa cấp và viêm tai giữa thanh dịch (hay viêm tai màng nhĩ đóng kín),... Ngoài ra cần lưu ý đến sự thay đổi của bộ phận này về độ bóng, màu sắc, độ nghiêng,...;
-
Trong trường hợp bệnh nhân bị thủng màng nhĩ thì cần kiểm tra kỹ lỗ thủng nằm ở màng trùng hay màng căn, kích thước và hình thái lỗ thủng, có nằm sát bên khung xương không, bị thủng một hay nhiều lỗ, bờ lỗ thủng nham nhở hay nhẵn nhụi, có polyp không,...
Khám vòi nhĩ:
Để kiểm tra xem vòi nhĩ có bị tắc hay không, bác sĩ có thể lựa chọn áp dụng những cách như sau:
-
Nghiệm pháp Valsava: người bệnh ngậm miệng, bịt mũi rồi thổi phồng 2 má. Vòi nhĩ thông nếu người bệnh nghe được tiếng kêu ở tai;
-
Nghiệm pháp Toynbee: người bệnh cần ngậm miệng, bịt mũi và nuốt nước bọt. Vòi nhĩ thông nếu bệnh nhân nghe được tiếng nuốt ở tai;
-
Nghiệm pháp Politzer: người bệnh ngậm nước và bịt một bên mũi. Lúc này bác sĩ sẽ dùng bóng cao su để bơm không khí vào phía bên mũi không bịt, cùng lúc đó bệnh nhân nuốt ngụm nước. Vòi nhĩ thông nếu người bệnh nghe thấy trong tai có tiếng kêu.
Khám vòi nhĩ nhằm mục đích là đánh giá chức năng hoạt động của vòi nhĩ và để phát hiện sớm các tình trạng như hẹp hay giãn rộng vòi nhĩ, viêm tai giữa kèm thủng hay không thủng màng nhĩ, đánh giá tình trạng tai trước và sau khi phẫu thuật, chẩn đoán các bệnh suy giảm thính giác hoặc ù tai không do viêm tai.
Ngoài ra bác sĩ cũng cần khai thác thêm thông tin nghề nghiệp của bệnh nhân, ví dụ như người bệnh làm thợ lặn hay phi công thì có thể tác động đến tai do sự chênh lệch áp suất giữa môi trường trong và ngoài tai xảy ra liên tục trong thời gian dài.
Khám tai giúp phát hiện ra những vấn đề bất thường ở cơ quan này
Như vậy có thể nói khám tai là thủ thuật không quá phức tạp, không yêu cầu xâm lấn và giúp đánh giá sơ bộ về chức năng hoạt động của tai, từ đó hỗ trợ chẩn đoán những bệnh lý ở cơ quan này và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Chuyên khoa Tai Mũi Họng của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC quy tụ nhiều bác sĩ giỏi dày dặn kinh nghiệm kết hợp với hệ thống máy móc đồng bộ, hiện đại tham gia vào quá trình thăm khám và chẩn đoán các bệnh lý về tai mũi họng. Đặc biệt MEDLATEC đã giúp chẩn đoán thành công nhiều ca bệnh về tai ở cả trẻ em lẫn người lớn như: chấn thương, khối u, viêm nhiễm, dị dạng bẩm sinh ở tai, lão thính,... Đồng thời tiến hành các thủ thuật thăm dò chức năng tai như đo âm ốc tai, đo nhĩ lượng, đo thính lực, đo chức năng vòi tai,... hỗ trợ cho quá trình chẩn đoán trở nên nhanh chóng và chính xác hơn.
Với những ưu điểm nêu trên, bạn nên tin tưởng lựa chọn thăm khám tai tại MEDLATEC. Hãy liên hệ ngay đến hotline 1900 56 56 56 để được tổng đài viên của MEDLATEC hướng dẫn đăng ký lịch khám và tư vấn chi tiết hơn.