Kết quả xét nghiệm dương tính và âm tính là gì? | Medlatec

Kết quả xét nghiệm dương tính và âm tính là gì?

Có rất nhiều người sau khi nhận kết quả xét nghiệm thì thấy một loạt các chỉ số và kết luận nhưng lại không biết dương tính và âm tính là gì. Hai trường hợp này thì đâu là mắc bệnh, đâu là bình thường? Bài viết dưới đây, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về các kết quả xét nghiệm.


09/05/2020 | Tại sao xét nghiệm beta HCG âm tính nhưng vẫn có thai?
27/03/2020 | Kết quả xét nghiệm âm tính hay dương tính có gì đáng lo?
20/02/2020 | Xét nghiệm kết quả nCov âm tính, bạn nên kiểm tra thế nào để tránh bỏ sót bệnh?

1. Kết quả Âm tính là gì? 

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm âm tính là gì

Âm tính hay Negative là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ kết quả xét nghiệm trong y học. Nếu bạn nhận được kết quả có ghi âm tính, (-) hoặc Negative thì có nghĩa là bạn không bị bệnh hoặc không mang mầm bệnh trong cơ thể. 

Kết quả xét nghiệm âm tính hay Negative, (-) nói lên cơ thể bạn không bị mắc bệnh

Kết quả xét nghiệm âm tính hay Negative, (-) nói lên cơ thể bạn không bị mắc bệnh

Trường hợp kết quả âm tính thiếu chính xác 

Mặc dù đa số kết quả xét nghiệm âm tính là chính xác, nhưng vẫn có một vài trường hợp nghi ngờ và cần tiến hành xét nghiệm lại hoặc thực hiện các phương pháp kiểm tra khác. 

  • Thứ nhất là trường hợp âm tính giả, nghĩa là khi yếu tố gây bệnh có tồn tại trong cơ thể nhưng không đủ ngưỡng kích thích khiến cho quá trình xét nghiệm không tìm thấy dấu vết gây bệnh. 

  • Thứ hai là thời gian xét nghiệm quá sớm, nồng độ các chất còn chưa vượt ngưỡng nên cho kết quả âm tính. 

  • Thứ ba là trường hợp sai sót y tế do lỗi máy xét nghiệm, quy trình lấy mẫu không đúng, sai sót trong quá trình vận chuyển, bảo quản, xử lý mẫu,... 

  • Thứ tư là khả năng “tái kích hoạt” của một số loại mầm bệnh như virus, vi khuẩn nên nhiều bệnh nhân sau một quá trình điều trị đã cho kết quả xét nghiệm trở về âm tính, cơ thể hồi phục và được xem là khỏe mạnh. Tuy nhiên, một thời gian sau thì kết quả xét nghiệm lại là dương tính. 

Ví dụ 

Với nhiều bệnh nhân sau khi xét nghiệm Covid-19 được giải thích âm tính là gì thì họ khá vui mừng bởi lúc đó đồng nghĩa với việc cơ thể người đó không bị nhiễm Virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, với các chuyên gia thì việc cho kết quả xét nghiệm âm tính vẫn tìm ẩn những nỗi lo. Hiện tượng âm tính giả hoặc kết quả dương tính trở lại gây nên nhiều trở ngại lớn trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 hiện nay. 

Hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng công nghệ PCR để xác nghiệm Covid-19 do có độ nhạy cao (khoảng 60 - 70%). Tuy nhiên, theo Bác sĩ Daniel Brenner của Bệnh viện Johns Hopkins (Mỹ) cho biết đã có bệnh nhân xét nghiệm 3 lần vẫn cho kết quả âm tính mặc dù có đầy đủ các triệu chứng Covid-19, sau đó tiến hành sử dụng phương pháp xét nghiệm dịch rửa phế quản thì mới có kết quả dương tính.

2. Kết quả dương tính là gì? 

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm dương tính là gì

Ngược với trường hợp âm tính là gì thì kết quả xét nghiệm dương tính, (+) hay Positive là trường hợp bạn đã mắc bệnh hay có nguy cơ mắc một bệnh nào đó do mang yếu tố gây bệnh trong cơ thể. 

Kết quả xét nghiệm dương tính hay Positive, (+) có nghĩa là cơ thể bạn đã bị bệnh hoặc có nguy cơ cao bị bệnh

Kết quả xét nghiệm dương tính hay Positive, (+) có nghĩa là cơ thể bạn đã bị bệnh hoặc có nguy cơ cao bị bệnh

Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính thiếu chính xác 

Với bệnh nhân, khi kết quả xét nghiệm báo dương tính, khá nhiều người hoang mang và thấy lo lắng với sức khỏe của mình. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp kết quả xét nghiệm kết quả dương tính không nói lên đúng tình trạng cơ thể. Chẳng hạn như: 

  • Dương tính giả là khi người bệnh không có yếu tố gây bệnh hay không mắc bệnh nào nhưng kết quả vẫn positive do các yếu tố gây nhiễu. 

  • Các phản ứng chéo trong cơ thể khiến cho quá trình xét nghiệm nhận diện sai yếu tố gây bệnh và cho kết quả dương tính. 

  • Xét nghiệm được tiến hành thiếu độ chính xác trong đánh giá tình trạng bệnh lý nghi ngờ. 

  • Sự nhầm lẫn kết quả hoặc nhầm mẫu giữa những người thực hiện xét nghiệm. 

  • Các vấn đề phát sinh trong thu thập và xử lý mẫu của nhân viên y tế hoặc lỗi thiết bị. 

Ví dụ 

Hiện nay, bộ kit test nhanh phát hiện Virus SARS-CoV-2 được nhiều tỉnh thành trong cả nước áp dụng để sàng lọc nhanh và sớm phát hiện bệnh nhân mắc Covid-19. Đây là bộ xét nghiệm nhanh để tìm kháng thể IgM/IgG có trong máu bệnh nhân. Tuy nhiên, các đánh giá mới đây cho rằng kết quả test nhanh chưa thể khẳng định được bệnh nhân có bị mắc Covid-19 hay không. Một số trường hợp sau 3 lần test nhanh cho kết quả dương tính nhưng khi tiến hành lấy dịch hầu họng và phân tích bằng phương pháp Realtime RT-PCR thì cho kết quả âm tính. 

Test nhanh Covid-19

Test nhanh Covid-19 có thể cho kết quả dương tính nhưng khi xét nghiệm dịch họng bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR thì cho kết quả âm tính

Theo Bác sĩ Trần Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh kiêm Trưởng Phòng Công tác xác hội Bệnh viện Nhi đồng I đã phân tích về bộ kit và cho rằng dương tính giả Có thể do bệnh nhân đã khỏi bệnh và trong cơ thể có tồn tại kháng thể hoặc do chủng Virus SARS-CoV-2 có thể bắt chéo với các chủng virus cùng loại khác và sinh miễn dịch. 

3. Những lưu ý sau khi biết kết quả dương tính hay âm tính là gì? 

Với mỗi bệnh nhân, sau khi được các bác sĩ chuyên khoa giải thích kỹ lưỡng về kết quả dương tính hay âm tính là gì thì cũng đừng vội vui mừng hay lo lắng. Lúc này, cần bình tĩnh và đặt những câu hỏi để làm rõ hơn về các chỉ số có trong xét nghiệm cũng như việc có nên thực hiện xét nghiệm lặp lại hay các kiểm tra khác hay không. 

Hầu hết với các bác sĩ, để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý thì không chỉ dựa vào mỗi kết quả xét nghiệm mà còn kiểm tra quá trình dịch tễ, theo dõi, đánh giá các triệu chứng, khả năng người được xét nghiệm có phơi nhiễm với mầm bệnh cũng như thực hiện các phương pháp chẩn đoán khác. 

Các bác sĩ không chỉ dựa trên kết quả xét nghiệm mà còn kết hợp nhiều phương pháp khác để đánh giá chính xác tình trạng bệnh

Các bác sĩ không chỉ dựa trên kết quả xét nghiệm mà còn kết hợp nhiều phương pháp khác để đánh giá chính xác tình trạng bệnh

Hy vọng với những thông tin nêu trên, mọi người đã hiểu hơn về xét nghiệm dương tính hay âm tính là gì. Đặc biệt, với các xét nghiệm hay test nhanh Covid-19 hiện nay thì người dân khi muốn kiểm tra nên chú ý bảo vệ chính mình và lựa chọn những đơn vị có uy tín cũng như đã được Bộ Y tế cấp phép xét nghiệm khẳng định Covid-19 nhằm đảm bảo an toàn và độ chính xác cao. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp