Khi chúng ta mất ngủ hoặc không có giấc ngủ sâu sẽ khiến cho cơ thể dễ mệt mỏi, mất tập trung khi học tập, làm việc. Ngoài ra chúng ảnh hưởng đến sức khỏe do cơ thể không được nghỉ ngơi, thoải mái và thuốc ngủ là lựa chọn của nhiều người đi gặp tình trạng này. Vậy khi nào cần dùng thuốc ngủ? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay nhé.
08/12/2021 | Thuốc ngủ và những vấn đề tuyệt đối không thể quên khi sử dụng 05/11/2021 | Bật mí nguyên nhân thường xuyên mất ngủ cảnh báo bệnh gì 05/02/2021 | Sức khỏe bị ảnh hưởng thế nào khi uống thuốc ngủ quá liều? 13/04/2020 | Thuốc ngủ - “con dao hai lưỡi” đáng sợ
1. Thuốc ngủ là gì?
Thuốc ngủ hay còn gọi là thuốc an thần có chức năng chính là tạo cảm giác buồn ngủ được sử dụng để điều trị các triệu chứng mất ngủ hoặc gây mê tạm thời khi tiểu phẫu.
Thuốc ngủ là gì?
HIện nay, thuốc ngủ được chia thành 3 nhóm thành phần gồm:
-
Benzodiazepines là loại thuốc ngủ được sử dụng phổ biến để điều trị triệu chứng mất ngủ chưa các thành phần hoạt chất như diazepam, bromazepam, clonazepam. Một số tên thương mại của nhóm thuốc ngủ Benzodiazepines thường gặp tại quầy thuốc như Seduxen, Valium, Lexomil, Rivotril...
-
Barbiturate là nhóm thuốc ngủ chứa phenobarbital (Gardenal), pentobarbital (Nembutal). Loại thuốc ngủ này trước đây được sử dụng phổ biến để điều trị an thần, tuy nhiên do một số nghiên cứu kiểm chứng về tác dụng phụ đã khiến thuốc này không được khuyên dùng thường xuyên nữa. Đối với mục đích chống co giật cấp hoặc gây mê thì nhóm Barbiturate vẫn được sử dụng.
Thuốc ngủ được chia thành nhiều nhóm với công dụng khác nhau
-
Nhóm thuốc ngủ “Z-drugs” là nhóm thuốc ngủ chứa các thành phần chủ yếu gồm zolpidem (Stilnox, Ambien), eszopiclone (Lunesta), zaleplon (Sonata). Z-drugs được sử dụng phổ biến để cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ. Với tác dụng giúp dễ đi vào giấc ngủ và hạn chế tối đa được tình trạng nhờ thuốc. Bên cạnh đó, nhóm thuốc này cũng không có nhiều hội chứng ảnh hưởng đến sức khỏe khi người bệnh cai thuốc ngủ.
2. Khi nào cần dùng thuốc ngủ?
Khi nào cần dùng thuốc ngủ là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi hiện nay chứng mất ngủ ngày càng phổ biến do nhiều yếu tố tác động về thể chất hoặc tinh thần. Đối với mỗi nguyên nhân sẽ gây ra tình trạng mất ngủ khác nhau. Chính vì thế khi nào cần dùng thuốc ngủ sẽ tùy thuộc vào mức độ, tần suất của tình trạng mất ngủ của mỗi người. Dưới đây là 3 nhóm tình trạng mất ngủ phổ biến.
Khi nào cần dùng thuốc ngủ?
2.1. Mất ngủ liên tục nhiều ngày
Đây là tình trạng mất ngủ nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Những người gặp tình trạng này thường ngủ rất ít hoặc hầu như không ngủ mặc dù cơ thể biểu hiện mệt mỏi cần được nghỉ ngơi.
Một số nghiên cứu khoa học cho thấy khi chúng ta thay đổi chế độ sinh hoạt cũng có thể gây tình trạng mất ngủ tuy nhiên nếu không thể ngủ cả đêm trong thời gian liên tục thì cơ thể sẽ kiệt sức. Những người gặp tình trạng này sẽ có thể sử dụng thuốc ngủ để điều chỉnh giấc ngủ của mình. Tuy nhiên, thuốc ngủ được khuyên dùng chỉ hỗ trợ người bệnh có thể ngủ để phục hồi sức khỏe và không nên sử dụng lâu để tránh phụ thuộc.
Những người mất ngủ liên tục nhiều ngày
2.2. Khó vào giấc ngủ
Khó vào giấc ngủ là tình trạng mà nhiều người gặp phải khi làm việc căng thẳng, stress hoặc do thay đổi múi giờ sinh hoạt, làm việc hàng ngày. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bạn không thể ngủ đủ giấc để có trạng thái tốt nhất vào hôm sau. Đối với những những người thường gặp tình trạng khó vào giấc thì thuốc ngủ loại nhẹ hoặc các loại kẹo ngủ cũng là cách để khắc phục tình trạng này. Khi sử dụng thuốc ngủ sẽ giúp bạn điều chỉnh lại nhịp ngủ và dễ vào giấc hơn.
2.3. Giấc ngủ chập chờn, không thể ngủ sâu
Đối với một số người có thể dễ dàng vào giấc nhưng lại không thể ngủ sâu, thường xuyên thức giấc giữa đêm. Trạng thái không ngủ sâu khiến cho cơ thể không được nghỉ ngơi hoàn toàn khiến chúng ta dễ cảm thấy mệt mỏi. Một số người khi thức giấc sẽ khó vào giấc lại hoặc họ chỉ có thể chợp mắt chứ không thể ngủ hoàn toàn. Lúc này thuốc ngủ sẽ là phương án tạm thời để bạn có thể ngủ sâu xuyên suốt đêm.
3. Những tác hại của thuốc ngủ khi sử dụng thời gian dài
Khi sử dụng bất kỳ loại dược phẩm nào trong thời gian dài cũng có thể để lại nhiều tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp cho sức khỏe của chúng ta. Tương tự đối với thuốc ngủ cũng để lại nhiều tác hại nếu chúng ta phụ thuộc nhiều vào chúng.
Tác hại của thuốc ngủ khi sử dụng liên tục trong thời gian dài
-
Lờn thuốc là tác hại phổ biến nhất của thuốc ngủ, đó là khi chúng ta sử dụng lâu sẽ khiến cơ thể quen với các chất gây buồn ngủ và lúc này thuốc sẽ không còn tác dụng như ban đầu.
-
Tính gây nghiện cao của thuốc ngủ khiến cho chúng ta sẽ trở nên phụ thuộc vào chúng và khi không sử dụng thuốc ngủ sẽ khó có thể có giấc ngủ sâu. Ngoài tình trạng phụ thuộc thuốc ngủ thì chúng còn khiến con người không thể kiểm soát được hành vi của mình như những người nghiện chất kích thích.
-
Dễ gây mất trí nhớ hoặc gây ra tình trạng mộng du trong khi ngủ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
-
Giảm tuổi thọ cũng là một trong số những tác hại phổ biến của thuốc ngủ được các nhà khoa học nghiên cứu được.
4. Những lưu ý khi dùng thuốc ngủ
-
Chỉ nên sử dụng thuốc ngủ khi đã thử nhiều biện pháp giúp giảm mất ngủ tự nhiên như tập thiền, tập thở, tạo thói quen ngủ đúng giờ, tập thể dục để tăng tuần hoàn của cơ thể, giảm stress, hạn chế sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, trà, cà phê,…).
-
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi nào cần dụng thuốc ngủ và uống thuốc ngủ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo người bệnh sử dụng đúng liều giới hạn tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
-
Không nên sử dụng quá liều thuốc ngủ sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng mê man hoặc nghiêm trọng hơn là tê liệt thần kinh, hôn mê sâu. Một số người khi sử dụng thuốc ngủ mà không thấy tác dụng tức thời sẽ tiếp tục tăng liều sử dụng khi chưa có sự tư vấn từ bác sĩ sẽ dễ dẫn đến tình trạng này.
-
Khi sử dụng thuốc ngủ có hiệu quả thì người bệnh cần cân nhắc đến việc cai thuốc, kết hợp với các biện pháp giúp ngủ ngon để hạn chế phụ thuộc vào thuốc ngủ.
Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc ngủ
Tình trạng mất ngủ hiện nay đang là vấn đề khá phổ biến đặc biệt là đối với cường độ làm việc cũng như sự phát triển của xã hội nhiều áp lực đối với con người. Thuốc ngủ luôn là biện pháp được nhiều người sử dụng để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, nếu bạn cũng gặp tình trạng này thì cần đến cơ sở y khoa để được xét nghiệm và có phác đồ điều trị an toàn phù hợp nhất.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với kinh nghiệm 26 năm hoạt động, Trung tâm Xét nghiệm đạt chứng chỉ ISO 15189:2012 của Bộ Y tế. Bên cạnh đó Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cũng là đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng chỉ CAP do Hiệp hội bệnh học Hoa Kỳ cấp dành cho phòng Lab trên toàn thế giới.
Hy vọng chúng tôi đã giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về thuốc ngủ cũng như khi nào cần dùng thuốc ngủ. Và nếu bạn cũng đang gặp tình trạng này thì đừng ngần ngại chia sẻ với chúng tôi qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ tư vấn điều trị sớm nhất nhé.