Hiện tượng trào ngược dạ dày không chỉ khiến bệnh nhân khó chịu, mệt mỏi mà còn có thể gây ra nhiều rủi ro sức khỏe, đáng lo ngại nhất là ung thư dạ dày. Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị, người bệnh cần kết hợp với việc điều chỉnh chế độ ăn và lối sống khoa học, lành mạnh.
27/12/2022 | Cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà dễ thực hiện 26/12/2022 | Cách trị trào ngược dạ dày để tránh nguy cơ tái phát 14/12/2022 | Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không và cách phòng ngừa bệnh 07/12/2022 | Dấu hiệu trào ngược dạ dày mà bạn nên biết!
1. Hiện tượng trào ngược dạ dày là gì?
Những chất dịch trong dạ dày trào ngược lên và gây tổn thương cho thực quản, vùng hầu, họng được gọi là hiện tượng trào ngược dạ dày. Hiện nay, số ca mắc bệnh đang tăng nhanh, phần lớn là do chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt không khoa học.
Ợ nóng có thể do bệnh trào ngược dạ dày gây ra
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra một số triệu chứng như sau:
- Ợ nóng, ợ hơi và ợ chua: Biểu hiện này rất phổ biến ở người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.triệu chứng này có thể gặp ở nhiều bệnh lý dạ dày khác. Do đó, người bệnh cần lắng nghe cơ thể để cảm nhận và tránh nhầm lẫn giữa triệu chứng bệnh và hiện tượng sinh lý.
Khi ợ nóng, người bệnh thường có cảm giác đau và nóng rát ở vùng cổ và vùng sau xương ức. Buổi sáng và sau ăn chính là thời điểm mà triệu chứng bệnh rõ ràng nhất. Sau khi ợ, bệnh nhân sẽ có cảm thấy rõ vị chua trong miệng.
- Buồn nôn và nôn: Hiện tượng trào ngược dạ dày này thường dễ bị nhầm lẫn với tình trạng buồn nôn thông thường, xảy ra do ăn quá no. Các bác sĩ khuyên rằng, nếu thường xuyên bị buồn nôn hoặc nôn kèm theo cảm giác nghẹn thức ăn ở cổ, bạn nên đi khám sớm.
- Miệng đắng và hôi: Khi dịch mật lẫn với dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, người bệnh sẽ cảm nhận rõ vị đắng trong miệng. Hơn nữa, thức ăn chưa tiêu hóa hết trong dạ dày cùng với axit dịch vị trào ngược lên thực quản cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hôi miệng. Bên cạnh đó, dịch vị từ dạ dày cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho vi khuẩn phát triển và khiến hơi thở bạn có mùi.
- Đau vùng thượng vị: Người bị trào ngược dạ dày luôn cảm nhận được tình trạng co thắt ngực và đau vùng thượng vị. Nguyên nhân có thể là do axit từ dịch vị dạ dày kích thích sợi thần kinh trên niêm mạc thực quản. Những cơn đau không chỉ xảy ra ở vùng thượng vị mà còn có thể lan rộng ra vùng cánh tay hoặc vùng lưng.
- Tiết nhiều nước bọt: Để có thể trung hòa axit trong dạ dày, miệng sẽ tiết nhiều nước bọt hơn bình thường.
Buồn nôn và nôn cũng là triệu chứng bệnh thường gặp
- Khó nuốt: Khi bệnh tiến triển trong một thời gian dài, niêm mạc thực quản sẽ bị sưng lên. Vì thế, bệnh nhân sẽ có cảm giác khó nuốt hay vướng ở cổ.
- Khàn giọng và ho: Axit dạ dày trào ngược lên cũng có thể khiến dây thanh quản bị sưng, phù nề và gây khàn giọng, khó nói và ho.
- Một số biểu hiện lâm sàng khác:
+ Đối với người lớn: Bệnh nhân dễ mắc phải một số bệnh về tai mũi họng, thanh quản, phế quản,… Người mắc bệnh hen suyễn thì có nguy cơ bùng phát bệnh cao hơn những đối tượng khác.
+ Đối với trẻ em: Một số biểu hiện của bệnh có thể kể đến như ọc sữa, nôn, trẻ chậm tăng cân, thiếu máu,....
Tuy nhiên, nếu chỉ các triệu chứng lâm sàng thì không thể chẩn đoán bệnh chính xác, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện nội soi tiêu hóa trên, chụp X-quang thực quản có cản quang, đo áp lực nhu động thực quản, đo pH, trở kháng thực quản 24H,… để đưa ra chẩn đoán chính xác.
2. Lưu ý về chế độ ăn đối với người bị trào ngược dạ dày
Điều chỉnh chế độ ăn uống là một yếu tố rất quan trọng và hỗ trợ rất tốt trong việc cải thiện triệu chứng và kiểm soát tốt bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
2.1. Những thực phẩm nên ăn
- Nên ăn gừng và nghệ: Đây là những thực phẩm có tính chống viêm, kháng khuẩn, rất phù hợp với người bệnh trào ngược dạ dày.
Gừng có tính kháng khuẩn rất tốt cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày
- Thực phẩm giàu chất xơ và các loại đậu giúp cung cấp những amino axit rất tốt cho dạ dày. Tuy nhiên, chỉ nên ăn ở mức vừa phải.
- Bánh mì: Tinh bột có trong bánh mì sẽ giúp thấm hút phần axit thừa bên trong dạ dày. Nhờ đó, cải thiện triệu chứng trào ngược hiệu quả và nhanh chóng.
- Một số loại trái cây nên ăn:
+ Dưa hấu: Giúp cung cấp vitamin cho cơ thể và trung hòa axit trong dạ dày, từ đó hạn chế ợ chua, ợ nóng.
+ Táo: Pectin trong táo hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa và phù hợp với người mắc bệnh trào ngược dạ dày.
+ Đu đủ chín: Chymopapain và enzym papain trong đu đủ chín có tác dụng phá vỡ các protein khó tiêu và giảm tiết axit hiệu quả.
+ Dưa chuột: Loại quả này cung cấp nhiều dinh dưỡng như Canxi, vitamin C, Folate. Đặc biệt, Erepsin trong dưa chuột còn hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, giúp người bệnh cải thiện tình trạng ợ chua, ợ nóng rất hiệu quả.
+ Thanh long: Loại quả này không chỉ có chứa nhiều dưỡng chất mà còn rất mềm, giúp giảm áp lực cho dạ dày. Thanh long còn có chứa nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Hơn nữa, chất nhầy từ thanh long cũng rất tốt cho niêm mạc dạ dày.
2.2. Những thực phẩm nên kiêng
- Đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ và chất béo: Đây là những thực phẩm khiến dạ dày khó tiêu và tạo nhiều áp lực cho dạ dày.
Người bệnh nên kiêng những thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm khó tiêu
- Các loại trái cây có vị chát, nhiều nhựa.
- Các loại đồ uống có tính axit cao chẳng hạn như cam, bưởi, chanh,…
- Socola: Món ăn này có chứa nhiều chất béo và sữa nên rất khó tiêu và tạo gánh nặng cho dạ dày.
- Muối: Ăn quá nhiều muối có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến bệnh trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
- Hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá, cà phê.
Để tìm hiểu thêm về hiện tượng trào ngược dạ dày hoặc có nhu cầu thăm khám sức khỏe dạ dày, quý khách vui lòng liên hệ đến Chuyên khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56, các tổng đài viên của MEDLATEC sẽ tư vấn và hướng dẫn chi tiết cho bạn.