Ngày nay bệnh trĩ là một bệnh phổ biến do vấn đề bệnh lý hoặc thói quen sinh hoạt và làm việc ít vận động của nhiều người. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, MEDLATEC sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về dịch vụ khám trĩ và phương pháp điều trị trĩ thường được áp dụng hiện nay.
08/09/2022 | Hướng dẫn sử dụng thuốc bôi trĩ đúng cách và hiệu quả
1. Tổng quan về bệnh trĩ
Bệnh trĩ thường gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là người già. Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh nhân có một lối sống và chế độ ăn uống thiếu lành mạnh. Sự hình thành búi trĩ là khi các tĩnh mạch vùng hậu môn bị căng giãn quá mức, dần dần chúng trở nên sưng to và tạo ra các búi trĩ. Búi trĩ được phân loại theo các cấp độ khác nhau, cụ thể như sau:
-
Trĩ nội: xuất hiện ở trong lòng ống hậu môn, phía trên đường lược. Nguyên nhân là vì phần trực tràng bị căng giãn nhiều dẫn tới sự phình to. Do ở khu vực này có ít dây thần kinh thị giác nên nó thường không gây đau. Ở giai đoạn đầu, búi trĩ có hình khối và kích thước nhỏ nhưng khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng thì chúng sẽ lớn dần lên, thậm chí là lòi ra ngoài hậu môn.
Bệnh nhân cần chú ý quan sát những triệu chứng khởi phát của bệnh, ví dụ như khó chịu, không thoải mái mỗi lần đi đại tiện, đôi khi đi ngoài ra máu. Sau một khoảng thời gian búi trĩ nội có thể bị đẩy ra ngoài hậu môn;
-
Trĩ ngoại: là khi các búi trĩ không nằm trong trực tràng mà hình thành ở quanh hậu môn, phía dưới đường lược. Vì vậy trĩ ngoại thường khiến người bệnh cảm thấy đau ngứa, khó chịu và chảy máu. Nếu máu đọng lại trong búi trĩ sẽ xảy ra tình trạng trĩ huyết khối gây ra những biểu hiện nghiêm trọng;
-
Trĩ hỗn hợp: là sự kết hợp của cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại. Loại này rất phức tạp và có diễn biến nguy hiểm. Nguyên nhân hình thành búi trĩ hỗn hợp là do trĩ nội nặng độ 3, 4 khiến búi trĩ sa từ trong ra tới ngoài hậu môn.
Dù là loại trĩ nào thì cũng đều gây “đau khổ” cho bệnh nhân
2. Khám trĩ bao gồm những gì và những lưu ý quan trọng khi đi khám
Nhiều người bị trĩ thường khá e ngại khi đi khám nhưng nếu để lâu ngày thì bệnh sẽ diễn tiến nặng hơn, nguy cơ biến chứng cao và gây khó khăn cho công tác điều trị. Để giúp bệnh nhân được trang bị những kiến thức đầy đủ khi đi khám trĩ, MEDLATEC sẽ liệt kê một số lưu ý như sau:
Cần khám trĩ khi nào?
Khi cảm nhận được các triệu chứng cảnh báo đang bị trĩ ví dụ như ngứa, đau rát, ẩm ướt hậu môn, khó đi đại tiện và khi đi xuất hiện máu, cơ thể mệt mỏi,... bạn hãy tới ngay Chuyên khoa Tiêu hóa tại các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và kiểm tra.
Những điều cần thực hiện khi khám trĩ
Trước tiên bác sĩ cần khai thác các thông tin cần thiết liên quan tới bệnh sử, triệu chứng hay gặp và chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, cụ thể:
-
Người thân trong gia đình có ai đã từng hoặc đang bị trĩ hay không;
-
Chế độ ăn uống mỗi ngày: có hay ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng và ăn ít rau xanh không? Có bổ sung đủ nước mỗi ngày hay không;
-
Hiện tại đang làm công việc gì;
-
Trước đây hoặc bây giờ có bị mắc táo bón không;
-
Các triệu chứng khi đi đại tiện;
-
Trước đó đã từng dùng thuốc hoặc điều trị trĩ chưa? Thời gian sử dụng thuốc và điều trị trong bao lâu?
Sau khi đã nắm được các thông tin nêu trên, bác sĩ sẽ tiến hành khám trực tiếp vùng hậu môn để kiểm tra, quan sát tình trạng búi trĩ và nhận định mức độ của bệnh. Tiếp theo người bệnh sẽ cần thực hiện khám trực tràng để quan sát, nhận biết các tổn thương và tình trạng bên trong.
Khi gặp các triệu chứng cảnh báo bệnh trĩ bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị
Ngoài ra bệnh nhân cũng sẽ được chỉ định thực hiện một số loại xét nghiệm cần thiết như chẩn đoán hình ảnh (nội soi hậu môn trực tràng), xét nghiệm máu.
Sau khi đã có kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ dựa trên kết quả này để kết luận bệnh, từ đó tư vấn phương hướng điều trị phù hợp để chấm dứt bệnh trĩ cũng như các biện pháp phòng ngừa trĩ trong tương lai. Theo đó bệnh nhân nên thay đổi thực đơn ăn uống lành mạnh, áp dụng một chế độ sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi hợp lý. Bên cạnh đó người bệnh cần lưu ý lịch tái khám đúng hẹn để kiểm tra tình trạng bệnh liệu có diễn tiến nặng hơn không, tái khám còn giúp xử trí các biến chứng đúng cách và kịp thời.
Một số lưu ý trước khi đi khám trĩ
Bạn cần vệ sinh cơ thể, nhất là vùng hậu môn sạch sẽ. Trước khi đi khám không nên sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn như bia rượu và nhớ chuẩn bị giấy tờ hoặc hồ sơ bệnh án liên quan để cung cấp cho bác sĩ trong quá trình thăm khám.
Để tránh tình trạng bị đau bụng và đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác khi khám thì bạn nên nhịn ăn.
3. Giải pháp điều trị bệnh trĩ theo từng mức độ
Bên cạnh phẫu thuật cắt trĩ thường được chỉ định thực hiện thì bệnh nhân cũng có thể lựa chọn những phương pháp điều trị khác trong trường hợp bị trĩ nhẹ.
Bệnh nhân bị trĩ cần được xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh như tăng cường ăn các loại trái cây, rau củ quả để bổ sung chất xơ, hỗ trợ cho hệ tiêu hóa. Để không bị thiếu máu do trĩ, bệnh nhân cần ăn những thức ăn giàu chất sắt, kèm theo đó là thay đổi phương pháp chế biến món ăn như không ăn đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, không ăn cay, tránh xa trà, cà phê, chất kích thích và bia rượu. Nói không với thực phẩm chế biến sẵn.
Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần áp dụng một chế độ sinh hoạt lành mạnh hơn như duy trì thói quen luyện tập thể dục, thể thao mỗi ngày, tránh khuân vác vật nặng, không nên dùng hết sức để rặn và tránh nhịn đi đại tiện. Khi ngồi học hoặc làm việc hãy ngồi trên đệm mềm hoặc đệm dành cho người bị trĩ.
MEDLATEC đã thành công trong việc điều trị trĩ cho rất nhiều bệnh nhân
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế uy tín với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thăm khám, trong đó có dịch vụ khám và điều trị bệnh trĩ. Tại MEDLATEC quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành tận tình, tận tâm. Ngoài ra Bệnh viện còn được đầu tư, trang bị hệ thống máy móc hiện đại đáp ứng với các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ hiệu quả, an toàn cho bệnh nhân.
Nếu bạn đang có nhu cầu khám trĩ hoặc cần tư vấn chi tiết hơn, hãy đặt lịch khám qua tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC ngay hôm nay.