Ngồi làm việc sai tư thế là nguyên nhân phổ biến dẫn tới những bệnh lý về xương khớp và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết về các tư thế ngồi đúng cho dân văn phòng để bảo vệ sức khỏe và nâng cao hiệu quả làm việc.
11/10/2021 | Đau lưng ở dân văn phòng: nguyên nhân và cách phòng ngừa 21/04/2020 | Dân văn phòng làm việc ở nhà tránh dịch COVID -19, bệnh dạ dày “hỏi thăm” vì ăn uống thất thường 25/06/2019 | Giảm thiểu chứng đau nửa đầu ở dân văn phòng bằng phương pháp ai cũng làm được?
1. Một số kiểu ngồi sai tư thế thường gặp
Nhân viên văn phòng là những người thường phải ngồi làm việc trước màn hình máy tính trong suốt một thời gian dài. Dưới đây là một số kiểu ngồi sai tư thế thường gặp:
- Ngồi bắt chéo chân: Dễ gây ảnh hưởng đến cơ đùi và tăng nguy cơ gây ra một số tật về chân.
Ngồi làm việc sai tư thế
- Ngồi ngửa cổ ra sau: Dễ dẫn đến những bệnh về cột sống.
- Tựa lưng quá sâu: Nhiều người thích tựa lưng sâu để được vừa thư giãn vừa làm việc. Tuy nhiên, đây là thói quen ảnh hưởng đến cột sống và khiến khoảng cách giữa mắt và màn hình xa hơn, làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý về mắt.
- Uốn cong cổ tay: Đây cũng là một tư thế thường gặp ở những người phải thường xuyên làm việc với máy tính. Nếu thực hiện trong một thời gian dài có thể dẫn đến chèn ép mạch máu ở cổ tay.
2. Tác hại khi ngồi làm việc sai tư thế
Nếu thường xuyên ngồi sai tư thế, dân văn phòng có thể gặp phải những vấn đề về sức khỏe như sau:
- Tuần hoàn máu kém hơn: Thời gian ngồi quá lâu vốn đã là vấn đề ảnh hưởng nhiều đến tuần hoàn máu. Đặc biệt, tư thế ngồi sai, ngồi không thẳng lưng sẽ khiến cho đường lưu thông khí huyết bị thu hẹp lại, dẫn đến tắc nghẽn mạch máu và tuần hoàn máu kém hơn.
Về lâu dài, tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể chẳng hạn như gan, thận, tim mạch hay dạ dày,… Từ đó, người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi, cơ thể suy nhược và ảnh hưởng đến năng suất lao động,…
Đau lưng do ngồi làm việc sai tư thế
- Tăng tốc độ lão hóa xương: Khi bạn ngồi sai tư thế, khung xương của bạn cũng sẽ bị tác động, nó có thể bị cong vẹo theo những tư thế ngồi của bạn. Hậu quả đầu tiên mà người bệnh có thể gặp phải là tình trạng đau mỏi cổ vai gáy, đau lưng, đau đầu thường xuyên, mất tập trung trong công việc,… Hơn nữa, ngồi sai tư thế cũng là nguyên nhân khiến cho quá trình lão hóa xương diễn ra nhanh hơn, mất đi đường cong sinh lý và nhiều vấn đề về xương khớp như thoát vị địa đệm, các bệnh về cột sống,…
- Tác động xấu đến hệ tiêu hóa: Các cơ quan trong hệ tiêu hóa nói riêng và các cơ quan nội tạng trong cơ thể nói chung luôn cần có một không gian phù hợp để có thể duy trì hoạt động hiệu quả. Trong trường hợp bạn ngồi sai tư thế chẳng hạn như ngồi cong lưng, ngồi gập bụng,… sẽ khiến cho không gian bên trong bị thu hẹp lại và dẫn tới chèn ép các cơ quan nội tạng.
Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho các cơ quan của hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn với một số triệu chứng bất thường như ợ nóng, khó tiêu hay tình trạng đau thắt dạ dày,…
- Đau đầu: Ngồi sai tư thế trong suốt một thời gian dài có thể ảnh hưởng nhiều đến quá trình lưu thông khí huyết. Do đó, làm hạn chế máu nuôi dưỡng hệ thần kinh dẫn tới tăng nguy cơ đau đầu, choáng váng,… Vấn đề này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh.
Ngồi làm việc sai tư thế làm tăng nguy cơ cận thị
- Tăng nguy cơ cận thị: Đây cũng là tác hại rất thường gặp do thói quen ngồi làm việc không đúng tư thế gây ra. Theo các chuyên gia, nếu không giữa đúng khoảng cách giữa mắt với máy tính, các thiết bị điện tử hay sách vở thì bạn sẽ nhanh bị mỏi mắt và tăng nguy cơ bị cận thị.
- Gây căng thẳng, mệt mỏi: Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ngồi làm việc sai tư thế cũng khiến bạn dễ bị mệt mỏi, căng thẳng hơn so với những người ngồi làm việc đúng tư thế. Đôi khi đây cũng chính là những nguyên nhân khiến bạn dễ cáu gắt với những người xung quanh và tăng nguy cơ mất ngủ.
- Giảm hiệu quả công việc: Ngồi làm việc sai tư thế khiến bạn mệt mỏi, uể oải, đau lưng, căng thẳng, suy giảm hệ miễn dịch,… Điều này có thể giảm khả năng tập trung trong công việc, giảm năng suất lao động.
3. Hướng dẫn tư thế ngồi đúng cho dân văn phòng
Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết về tư thế ngồi đúng cho dân văn phòng:
- Tư thế để chân: Khi ngồi làm việc, bạn nên để chân đặt xuống mặt sàn để tạo góc 90 độ so với mặt sàn. Lưu ý đầu gối chỉ nên để cao hoặc ngang với hông để tránh tình trạng dồn lực xuống mặt ghế. Không nên ngồi co một chân lên hoặc vắt chéo chân.
Tư thế ngồi đúng cho dân văn phòng
- Tư thế chuẩn đối với lưng: Nên ngồi thẳng lưng, có thể đưa cổ ra sau một chút. Trong trường hợp ghế quá sâu, bạn có thể sử dụng thêm gối tựa. Ngồi đúng tư thế sẽ giúp lưng không bị đau và giảm tình trạng đau mỏi cổ vai gáy hay cong vẹo cột sống.
- Tư thế để tay khi làm việc: Tư thế để tay chuẩn là cẳng tay và cánh tay phải đảm bảo tạo một góc 90 độ. Tư thế này sẽ hạn chế tạo áp lực cho vai và cổ tay khi bạn phải làm việc trong suốt một thời gian dài.
Về phần cổ tay, cần được duỗi thẳng và cao hơn mặt bàn. Không nên uốn cong cổ tay để tránh tình trạng hẹp đường hầm ống cổ tay.
- Tư thế chuẩn cho cổ khi làm việc: Bạn cần điều chỉnh chiều cao của ghế và bàn phù hợp. Tránh để cổ bị quá cúi hoặc quá ngửa để hạn chế đau mỏi cơ cổ khi ngồi làm việc.
- Tư thế tốt mắt: Đảm bảo khoảng cách giữa mắt và màn hình là 50cm. Đồng thời điều chỉnh độ sáng, độ tương phản, kích thước phông chữ phù hợp. Nên kết hợp tập luyện các bài tập cho mắt.
- Lựa chọn ghế ngồi phù hợp: Đảm bảo có tựa lưng, tựa tay và có thể điều chỉnh được chiều cao. Chất liệu êm ái, không gây bí nóng.
Ngồi làm việc đúng tư thế không chỉ giúp bạn phòng ngừa các vấn đề sức khỏe, đặc biệt là các bệnh xương khớp mà còn tăng năng suất lao động và giúp bạn có một tinh thần làm việc tốt nhất.