Những lưu ý: Bệnh Gout kiêng ăn gì để kiểm soát bệnh hiệu quả? | Medlatec

Những lưu ý: Bệnh Gout kiêng ăn gì để kiểm soát bệnh hiệu quả?

Bệnh Gout không chỉ gây ra những cơn đau, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của bệnh nhân mà còn có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. Trong quá trình điều trị bệnh, ngoài việc sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, bệnh nhân cần áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Vậy bệnh Gout kiêng ăn gì và nên ăn gì để kiểm soát bệnh hiệu quả?


11/05/2022 | Nhận biết, chẩn đoán sớm để điều trị bệnh gout hiệu quả
01/09/2021 | Phân biệt bệnh gout và giả gout qua nguyên nhân và cách điều trị
24/06/2021 | Những triệu chứng thường gặp của bệnh gout cấp tính
24/03/2021 | Các giai đoạn của bệnh gout và triệu chứng bệnh gout sớm

1. Các phương pháp điều trị bệnh Gout

Bệnh gout là một dạng viêm khớp và có thể gây ra những cơn đau âm ỉ hoặc đột ngột dữ dội tại các khớp như ngón chân cái, đầu gối hay cổ tay. Cơn đau thường xảy ra vào ban đêm. Một số khớp có hiện tượng nóng, sưng và tấy đỏ tại các khớp. Càng để lâu, mức độ ảnh hưởng của bệnh càng nghiêm trọng khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn khi vận động. 

Bệnh Gout gây ra những cơn đau

Bệnh Gout gây ra những cơn đau

Tùy vào từng trường hợp bệnh, mức độ bệnh, mà Gout có thể bùng phát theo những đợt khác nhau. Trong đó có những trường hợp vài tháng lại xảy ra cơn đau một lần, nhưng cũng có những trường hợp vài năm mới bị đau một lần. 

Bệnh Gout không được điều trị có thể xảy ra những biến chứng như sỏi thận, suy giảm chức năng thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu, tăng nguy cơ đột quỵ, thoái hóa khớp, hoại tử khớp, hỏng khớp, tàn phế,… Đặc biệt, bệnh còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người bệnh và thường gặp nhất là tình trạng trầm cảm. 

Ngược lại, nếu phát hiện sớm và điều trị theo đúng phương pháp, bệnh nhân có thể “chung sống hòa bình” với căn bệnh này, phòng ngừa tối đa nguy cơ biến chứng. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh: 

  • Điều trị bằng thuốc

Các bác sĩ sẽ có thể kê đơn thuốc điều trị phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân. Những loại thuốc thường được sử dụng là thuốc chống viêm, thuốc điều trị những cơn đau cấp tính và phòng ngừa những cơn đau trong tương lai. Một số loại thuốc cũng có tác dụng làm giảm nguy cơ biến chứng của bệnh bằng cách hạn chế sự lắng đọng tinh thể urat và ngăn chặn nguy cơ phát triển của hạt tophi.

Điều trị Gout bằng thuốc

Điều trị Gout bằng thuốc

  • Đối với những trường hợp cơn đau không xuất hiện thường xuyên, các bác sĩ có thể dùng thuốc hạ acid uric máu để phòng ngừa nguy cơ biến chứng. 

+ Đối với những trường hợp khớp bị tổn thương hoặc có xuất hiện hạt tophi, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như: Thuốc ngăn chặn sản xuất acid uric, thuốc đào thải acid uric. 

Lưu ý, các loại thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ. Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn, liều lượng kê đơn của bác sĩ. 

  • Điều chỉnh lối sống khoa học, lành mạnh

Bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân nên: 

+ Áp dụng chế độ ăn lành mạnh. 

+ Tập luyện thường xuyên, nên giảm cân nếu đang trong tình trạng thừa cân thì cần giảm cân

+ Khi đau có thể sử dụng túi chườm để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả. 

+ Thực hiện thăm khám định kỳ để theo dõi, kiểm soát bệnh. 

+ Nên giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ. 

  • Phẫu thuật

Với một số trường hợp viêm khớp kéo dài có thể phẫu thuật nội soi khớp, cắt bớt bao hoạt dịch khớp hoặc với những khớp bị hỏng có thể thay bằng khớp nhân tạo. 

2. Bệnh Gout kiêng ăn gì và nên ăn gì?

2.1. Bệnh Gout kiêng ăn gì?

Như đã nêu trên, người mắc bệnh Gout cần có chế độ ăn uống phù hợp mới có thể kiểm soát bệnh hiệu quả. Với thắc mắc “bệnh Gout kiêng ăn gì”, các chuyên gia giải đáp như sau: 

- Tránh ăn những thực phẩm giàu purin: Đối với người khỏe mạnh, purin không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với những trường hợp mắc bệnh Gout, cơ thể bệnh nhân không loại bỏ hiệu quả acid uric trong cơ thể. Chính vì thế, nếu tiêu thụ những thực phẩm giàu purine sẽ có nguy cơ làm tăng nồng độ acid uric và gây ra những cơn đau cấp tính. 

Kiêng uống rượu bia khi bị Gout

Kiêng uống rượu bia khi bị Gout

+Một số loại thực phẩm giàu purin mà người bệnh nên tránh là thịt bò, nội tạng động vật, thịt chó, thịt ngỗng,…; các loại hải sản hay một số loại động vật có vỏ chẳng hạn như tôm, cua, ghẹ, ốc, hến,…

+Phần lớn các loại rau củ và trái cây đều rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong đó cũng có những loại rau không tốt cho người mắc bệnh Gout. Cụ thể, bệnh nhân nên tránh một số loại rau như rau cải bắp, rau bina, măng tây, nấm,…

- Không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều fructose, chẳng hạn như táo, đào, nho, lê,…

- Bệnh nhân cũng nên kiêng một số loại trái cây có vị chua, thực phẩm lên men, giá đỗ,… Nguyên nhân là vì các loại thực phẩm này có thể làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.

- Không nên uống rượu bia, nước ngọt có gas vì những loại đồ uống này cũng có nguy cơ tăng acid uric đồng thời ngăn cản thận thải acid uric.

2.2. Bệnh Gout nên ăn gì?

Ngoài việc quan tâm đến vấn đề bệnh Gout kiêng ăn gì, thì người bệnh cũng nên lựa chọn những thực phẩm có thể hỗ trợ cải thiện bệnh. Cụ thể như sau: 

- Người bệnh nên bổ sung đầy đủ vitamin C mỗi ngày. 

- Nên uống nhiều nước để tăng cường đào thải acid uric.

Người bị Gout nên ăn thịt trắng

Người bị Gout nên ăn thịt trắng

- Nên ăn các loại thịt trắng như lườn gà, cá sông,… Lý do vì thịt trắng sẽ có ít purine hơn nhưng vẫn có thể đảm bảo lượng protein cần thiết.

- Nên ăn một số loại rau củ có lượng purin thấp như rau cần, súp lơ, rau ngót, rau cải xanh, cà tím, súp lơ, dưa chuột,…

- Một số loại trái cây nên ăn như chuối, dứa, dâu tây, dưa hấu, cherry,…

- Bệnh nhân cũng có thể bổ sung trứng, sữa trong chế độ ăn hàng ngày để giảm lượng acid uric trong cơ thể. 

- Không nên ăn mỡ động vật mà nên thay thể bằng các loại dầu ăn như dầu vừng, dầu oliu, dầu lạc để giảm lượng chất béo hấp thụ.  

- Trong quá trình chế biến món ăn, người bệnh chỉ nên hấp, luộc, hạn chế món ăn chiên, xào. 

Những thông tin trên đã giúp bạn tìm ra lời giải đáp cho thắc mắc “bệnh Gout kiêng ăn gì”. Nếu cần được thăm khám và tư vấn, đặt lịch xét nghiệm, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, tổng đài viên của bệnh viện luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám sớm cho bạn. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đau cơ uống thuốc gì để giảm thiểu triệu chứng?

Đau cơ với nhiều mức độ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này tuy không gây ảnh hưởng quá nặng nề đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Thậm chí còn có những trường hợp bị đau cơ vượt ngoài khả năng chịu đựng của bệnh nhân thì cần phải khắc phục bằng thuốc. Vậy đau cơ uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin dưới đây.
Ngày 09/06/2023

Loãng xương uống thuốc gì? Những lưu ý khi dùng thuốc loãng xương

Loãng xương là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở những người trong độ tuổi trưởng thành, trung niên và phổ biến ở người cao tuổi. Để hạn chế tình trạng này thì thuốc điều trị loãng xương chính là mối quan tâm chung của nhiều người bệnh. Vậy bị loãng xương uống thuốc gì để cải thiện bệnh hiệu quả? Điều này sẽ được bật mí qua những thông tin dưới đây!
Ngày 05/06/2023

Cột sống lưng và một số bệnh lý thường gặp

Cột sống lưng hay xương cột sống có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người. Những thông tin về giải phẫu xương cột sống cũng như chủ động tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp trên bộ phận này là một cách hữu hiệu để phòng ngừa và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. 
Ngày 16/05/2023

Thuốc giảm đau xương khớp có mấy loại?

Thuốc giảm đau xương khớp được ứng dụng phổ biến trong việc kiểm soát các cơn đau và cải thiện các bệnh lý về xương khớp. Có nhiều nhóm thuốc giảm đau xương khớp và mỗi nhóm lại có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nếu không dùng các thuốc này đúng cách và sai liều, rất có thể chúng sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ngày 12/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp