Thông thường, đối với những phụ nữ sau sinh, nhất là những phụ nữ sinh thường, âm đạo sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều. Số đông sau sinh âm đạo của phụ nữ sẽ gặp phải một số biểu hiện như: dãn rộng, đau rát, khô,... Dưới đây là những thay đổi của âm đạo sau sinh và bí quyết giúp “cô bé” phục hồi nhanh chóng.
27/09/2022 | Hỏi đáp: Sau sinh bao lâu thì vùng kín phục hồi? 22/09/2022 | “Cô bé” bị khô hạn sau sinh - nguyên nhân và cách khắc phục 15/09/2022 | Hậu sản là gì mà trở thành nỗi ám ảnh của các bà mẹ sau sinh?
1. Tìm hiểu về cấu tạo của âm đạo
Âm đạo là một phần của bộ phận sinh dục nữ giới. Đó chính là một phần cơ và ống dẫn từ tử cũng ra đến bên ngoài âm hộ của người phụ nữ. Bên trong cửa âm đạo sẽ là màng trinh, còn ở bên ngoài âm đạo nối với cổ ngoài tử cung.
Âm đạo của mỗi người phụ nữ khác nhau sẽ có hình dáng cũng như kích thước không giống nhau. Sự thay đổi kích thước hay hình dáng của âm đạo cũng sẽ có sự thay đổi trước và sau khi sinh nở hoặc khi quan hệ tình dục. Bình thường, với trạng thái ổn định, chiều dài của âm đạo sẽ vào khoảng 7 - 8 cm. Nhưng có thể lên đến 11cm khi bị kích thích sâu và giãn tới 10cm khi sinh nở.
Khi phụ nữ sinh con nhiều lần, âm đạo sẽ bị giãn ra và sự đàn hồi sẽ không còn được như trước.
Chức năng âm đạo cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu như các mẹ không chú ý chăm sóc sau sinh đẻ
2. Một số thay đổi của âm đạo sau sinh phụ nữ nên biết
Khi phụ nữ trải qua quá trình sinh con, đặc biệt đối với những phụ nữ sinh thường, cơ vùng chậu có thể hồi phục được cần mất thời gian từ 6 đến 12 tuần. Sau khoảng thời gian cần thiết để hồi phục đó, nếu cơ thể của chị em có những thay đổi hay triệu chứng bất thường nào thì cần đi khám chuyên khoa.
2.1. Âm đạo bị rộng ra
Âm đạo chính là đường ra của em bé sau khi lọt qua được cổ tử cung của người mẹ. Chính vì thế nên cần có độ đàn hồi và co giãn. Sự co giãn này có thể trở lại trạng thái bình thường sau khi sinh từ 4 - 6 tuần.
Nhưng dù âm đạo của phụ nữ có đàn hồi thì cũng không thể trở lại trạng thái hoàn toàn bình thường như lúc chưa sinh. Nó có thể bị lỏng lẻo hơn và giảm đi độ đàn hồi do quá trình sinh con.
2.3. Rạch tầng sinh môn khi phụ nữ sinh thường
Rất nhiều chị em bị rách âm đạo hoặc đã phải rạch tầng sinh môn để quá trình sinh nở thuận lợi. Chính vì thế, những vết thương này có thể để lại sẹo sau khi lành. Tuy không ảnh hưởng đến chức năng của âm đạo, nhưng những vết khâu nếu không được xử lý tốt, có thể để lại sẹo xấu về mặt thẩm mỹ đối với phụ nữ.
Nhiều chị em khi sinh phải rạch tầng sinh môn
2.4. Khô âm đạo sau sinh
Sau sinh, rất nhiều chị em ghi nhận tình trạng âm đạo bị khô. Nguyên nhân do lượng estrogen trong cơ thể phụ nữ vừa sinh xong giảm thấp hơn so với khi mang thai.
2.5. Tiểu són và không tự chủ
Rất nhiều phụ nữ đã gặp phải tình trạng tiểu són sau khi sinh con. Một số biểu hiện của tình trạng này chính là nước tiểu tự động bị rò rỉ khi cơ thể hoạt động gắng sức hay hắt hơi, chạy nhảy,… Nguyên nhân là do khi mang thai và sinh nở, các cơ, dây chằng xung quanh bàng quang hay cơ sàn chậu bị yếu và lỏng lẻo.
Khi tình trạng này quá nặng, các mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được gợi ý cách khắc phục.
Tiểu són “ câu chuyện ám ảnh” của phụ nữ sau sinh
2.6. Chức năng tình dục thay đổi
Trong quá trình mang thai và sinh nở, cơ thể người phụ nữ mệt mỏi và stress kèm với cơ sàn chậu bị yếu khiến họ không thoải mái khi quan hệ hoặc quan hệ không thể đạt được cực khoái.
Sau sinh, tình trạng này vẫn có thể diễn ra, chức năng tình dục của người phụ nữ lúc này có thể thay đổi với biểu hiện là đau khi quan hệ tình dục; hoặc ít có ham muốn tình dục hơn trước đây.
3. Những lựa chọn điều trị và khắc phục thay đổi âm đạo sau sinh
Sau sinh, người mẹ cần dành thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe, đồng thời kích thích sữa sản sinh đủ cho con bú. Tuy nhiên, thời gian sau đó, mẹ cần chú ý tập luyện các bài tập phù hợp nhằm sớm lấy lại vóc dáng và góp phần khắc phục sự thay đổi của âm đạo sau sinh.
Dưới đây là một số phương pháp hỗ trợ cho quá trình điều trị, khắc phục các vấn đề đã được nêu ở phần 2 của bài viết, mời các bạn tham khảo.
Tập luyện
Để tăng độ đàn hồi trở lại, phụ nữ nên tập các bài tăng cường cơ sàn chậu như Kegels. Luôn chăm sóc và quan tâm đến âm đạo cũng như vùng kín của mình.
Ngoài ra, phụ nữ có thể tập các bài tập về cơ an toàn khi mang thai để hỗ trợ cơ sàn chậu. Trong quá trình tập luyện các mẹ nên bố trí thời gian hợp lý, khoa học. Tránh tập quá sức gây ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân.
Trị liệu cơ sàn chậu
Thay vì chưa biết bắt đầu tập luyện từ đâu, các mẹ có thể lựa chọn những bài tập dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Tập thể dục sàn chậu có thể giúp cơ khoẻ hơn và giảm tình trạng són tiểu hiệu quả. Đây là phương pháp đòi hỏi tính kiên trì cao nên để đạt hiệu quả như mong muốn mẹ bỉm nên tích cực luyện tập mỗi ngày.
Phẫu thuật
Một số chị em phụ nữ, tình trạng bị són tiểu hoặc tiểu không tự chủ thường xuyên thì có thể cân nhắc phẫu thuật sàn chậu.
Nhiều mẹ bỉm lựa chọn phương pháp tân trang lại cô bé để lấy lại sự tự tin
Âm đạo sau sinh sẽ bị thay đổi ít hoặc nhiều, có thể dãn ra hoặc bị khô rát hơn bình thường. Vì thế, phụ nữ cần quan tâm hơn tới việc tập các bài tập sàn chậu để giúp âm đạo được cải thiện hơn. Các mẹ có thể lựa chọn đây địa chỉ tin cậy để thăm khám và phục hồi sau sinh. Mọi thắc mắc xin hãy liên hệ tới Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC qua hotline: 1900 56 56 56 để đặt lịch thăm khám.