Nhiều trường hợp khi thực hiện thăm khám thai có thể nhận được kết quả siêu âm em bé đầu nhỏ. Điều này thường khiến các mẹ lo lắng, bất an. Vậy em bé có đầu nhỏ hơn so với tuổi thai có nguy hiểm không, mẹ bầu nên làm gì khi nhận được kết quả siêu âm này?
15/02/2020 | Các mốc siêu âm thai nhi quan trọng mẹ bầu cần lưu ý 01/01/2020 | Siêu âm thai nhi và những lưu ý mẹ bầu cần ghi nhớ 28/11/2019 | Có những phương pháp siêu âm thai nhi nào? 18/09/2019 | Các hình thức siêu âm thai nhi phổ biến nhất hiện nay
1. Siêu âm em bé đầu nhỏ là như thế nào?
Đường kính lưỡng đỉnh (viết tắt của BPD) của thai nhi là thông số quan trọng được bác sĩ theo dõi trong suốt thời gian thai kỳ diễn ra. Bằng phương pháp siêu âm, bác sĩ có thể đo được đường kính lưỡng đỉnh một cách chính xác. Chỉ số BPD được dùng để ước lượng tuổi thai, từ đó, đánh giá sự phát triển tổng quát của thai nhi.
Chỉ số GDP được đo chính xác nhất từ tuần thai thứ 13 - 20. Đến khi bé sắp chào đời, đường kính lưỡng đỉnh có thể đặt từ 88 - 100cm, trung bình thường là 94 cm.
Khi tiến hành thăm khám, nếu chỉ số BPD tại từng tuần nhỏ hơn mức giới hạn tiêu chuẩn, bác sĩ thường thông báo với mẹ bầu kết quả Siêu âm em bé đầu nhỏ.
Hình ảnh siêu âm cho biết kích thước đường kính lưỡng đỉnh của bé
2. Siêu âm em bé đầu nhỏ hơn so với tuổi thai có nguy hiểm không?
Không phải tất cả các kết quả siêu âm em bé đầu nhỏ đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi. Kết quả này được đánh giá là nguy hiểm nếu như kích thước vòng đầu dưới 2 độ lệch chuẩn. Lúc này, siêu âm em bé đầu nhỏ có thể là dấu hiệu cho thấy thai nhi có nguy cơ gặp phải các các chứng đầu phẳng, tật đầu nhỏ. Ngoài ra, khi chỉ số BPD không đạt tiêu chuẩn, có nhiều khả năng là do thai nhi đang phát triển chậm hoặc không ổn định trong tử cung.
Siêu âm em bé đầu nhỏ có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ có nguy cơ mắc các tật đầu nhỏ hay đầu phẳng
Khi nghi ngờ trẻ mắc chứng đầu nhỏ, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu thực hiện thêm các xét nghiệm, kiểm tra sâu hơn, kết hợp cùng với việc theo dõi chỉ số BPD trong các tuần thai tiếp theo. Đồng thời, để chẩn đoán chính xác nhất tình trạng mà thai nhi gặp phải, bắt buộc phải xác định chính xác tuổi thật của thai, các thiết bị kỹ thuật đo chỉ số BPD cũng cần phải đạt chuẩn.
Thai nhi gặp các vấn đề bất thường về kích thước vòng đầu thường gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh. Sau sinh, bé dễ gặp phải các di chứng thần kinh, sức đề kháng kém, chậm phát triển về trí tuệ, giác quan,… Tuy nhiên, nhiều trường hợp siêu âm em bé đầu nhỏ nhưng trẻ không hề gặp phải các vấn đề trong nhận thức, vẫn khỏe mạnh và phát triển bình thường. Do đó, thay vì quá căng thẳng, mẹ bầu nên giữ tâm lý thoải mái và tiếp tục thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
3. Những nguyên nhân tác động khiến em bé có đầu nhỏ
Thai nhi có thể xảy ra hiện tượng đầu nhỏ bởi những nguyên nhân sau:
-
Mẹ bầu trong quá trình mang thai nhiễm phải một số loại virus nguy hiểm có khả năng gây dị tật bẩm sinh cho trẻ như zika, thủy đậu, rubella,…
-
Thai nhi thiếu oxy khiến não kém phát triển. Điều này cũng khiến đầu trẻ nhỏ hơn so với bình thường.
-
Trẻ mắc cái dị tật bẩm sinh như hẹp hộp sọ, tật đầu nhỏ,…
-
Mẹ bầu gặp các vấn đề về rối loạn di truyền.
-
Mẹ bầu suy dinh dưỡng và có chế độ nghỉ ngơi không hợp lý.
-
Bé yêu gặp các bất thường về nhiễm sắc thể.
4. Mẹ bầu nên ăn gì khi chỉ số BPD không đạt mức tiêu chuẩn?
Như đã nói, kết quả siêu âm em bé đầu nhỏ ngoài khả năng trẻ mắc dị tật thì cũng có thể là do quá trình phát triển của thai nhi đang gặp sự cố. Sự phát triển về thể chất và não bộ của bé chịu ảnh hưởng rất nhiều từ chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi của mẹ. Chính vì vậy, khi nhận được kết quả siêu âm em bé đầu nhỏ hay chỉ số BPD không đạt tiêu chuẩn, mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống một cách khoa học nhất.
Mẹ bầu nên có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để trẻ có điều kiện phát triển tốt nhất
Mẹ bầu nên duy trì cho mình chế độ ăn uống đa dạng. Tuy nhiên, không nên bỏ sót những chất sau đây trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình, gồm có:
-
Cholin: Đây là dưỡng chất giúp duy trì chức năng tế bào não, thúc đẩy sự phát triển tế bào thần kinh của thai nhi khi còn trong bụng mẹ. Điều này giúp hỗ trợ trẻ sau sinh phát triển trí não và có khả năng ghi nhớ tốt. Mẹ nên bổ sung choline thông qua các loại thực phẩm tươi sống như súp lơ, gan, cá hồi, thịt gia cầm, trứng,…
-
Acid folic: thường có nhiều trong các loại sữa hay chế phẩm từ sữa, khoai tây, bông cải xanh, lòng đỏ trứng, ngũ cốc nguyên hạt. Acid folic thuộc nhóm vitamin B mà mẹ bầu nên bổ sung trong suốt thai kỳ. Đây là dưỡng chất có vai trò quan trọng trong sản xuất tế bào, hình thành và phát triển nên hệ thần kinh của thai nhi.
-
DHA: Trong suốt thai kỳ, đặc biệt là vào những tuần thai hệ thần kinh của trẻ dần hình thành, mẹ cần chú trọng và bổ sung nhiều DHA. Điều này giúp thai nhi phát triển tốt về thị giác, các tế bào thần kinh, từ đó tăng cường khả phát triển trí não, đồng thời hạn chế các dị tật não bẩm sinh có thể xảy ra. Mẹ có thể bổ sung DHA bằng các loại hạt ngũ cốc như óc chó, hạt điều, hạnh nhân,… hay cá biển như cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá hồi,…
DHA là dưỡng chất cần thiết giúp hỗ trợ hệ quá trình hình thành và hệ thần kinh của thai nhi
Kết quả siêu âm em bé đầu nhỏ có thể gặp phải ngay trong những tuần thai 12, 13. Thay vì căng thẳng quá mức, mẹ nên thăm khám thai đều đặn trong các tuần tiếp theo để theo dõi chính xác tình trạng sức khỏe của bé, cũng như có biện pháp can thiệp kịp thời (nếu cần). Đồng thời, mẹ đừng quên duy trì cho mình một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để bé được phát triển trong điều kiện tốt nhất.