Xét nghiệm beta HCG được áp dụng ngày càng phổ biến trong việc phát hiện mang thai sớm ở phụ nữ. Thông thường, nếu kết quả xét nghiệm là âm tính thì có nghĩa là bạn không có thai. Thế nhưng thực tế, không ít trường hợp, chị em có kết quả xét nghiệm beta HCG âm tính nhưng vẫn có thai. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này? MEDLATEC sẽ giúp bạn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
09/05/2020 | Hỏi đáp: xét nghiệm beta hCG có cần nhịn ăn sáng không? 06/05/2020 | Kết quả xét nghiệm beta hCG giảm trong thai kỳ có nguy hiểm không? 06/05/2020 | Xét nghiệm beta hCG phát hiện sự có mặt của thai kỳ
1. Tìm hiểu về xét nghiệm beta HCG
Trước khi tìm hiểu về xét nghiệm beta HCG là gì, thì bạn cũng nên tìm hiểu một vài thông tin về chỉ số HCG và hình thức xét nghiệm.
HCG là gì?
HCG hay còn được gọi là hormone thai kỳ, viết tắt bởi cụm từ Human Chorionic Gonadotropin. HCG này ra đời khi các tế bào trong nhau thai hình thành và phát triển. Chúng có tác dụng duy trì thể vàng, đồng thời tổng hợp các nội tiết tố Progesterone và Estrogen để kích thích nội mạc tử cung phát triển. Những triệu chứng như của ốm nghén như: buồn nôn, ngực căng, nhạy cảm mùi vị,... đều là do hormone HCG gây ra.
Những triệu chứng ốm nghén như: buồn nôn, nhạy cảm mùi vị,… đều do hormone HCG gây ra
Ở phụ nữ mang thai, nồng độ hormone HCG có thể tăng gấp đôi từ sau 48 - 72, đạt đỉnh khi thai nhi từ 8 - 11 tuần rồi giảm dần và chững lại ở giai đoạn cuối. Nhưng sau khi sinh, thì hormone HCG sẽ không còn tồn tại ở trong máu nữa. Trong một số trường hợp, hormone này có thể sản sinh ra từ các khối u trong cơ thể, nhất là các khối u có nguồn gốc từ trứng hoặc tinh trùng.
Định nghĩa xét nghiệm beta HCG
Xét nghiệm beta HCG là xét nghiệm đo nồng độ HCG có trong máu hoặc có trong nước tiểu. Dựa vào chỉ số HCG này để xác định một người phụ nữ có mang thai hay là không. Do đó, xét nghiệm này được nhiều chị em áp dụng trong kiểm tra thụ thai. Tuy nhiên, để xác định tuổi của thai, tình trạng thai kỳ, hỗ trợ chẩn đoán mang thai bất thường hay sảy thai tiềm năng, sàng lọc hội chứng Down,... được chính xác, các bác sĩ sẽ khuyến cáo thực hiện đo nồng độ hCG trong máu thai phụ.
Căn cứ vào nồng độ HCG có trong máu mà ta có thể xác định kết quả thụ thai hay không:
- Nồng độ HCG dưới 5 mIU/ml: kết quả âm tính với thai kỳ tức là người phụ nữ không có thai.
- Nồng độ HCG trên 25mIU/ml: kết quả dương tính với thai kỳ tức là người phụ nữ đang mang thai.
Xét nghiệm beta HCG là xét nghiệm đo nồng độ HCG trong máu để kiểm tra sự thụ thai
- Nồng độ HCG dao động từ khoảng 6 - 24 mIU/ml thì chưa thể kết luận chắc chắn rằng bạn đang mang thai hay là không. Để xác định kết quả chính xác, người phụ nữ nên tiến hành nhiều xét nghiệm khác, kết hợp với việc theo dõi chỉ số HCG có tăng hay không vào những ngày tiếp theo. Đối với những người mang đa thai (sinh đôi hoặc sinh ba) thì lượng HCG sẽ được sản sinh nhiều hơn so với bình thường. Ngược lại, nếu bạn mang thai ngoài tử cung thì HCG sẽ tiết ra ít hơn.
Xét nghiệm beta HCG chỉ được tiến hành sau khi người phụ nữ bị sảy thai để đảm bảo không bị thai trứng. Ngoài ra, xét nghiệm này còn được áp dụng để chẩn đoán bệnh ung thư tinh hoàn ở nam giới.
2. Xét nghiệm beta HCG âm tính nhưng vẫn có thai do nguyên nhân gì?
Xét nghiệm beta HCG âm tính nhưng vẫn có thai là tình trạng thường gặp sau khi xét nghiệm. Bởi vì, không phải lúc nào xét nghiệm cũng cho tỷ lệ chính xác 100%. Nhiều trường hợp có thể xảy ra hiện tượng âm tính giả hoặc dương tính giả với thai kỳ. Vậy, xét nghiệm beta HCG âm tính nhưng vẫn có thai do nguyên nhân gì? Dưới đây là một số nguyên nhân khiến kết quả xét nghiệm bị sai lệch:
- Tiến hành xét nghiệm máu quá sớm:
Mẹ bầu nếu tiến hành xét nghiệm máu quá sớm sẽ cho kết quả âm tính. Bởi vì, trong giai đoạn đầu của thai kỳ nồng độ HCG sẽ không ổn định. Việc làm xét nghiệm ngay lúc này sẽ cho ra kết quả không chính xác, phải sau khoảng 2 tuần thì chỉ số HCG mới xác định chính xác. Do đó, các mẹ bầu không nên nôn nóng thực hiện xét nghiệm này quá sớm.
Mẹ bầu tiến hành xét nghiệm beta HCG quá sớm sẽ cho kết quả không chính xác
- Sử dụng thuốc:
Khi mẹ bầu sử dụng một số loại thuốc như: thuốc lợi tiểu, promethazine, thuốc an thần,... các thành phần của các loại thuốc này có thể làm nồng độ HCG trong máu bị ảnh hưởng. Vì vậy, đây là một trong số các nguyên nhân làm sai lệch kết quả xét nghiệm.
- Nội mạc tử cung mỏng, cơ thể mẹ thiếu dinh dưỡng:
Nội mạc tử cung mỏng khiến phôi thai không thể bám chắc vào tử cung của người mẹ. Đồng thời, khi cơ thể mẹ không bổ sung đủ các dưỡng chất sẽ làm hormone HCG sản sinh chậm. Nếu để tình trạng này kéo dài, thai nhi sẽ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, do đó gây động thai hoặc sảy thai rất nguy hiểm. Ngoài ra, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến xét nghiệm beta HCG âm tính nhưng vẫn có thai.
- Cơ sở xét nghiệm kém chất lượng:
Kết quả xét nghiệm beta HCG không chính xác, có thể do mẹ bầu tiến hành xét nghiệm tại các cơ sở y tế kém chất lượng, trang thiết bị nghèo nàn cùng với đội ngũ bác sĩ không có kinh nghiệm.
3. Cách khắc phục tình trạng xét nghiệm beta HCG âm tính nhưng vẫn có thai
Để hạn chế tình trạng xét nghiệm beta HCG âm tính nhưng vẫn có thai xảy ra, mẹ bầu nên lưu tâm những điều dưới đây:
- Để chỉ số HCG không bị sai lệch, mẹ bầu nên tiến hành xét nghiệm vào buổi sáng, đặc biệt không uống các loại nước có cồn, nước ngọt, sữa trong vòng 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm.
Trước khi xét nghiệm, mẹ bầu không nên uống nước ngọt, vì có thể làm sai lệch kết quả
- Nếu chỉ số HCG bị sai lệch do thời điểm xét nghiệm chưa chín muồi, thì bạn nên chờ đợi và tiếp tục làm lại xét nghiệm này sau khoảng hai tuần. Nếu xét nghiệm lại nhưng vẫn âm tính, thì mẹ bầu nên xét nghiệm lại sau 48 - 72 giờ.
- Sau khi quan hệ từ 1 - 7 ngày, chị em không nên sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến nồng độ HCG trong máu, vì sẽ dẫn đến kết quả xét nghiệm beta HCG âm tính nhưng vẫn có thai.
- Mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm tại cơ sở y tế uy tín - nơi có trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm để cho kết quả chính xác.
Mẹ bầu nên tiến hành xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín để cho kết quả chính xác
Mẹ bầu không nên quá lo lắng khi xét nghiệm beta HCG âm tính nhưng vẫn có thai. Bởi vì, tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Vì vậy, để kết quả xét nghiệm được chính xác, mẹ bầu nên lưu ý những điều mà bài viết vừa chia sẻ ở trên. Đồng thời, trong quá trình mang thai mẹ bầu nên có một chế độ sinh hoạt hợp lý và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển khỏe mạnh.