Hội chứng cơ quả lê hay còn được gọi là cơ tháp, được hiểu là một dạng rối loạn thần kinh cơ khá hiếm gặp. Có khá nhiều người lầm tưởng rằng, chứng đau thần kinh tọa là vì hội chứng này gây nên. Những thông tin về hội chứng cơ hình lê được cập nhật ngay sau đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về tình trạng này.
22/03/2022 | Bị đau lưng dưới gần mông ở nữ giới có nguyên nhân do đâu? 31/08/2021 | Hội chứng mông chết và những điều bạn cần biết 06/07/2021 | Những nguyên nhân gây đau mông khi mang thai ít ai biết 24/11/2020 | Một số bài tập gym cho nữ giúp giảm mỡ cánh tay, mông đùi và bụng
1. Những thông tin cơ bản về hội chứng cơ quả lê
Dưới đây là một vài thông tin mà bạn cần nắm về hội chứng cơ quả lê:
1.1. Cơ hình lê là gì?
Đây là một cụm từ được sử dụng để chỉ cơ dẹt thuộc nhóm cơ mông với hình quả lê hoặc có hình tháp. Đây là một lớp cơ sâu nằm ở phía sau và xiên cơ mông lớn, ở cạnh bờ trên của phần khớp háng. Cơ hình lê đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với các hoạt động bên dưới cơ thể. Chức năng chính của phần cơ này gồm:
Khái niệm cơ hình lê
-
Cố định chắc chắn được phần khớp háng.
-
Hỗ trợ nâng và xoay đùi nhanh ra phía ngoài.
-
Duy trì sự cân bằng của các bước đi.
-
Giúp nâng trọng lượng cơ thể khi chuyển đổi từ chân này sang đến chân kia.
Tóm lại, cơ hình lê tham gia vào đa số các hoạt động thể thao và có sự chuyển động của phần háng và chân.
1.2. Khái niệm về dây thần kinh tọa
Đây là một hệ dây thần kinh dày và khá dài ở trong cơ thể. Nó cũng được gọi là hệ dây thần kinh ngồi hoặc là dây thần kinh hông to. Hệ dây thần kinh tọa sẽ đi dọc theo qua bờ dưới của phần cơ hình lê đến mặt sau của chân. Cuối cùng, chúng được chia ra thành từng nhánh thần kinh nhỏ khác nhau, nằm sâu ở dưới cùng của bàn chân. Vậy nên, khi các cơ hình lê co thắt có thể gây nên hiện tượng chèn ép các dây thần kinh này.
1.3. Hội chứng cơ hình lê là gì?
Hội chứng này có tên khoa học trong tiếng Anh là Piriformis syndrome. Đây là một dạng rối loạn thần kinh cơ tương đối hiếm gặp hiện nay và còn được biết đến với một cái tên khác là hội chứng cơ tháp.
Tình trạng này thường xuất hiện khi cơ hình lê bị sưng và co thắt. Từ đó, các dây thần kinh tọa sẽ bị kích thích vè bị chèn ép khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức. Đi kèm với đó là các triệu chứng như bị ngứa ra và tê liệt ở vùng hông, mông, phía dưới đùi và cả cẳng chân dọc theo hệ dây thần kinh này xuống dưới.
Hội chứng cơ hình lê được hiểu như thế nào?
2. Nguyên nhân của hội chứng này là gì?
Có khá nhiều nguyên nhân khiến cho hội chứng cơ quả lê xuất hiện, cụ thể như sau:
-
Bị hẹp lỗ bị.
-
Có thêm cơ hình quả lê phụ.
-
Bị phì đại cơ tháp.
-
Bị dị tật cột sống khiến phần thắt lưng cong ra phía trước.
-
Bị co thắt cơ tháp.
-
Bị bại não.
-
Bị viêm bao hoạt dịch.
-
Bị viêm ở vùng cơ hình quả lê.
Bên cạnh đó, các biểu hiện như co thắt, bị tổn thương, bị sưng và kích thích của phần cơ hình quả lê đôi khi cũng là do một vài nguyên nhân sau:
-
Do tập luyện thể thao quá sức, nhất là khi luyện tập, lặp lại các động tác của chân trong thời gian dài.
-
Bị chấn thương hoặc bị ngã nặng.
-
Phải nâng các vật nặng.
-
Leo cầu thang thường xuyên.
-
Ngồi làm việc hoặc ngồi xem tivi trong thời gian quá dài.
-
Tập thể dục trở lại sau một thời gian nghỉ quá dài.
-
Bị căng cơ hoặc bị thừa cân do mang thai.
-
Những người bệnh có các vấn đề ở khớp cùng chậu.
Có một số những chấn thương ở vùng cơ hình lê điển hình như xoay hông một cách đột ngột, có một cú đánh trực tiếp khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao, bị tai nạn giao thông hoặc có những vết rách sâu ảnh hưởng đến vùng cơ.
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là gì?
3. Những triệu chứng được ghi nhận của hội chứng
Về mặt lâm sàng, hội chứng cơ quả lê có ghi nhận những triệu chứng giống như bị đau thần kinh tọa, cụ thể:
-
Người bệnh bị đau ngứa ran hoặc bị tê ở mông.
-
Các cơn tê và yếu nặng dần, sau đó lan đến xuống phía sau của vùng đùi, phần bắp chân và cả bàn chân.
-
Những cơn đau sẽ tăng dần khi người bệnh leo cầu thang, các hoạt động đứng lên hoặc ngồi xuống, đi, chạy cũng sẽ rất khó chịu.
-
Cơn đau cũng sẽ được kích thích khi người bệnh ngồi một chỗ quá lâu khi lái xe đường dài hoặc có một lực cơ nào đó tác động trực tiếp lên vùng cơ hình lê.
Đa phần các trường hợp bị đau thần kinh tọa không phải là vì hội chứng này gây nên. Vì vậy, để có những chẩn đoán chính xác nhất, người bệnh cần tìm đến bệnh viện để được bác sĩ hỗ trợ thăm khám cũng như đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Một vài triệu chứng nhận diện
4. Hội chứng được chẩn đoán như thế nào?
Với nhiều trường hợp khác nhau, hội chứng cơ quả lê có thể sẽ được chẩn đoán thông qua lời kể của người bệnh hoặc các triệu chứng cũng như thói quen sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tiến hành thăm khám, đồng thời tìm kiếm những sự co thắt hoặc giãn ra của cơ hình lê. Một vài những động tác làm căng cơ khiến cơn đau xuất hiện cũng được áp dụng trong quá trình chẩn đoán để đưa ra kết quả chính xác nhất.
Mặc dù không có những xét nghiệm để có thể chẩn đoán được chính xác hội chứng này, thế nhưng bác sĩ có thể cho người bệnh tiến hành một vài kiểm tra sau để đưa ra kết quả cuối cùng:
-
Điện sinh lý: Hay còn được gọi là phương pháp thử nghiệm FAIR nhằm đo lường được tốc độ chậm dẫn truyền của hệ các dây thần kinh khi phần cơ quả lê đè lên.
-
Chụp cộng hưởng từ: Hình ảnh cho thấy được đầy đủ các chi tiết của vùng cơ hình lê cùng với các dây thần kinh khác. Qua hình ảnh, bác sĩ có thể thấy được tình trạng viêm hoặc cả những chấn thương nếu có. Đôi khi, đây cũng là cách để xác định được cơ tháp phụ hay phì đại.
Chẩn đoán bệnh bằng những phương pháp nào?
Nhìn chung, các triệu chứng có thể xuất hiện của hội chứng này cũng sẽ khá giống với nhiều loại bệnh lý khác. Đặc biệt là chứng đau thần kinh tọa vì chứng bệnh ở cột sống thắt lưng. Chính vì vậy, bác sĩ cần phải chẩn đoán thật chính xác tình trạng của bệnh nhân để đưa ra được những phương pháp điều trị hợp lý, mang lại hiệu quả tốt nhất.
Hội chứng cơ quả lê chủ yếu khởi phát từ các hoạt động hàng ngày vì vậy bạn hoàn toàn có thể phòng bệnh bằng việc sinh hoạt đúng các tư thế. Trước khi vận động nặng cần phải khởi động thật kỹ rồi tăng cường độ dần để tránh làm tổn thương lên vùng cơ này. Khi có những cơn đau xuất hiện, bạn nên ngừng hoạt động và bắt đầu nghỉ ngơi cho đến khi chúng giảm dần.
Những người bệnh cần phải tập các bài vật lý trị liệu nhằm giảm tỷ lệ bị tái phát lại hội chứng này. Nhóm các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh cũng cần phải tìm hiểu thật kỹ về các triệu chứng điển hình để có thể gặp và hỏi thêm bác sĩ nếu cần.
Việc hiểu và nắm rõ về các triệu chứng của hội chứng cơ quả lê sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm để công cuộc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất. Thăm khám và điều trị bệnh tại chuyên khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những cách để bạn có thể bảo vệ sức khỏe của chính mình. Với gần 30 năm kinh nghiệm, MEDLATEC nhận được sự tin tưởng của hàng triệu khách hàng. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy gọi đến số 1900 56 56 56 của bệnh viện.