Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt | Medlatec

Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt

Màu sắc, mùi, và độ rắn của phân trẻ sơ sinh là cách giúp mẹ dễ nhận biết tình trạng sức khỏe của con. Do đó, khi thấy trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt có thể là hiện tượng rối loạn tiêu hóa nhẹ hoặc bị nóng trong người. Lúc này, ba mẹ nên xử lý tình trạng này như thế nào để bé nhanh chóng khỏe bệnh? Hãy trang bị đầy đủ kiến thức trong bài viết sau đây của MEDLATEC.


10/09/2020 | Bị tiêu chảy ở mức độ nào thì đi nên đi thăm khám bác sĩ?
25/08/2020 | Cha mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt?
02/08/2020 | Cách phòng ngừa và điều trị tiêu chảy hiệu quả

1. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt

Trẻ sơ sinh thông thường đi ngoài từ 3 - 5 lần/ngày, và không có dấu hiệu bị sụt cân thì đây là hiện tượng bình thường mẹ không nên quá lo lắng. Ngược lại khi thấy trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt kèm theo cơ thể xanh xao, sụt cân thì con đang mắc tiêu chảy nghiêm trọng hơn bình thường.

Bên cạnh đó, mẹ dễ nhận thấy phân của con lỏng hơn, có màu vàng, tóe nước kèm bọt, đôi khi bĩnh xì hơi, đi tè cũng bĩnh ra quần chút màu vàng. Khi có các dấu hiệu trên mẹ cần kiểm tra ngay lý do tại sao trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt để có hướng điều trị phù hợp.

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt

Theo các chuyên gia, cơ thể trẻ sơ sinh còn non yếu, chỉ thay đổi nhỏ về nguồn sữa cũng khiến bé đi ngoài nhiều lần. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng trẻ đi ngoài sủi bọt như:

2.1 Do chất lượng sữa mẹ

Nếu trẻ dưới 6 tháng còn bú mẹ thì phần lớn nguyên nhân đến từ vấn đề sữa mẹ khiến hệ tiêu hóa của con không hấp thụ được. Việc mẹ ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, không đảm bảo vệ sinh cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của bé.

2.2 Sử dụng thuốc kháng sinh

Trẻ uống thuốc kháng sinh dễ bị tiêu chảy sủi bọt

Trẻ uống thuốc kháng sinh dễ bị tiêu chảy sủi bọt

Nếu mẹ hoặc bé uống thuốc kháng sinh thì cũng có thể gây ra tác dụng phụ là hiện tượng trẻ tiêu chảy sủi bọt. Đặc biệt là khi trẻ bị bệnh và phải điều trị bằng thuốc kháng sinh dài ngày sẽ ảnh hưởng đến lợi khuẩn ở đường ruột.

2.3 Trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt. Nếu mẹ không vệ sinh sạch sẽ núm ti hoặc tay bé không được rửa sạch khi bỏ lên miệng mút khiến vi khuẩn dễ xâm nhập đường ruột làm rối loạn tiêu hóa.

2.4 Do nhiễm Rota virus

Mẹ hoặc trẻ có tiếp xúc với trẻ khác bị tiêu chảy là yếu tố nguy cơ hàng đầu khiến trẻ bị nhiễm rotavirus

khi nhiễm rotavirus khiến trẻ bị đi ngoài nhiều, mất nước, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ nên các phụ huynh cần cực kỳ lưu ý. Nó khiến phân trẻ có chất nhầy, màu xanh hoặc nâu,… và sủi bọt.

trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt do rất nhiều nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân mà các mẹ chưa hề nghĩ tới

3. Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt?

Nếu bé nhà mình gặp tình trạng này thì ba mẹ hãy tham khảo ngay các cách điều trị và ngăn ngừa sau đây theo khuyến cáo của chuyên gia:

3.1 Cho trẻ uống men tiêu hóa

Nếu phát hiện bé đi ngoài có sủi bọt cùng chất nhầy do chưa tiêu hóa hết đường trong sữa, mẹ hãy cho trẻ uống loại men tiêu hóa phù hợp nhất. Chú ý cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào với trẻ nhỏ.

3.2 Chú ý cân bằng chế độ dinh dưỡng của mẹ

Sữa mẹ là thực phẩm chính của trẻ sơ sinh, do đó mẹ cần chú ý cân bằng lại thực đơn hàng ngày của mình. Điều này giúp đảm bảo được nguồn sữa chất lượng, mát, hạn chế tình trạng trẻ đi ngoài có sủi bọt. 

Mẹ cần chú ý chế độ ăn để không ảnh hướng đến sữa cho bé bú

Mẹ cần chú ý chế độ ăn để không ảnh hướng đến sữa cho bé bú

Mẹ hãy tăng cường thêm rau củ quả, sữa chua,… hạn chế đồ dầu mỡ, nhiều chất béo,… Tạo ra chế độ dinh dưỡng tốt rất quan trọng vào việc tăng cường sức đề kháng và lợi khuẩn đường ruột của con.

3.3 Thay đổi sữa công thức

Với những trẻ sử dụng sữa công thức thì mẹ cần kiểm tra lại thành phần có trong sữa có phù hợp với sức khỏe của con không. Nếu bé dùng sữa mới dễ tiêu chảy, phân có mùi, có bọt thì mẹ nên dừng lại và tham khảo loại sữa khác. 

Chú ý hệ tiêu hóa của trẻ sẽ mất 2 - 3 ngày để thích nghi với thành phần sữa nên sẽ có thể xuất hiện triệu chứng trẻ đi ngoài có sủi bọt. Chính vì vậy, mẹ cần bình tĩnh theo dõi và xử lý.

3.4 Giữ vệ sinh cho trẻ

Ngoài các biện pháp ở trên, mẹ cũng cần chú ý đến vấn đề giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, đồ dùng của trẻ luôn sạch sẽ, sát trùng cẩn thận. Khi sử dụng bình sữa, núm vú, khăn giấy,… mẹ nên tìm mua các sản phẩm của thương hiệu uy tín, chính hãng, an toàn.

4. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt có nguy hiểm không?

Mẹ cần theo dõi kỹ lưỡng khi trẻ tiêu chảy có bọt

Mẹ cần theo dõi kỹ lưỡng khi trẻ tiêu chảy có bọt

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cho con uống bởi khi sử dụng sai cách sẽ gây nhiều nguy hiểm. Nếu mẹ thấy con có các dấu hiệu sau cần đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức tránh các nguy hiểm xấu xảy ra:

  • Bé bị tiêu chảy sủi bọt kéo dài trên 2 - 3 ngày vẫn không khỏi.

  • Phân trẻ lẫn máu.

  • Trẻ lười ăn, bỏ bú, mệt mỏi.

  • Trẻ bị sốt cao.

  • Người xanh xao, gầy yếu, da nhăn nheo, mất nước nghiêm trọng.

5. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - địa chỉ khám chữa bệnh an toàn cho trẻ

Sau khi áp dụng các cách trên nhưng tình trạng trẻ đi ngoài sủi bọt vẫn không thuyên giảm, mà còn kèm theo các dấu hiệu khác mẹ cần hết sức lưu ý. Lúc này, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ nhi khoa khám và kiểm tra tổng quát cho trẻ.

Mẹ hãy đến đăng ký và điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đây là cơ sở y tế an toàn, chất lượng đảm bảo với đội ngũ bác sĩ khoa nhi dày dặn kinh nghiệm sẽ xử lý nhanh chóng vấn đề mà trẻ nhỏ mắc phải. Đồng thời các thiết bị máy móc tiên tiến, cơ sở vật chất sạch sẽ, hiện đại giúp hỗ trợ và điều trị bệnh chính xác nhất.  

Mẹ hãy gọi ngay hotline 1900 56 56 56 để được các chuyên gia hàng đầu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn kỹ lưỡng hơn trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp