Hiện nay, trên thế giới đã sản xuất thành công nhiều loại vắc xin phòng, chống virus SARS-CoV-2. Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêm chủng, Việt Nam cũng đang cố gắng nỗ lực để nghiên cứu và sản xuất vắc xin. Vậy, vắc xin COVID-19 của VN đang được thử nghiệm là vắc xin gì? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây, để tìm hiểu rõ hơn về loại vắc xin mà nước ta đang nghiên cứu nhé!
20/08/2021 | Phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19: hiểu lầm bạn cần biết 20/08/2021 | Có bao nhiêu loại vắc xin Covid-19, loại nào được cấp phép ở Việt Nam? 18/08/2021 | Bảng so sánh các loại vắc xin COVID-19 về tính hiệu quả
1. Vắc xin COVID-19 của VN đang được thử nghiệm là vắc xin gì?
Nếu bạn chưa biết loại vắc xin COVID-19 của VN đang được thử nghiệm là vắc xin gì thì hãy lưu ý đến những thông tin sau:
Nano Covax được xem là loại vắc xin đầu tiên của Việt Nam được Bộ Y tế cấp phép thử nghiệm lâm sàng. Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học Dược Nanogen và Học viện Quân Y là hai đơn vị chịu trách nhiệm hoàn toàn trong suốt quá trình nghiên cứu cũng như sản xuất vắc xin.
Theo đề cương nghiên cứu, vắc xin có thể áp dụng cho những đối tượng thử nghiệm từ 18 tuổi trở lên, đồng thời đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn. Đến nay, số tình nguyện viên tham gia thử nghiệm ở giai đoạn 3 đã đạt khoảng 13.000 người. Dựa vào kết quả của giai đoạn thử nghiệm, chúng ta có thể đánh giá được tính an toàn, hiệu lực của vắc xin và khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
Nano Covax được xem là loại vắc xin đầu tiên của Việt Nam được Bộ Y tế cấp phép thử nghiệm lâm sàng
Ngoài ra, Viện vắc xin và sinh phẩm Nha Trang (IVAC) cũng đang tiến hành thử nghiệm loại vắc xin có tên là COVIVAC. Hiện tại, loại vắc xin này đang được báo cáo giữa kỳ để chuyển sang giai đoạn kế tiếp - giai đoạn 2. Quá trình nghiên cứu được thực hiện tại Thái Bình.
Dự đoán, mỗi năm IVAC sẽ sản xuất khoảng 6 triệu liều vắc xin và công suất có thể tăng lên nếu được đầu tư. Đồng thời, Công ty Nanogen cũng dự kiến sẽ sản xuất 20 - 30 triệu liều/năm, con số này sẽ tiếp tục tăng lên khi được trang bị máy móc cũng như mở rộng nhà xưởng.
Do đó, Việt Nam sẽ không rơi vào tình trạng thiếu vắc xin phòng, chống dịch COVID-19. Trong đó, Nano Covax là vắc xin sớm nhất hoàn thành các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, sau khi được phê duyệt sẽ đưa vào sử dụng.
2. Quá trình thử nghiệm vắc xin Nano Covax của Việt Nam
Dưới đây là toàn bộ quá trình thử nghiệm vắc xin Nano Covax của Việt Nam:
Giai đoạn 1:
Vào ngày 17/12/2020 Học viện Quân Y đã tiến hành tiêm thử nghiệm mũi vắc xin đầu tiên cho 3 người. Trong đó, gồm 2 sinh viên có độ tuổi từ 20 - 21 và một nữ giáo viên 40 tuổi. Đến ngày thử 28 tức là ngày 14/1, ba người này lại được tiêm mũi thử nghiệm thứ 2 với liều 25mcg. Sau khi tiêm cả ba đều không xuất hiện các triệu chứng bất thường.
Do đó, Học viện Quân Y tiếp tục thử nghiệm cho 43 tình nguyện viên với các liều lượng cao hơn như: 50mcg và 75mcg. Kết quả cho thấy, tình trạng sức khỏe của đa số tình nguyện viên vẫn ổn định, chỉ một số ít người là có biểu hiện đau tại chỗ tiêm và sốt nhẹ trong vòng 24 tiếng.
Tình trạng sức khỏe của đa số tình nguyện viên vẫn ổn định, chỉ một số ít người là có biểu hiện đau tại chỗ tiêm và sốt nhẹ trong vòng 24 tiếng
Giai đoạn 2:
Cho đến ngày 26/2/2021, quá trình thử nghiệm lâm sàng của vắc xin Nano Covax đã chuyển sang giai đoạn 2. Ở giai đoạn này, số lượng tình nguyện viên sẽ tăng lên 560 người và chia thành nhiều nhóm tương ứng với liều tiêm lần lượt: 25mcg, 50mcg, 75mcg và một nhóm giả dược. Đối tượng thử nghiệm bao gồm: người trên 65 tuổi, người có bệnh nền nhưng không quá nặng như: rối loạn mỡ máu, tiểu đường,…
Đối tượng thử nghiệm ở giai đoạn 2 bao gồm: người trên 65 tuổi, người có bệnh nền nhưng không quá nặng như: rối loạn mỡ máu, tiểu đường,…
Sau tiêm 42 ngày, xét nghiệm nồng độ kháng thể đã tăng lên đạt mức yêu cầu.
Giai đoạn 3:
Đầu tháng 6/2021, vắc xin Nano Covax sẽ bước vào giai đoạn thử nghiệm lần thứ 3. Ở giai đoạn này sẽ chia thành 2 phân đoạn cụ thể là:
-
Giai đoạn 3a tiến hành tiêm trên 1.000 tình nguyện viên, với tỷ lệ nhóm giả dược là 6:1.
-
Giai đoạn 3b tiến hành tiêm trên 12.000 tình nguyện viên, với tỷ lệ nhóm giả dược là 2:1.
Kết quả thử nghiệm của giai đoạn 3a sẽ có trước ngày 15/8. Qua đây chúng ta có thể đánh giá được mức độ an toàn, khả năng sinh miễn dịch và hiệu lực bảo vệ của vắc xin trong cộng đồng.
3. Khi nào vắc xin COVID-19 của Việt Nam được đưa vào sử dụng
Được sản xuất theo công nghệ Protein, vắc xin Nano Covax sẽ kích thích vào tế bào miễn dịch của cơ thể để tạo ra kháng thể, chống lại kháng nguyên. Trong Vắc xin có chứa protein S của virus SARS-CoV-2. Sau khi được gắn vào ADN hoặc DNA, loại protein này sẽ được mã hóa vào bộ gen thuộc tế bào động vật. Để tránh nhiễm tạp, protein S sẽ được tinh chế và trộn lẫn với tá dược, cuối cùng đóng thành ống vắc xin tiêm bắp.
Hiện nay, Học viện Quân Y phối hợp với viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh đã tiêm hoàn tất mũi 1 vắc xin Nano Covax cho 1.000 người. Vậy, khi nào vắc xin COVID-19 của Việt Nam được đưa vào sử dụng trong cộng đồng? Đây cũng chính là thắc mắc của những người đang mong chờ tiêm loại vắc xin do nước mình sản xuất.
Theo dự kiến, GS.TS Đỗ Quyết cho biết vào khoảng cuối quý III đến đầu quý IV năm nay, chúng tôi sẽ đưa ra đánh giá giữa kỳ về kết quả tiêm thử nghiệm của 1.000 người đầu tiên (42 ngày sau khi tiêm mũi 1), sau đó báo cáo với Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia phê duyệt.
Nếu tình hình dịch COVID-19 tiến triển phức tạp, nguồn vắc xin ngày càng khan hiếm, không đủ cung cấp cho các khu vực thì chúng tôi sẽ khẩn trương trình lên Bộ Y tế và các cơ quan thẩm quyền, cấp phép có điều kiện tiêm vắc xin Nano Covax trong cộng đồng.
Cùng lúc này, giai đoạn thử nghiệm 3 vẫn sẽ tiến hành theo kế hoạch. Có nghĩa là: 1.000 người tham gia giai đoạn 3a, sau khi tiêm sẽ được theo dõi sau 42 ngày. Đồng thời ở giai đoạn 3b, 13.000 tình nguyện cũng sẽ được tiêm và theo dõi theo tình trạng sức khỏe đúng quy định.
Ở giai đoạn 3b, 13.000 tình nguyện cũng sẽ được tiêm và theo dõi theo tình trạng sức khỏe đúng quy định
Hy vọng những thông tin mà bài viết vừa chia sẻ, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vắc xin COVID-19 của VN đang được thử nghiệm là vắc xin gì? Thông qua quá trình thử nghiệm, kết quả cho thấy vắc xin Nano Covax mang tính an toàn và hiệu lực bảo vệ khá cao. Do đó, để đảm bảo an toàn trong mùa dịch bệnh bạn nên tiêm chủng khi có điều kiện. Ngoài ra, việc thực hiện nghiêm chỉnh quy tắc 5K cũng như các biện pháp do Bộ Y tế đề ra sẽ hạn chế sự lây lan virus trong cộng đồng.