Khi bị vi khuẩn hoặc virus tấn công, cơ thể trẻ thường xuất hiện những cơn sốt (có thể nhẹ hoặc sốt cao). Mặc dù, sốt chỉ là một phản ứng tự vệ nhưng nếu không được theo dõi và can thiệp kịp thời thì nguy cơ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm là rất cao. Vậy khi bé sốt cao gây co giật thì cha mẹ nên làm gì? Có giải pháp nào giúp phòng tránh cơn co giật khi bé sốt không?
30/09/2020 | Mẹ nên làm gì khi bé bị sốt và cách chăm sóc 13/07/2020 | Vì sao bé sốt cao và bố mẹ nên chăm sóc như thế nào cho đúng? 18/04/2020 | Khi bé sốt cao, cha mẹ cần phải làm những điều gì?
1. Cách kiểm tra bé có sốt hay không?
Tình trạng sốt kéo dài hoặc sốt cao rất nguy hiểm, nhất là với những bé dưới 6 tuổi. Vì nếu ba mẹ không phát hiện kịp thời thì có thể khiến tình trạng xấu hơn, kèm theo những biến chứng nghiêm trọng khá, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé về sau. Vậy làm thế nào để phát hiện bé sốt cao? Khi nhận thấy bé có những triệu chứng như nhăn nhó, người nóng, má hồng, toát nhiều mồ hôi, quấy khóc nửa đêm,... ba mẹ nên kiểm tra thân nhiệt của bé.
Cách kiểm tra nhiệt độ cơ thể của bé cũng khá đơn giản. Bạn có thể sử dụng nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử để đo thân nhiệt của bé. Về cơ bản, nhiệt kế thủy ngân sẽ chính xác hơn nhiệt kế điện tử. Nhiệt kế điện tử có tốc độ đo nhanh hơn. Tuy nhiên trong trường hợp dùng nhiệt kế điện tử, nếu cha mẹ cảm thấy không tương xứng, ví dụ nhiệt độ cơ thể con đang rất nóng nhưng ghi nhận nhiệt độ của nhiệt kế điện tử lại không thực sự phù hợp, cha mẹ có thể kẹp lại nhiệt kế thủy ngân.
Ngoài ra, tùy vào tháng tuổi của con mà ba mẹ sẽ lựa chọn những cách kiểm tra thân nhiệt phù hợp, cụ thể như:
Dùng nhiệt kế điện tử đo thân nhiệt cho trẻ
-
Đối với bé dưới 3 tháng tuổi: nên đo thân nhiệt ở vùng nách. Tuy nhiên, nếu kết quả thu được từ 37.2 độ C trở lên thì ba mẹ nên tiến hành đo thân nhiệt ở vùng trực tràng. Kết quả ghi nhận từ vị trí trực tràng nếu cao hơn 38,5 độ C thì trẻ đã có biểu hiện sốt cao và cần đưa đi khám bác sĩ.
-
Đối với bé từ 3 - 5 tháng tuổi: thường được lấy nhiệt độ ở tai hoặc nách.
-
Đối với bé dưới 4 tuổi: sử dụng nhiệt kế kẹp vào nách để đo nhiệt độ cơ thể. Nếu kết quả nhận được từ 38.5 độ C trở lên, tức con bị sốt cao và cần được can thiệp ngay lập tức.
-
Đối với bé từ 4 tuổi trở lên: khi đo thân nhiệt ở miệng sẽ cho kết quả chính xác hơn.
-
Đối với những bạn đã lớn: kẹp nhiệt kế ở nách là phương pháp hiệu quả và thuận tiện nhất.
2. Khi bé sốt cao nên xử trí như thế nào?
Việc bé bị sốt là một phản ứng rất bình thường của cơ thể, tuy nhiên các bậc phụ huynh không được chủ quan trước tình trạng này. Một số bé kém may mắn, khi bị sốt cao không được can thiệp kịp thời khiến bệnh chuyển biến nặng dẫn đến co giật, ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ về sau. Vậy ba mẹ nên làm gì khi bé sốt cao? Sau đây là một số gợi ý giúp phụ huynh dễ dàng hỗ trợ con giảm sốt hiệu quả:
-
Cho bé mặc đồ thoáng mát, mỏng (như áo ba lỗ, quần ngắn) nhưng phải đảm bảo con không bị cảm lạnh và dùng khăn ngâm nước ấm để lau một số vùng trên cơ thể như nách, trán, bẹn, dưới cổ. Ba mẹ nên lau liên tục cho bé khoảng từ 7 - 15 phút giúp lỗ chân lông trên da giãn nở và thoát nhiệt để hạ sốt.
Dùng khăn ngâm nước ấm lau người cho trẻ
-
Vì mồ hôi toát ra khiến con bị mất một lượng lớn nước trong cơ thể, do đó ba mẹ cần cho bé uống nhiều nước. Đối với những bé sơ sinh và những bé còn bú mẹ thì vẫn tăng cường tích cực cho bé bú.
-
Để hạn chế khả năng bị co giật, phụ huynh không nên cho con ăn khi lên cơn sốt. Trong các bữa ăn, chỉ nên cho trẻ dùng những thức ăn nhẹ, dễ tiêu.
-
Theo dõi con liên tục trong 24h, đặc biệt lưu ý những triệu chứng đi kèm trong cơn sốt.
Sử dụng viên nhét hậu môn giúp trẻ hạ sốt
3. Khi chăm sóc bé sốt cao nên tránh những điều gì?
Một số phụ huynh không biết cách chăm sóc khi bé sốt cao hoặc cách xử trí không đúng vô tình khiến tình trạng của bé nặng hơn. Do đó, các ba mẹ có con nhỏ nên tìm hiểu những giải pháp hỗ trợ con hạ sốt hiệu quả cũng như tránh những sai lầm sau đây:
-
Tuyệt đối không nên ủ ấm cho bé vì khi sốt, nhiệt độ cơ thể khá cao. Nếu ba mẹ mặc nhiều quần áo cho con sẽ vô tình khiến thân nhiệt tăng cao hơn.
-
Không được dùng nước lạnh hoặc nước đá để lau người cho bé khi bị sốt vì dễ bít lỗ chân lông, khiến thân nhiệt không thoát ra ngoài được.
Không dùng nước quá lạnh để lau người cho trẻ
-
Không nên làm theo những bài thuốc dân gian như vắt chanh vào miệng khi con lên cơn sốt.
-
Khi lau người cho bé, chỉ nên sử dụng nước ấm, tuyệt đối không pha thêm rượu hoặc bất kỳ loại nước uống có cồn khác vào.
-
Một số phụ huynh lo lắng trước tình trạng con sốt quá cao nên sử dụng nhiều phương pháp hạ sốt cùng một lúc. Chẳng hạn như vừa cho uống thuốc hạ sốt, vừa sử dụng thuốc nhét hậu môn trong cùng một thời điểm. Sự kết hợp này có thể vượt quá liều lượng cho phép, để lại những tác dụng phụ không mong muốn.
-
Đối với trường hợp bé sốt cao quá dẫn đến co giật, tuyệt đối không được vỗ vào người hoặc giật tóc bé. Những lực tác động bên ngoài có thể khiến cơ thể của con bị kích thích và kéo dài thời gian cơn co giật, gây nguy hiểm.
-
Không cho bé uống Aspirin để hạ sốt vì nguy cơ con bị tổn thương não rất cao.
Tuyệt đối không sử dụng Aspirin cho trẻ sốt cao
-
Nếu thực hiện những giải pháp như cho uống thuốc hạ sốt, lau người, uống nhiều nước,... nhưng vẫn không hiệu quả, ba mẹ nên đưa con đến khám bác sĩ.
4. Một số biểu hiện nhận biết bé bị co giật do sốt cao
Tình trạng bé sốt cao kéo dài gây co giật có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ về sau. Tuy nhiên, không phải tất cả ba mẹ đều hiểu rõ về các triệu chứng, diễn tiến của bệnh. Chính vì thế, nhiều phụ huynh không biết cơn co giật xuất phát từ đâu và nên xử trí như thế nào. Hiện tượng co giật ở trẻ em có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu đều do con bị sốt quá cao. Để dễ dàng nhận biết bé bị co giật do cơ thể sốt cao, ba mẹ có thể dựa trên những biểu hiện sau đây:
Tay chân cứng đơ là triệu chứng co giật điển hình
-
Sau khi trải qua cơn co giật, bé thường cảm thấy buồn ngủ. Đồng thời, trẻ cảm thấy mơ màng, cơn co giật do sốt cao thường rất ngắn, chỉ khoảng vài phút, trẻ vẫn có ý thức.
-
Con có thể ngừng thở trong một thời gian rất ngắn (khoảng vài giây).
-
Xuất hiện tình trạng nôn, ói, đi tiêu, đi tiểu không tự chủ.
Những cơn co giật kéo dài hoặc xảy ra liên tục có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tính mạng của con trẻ. Nếu phụ huynh không hiểu rõ hoặc hỗ trợ sai cách có thể khiến con rơi vào tình trạng nguy kịch. Một số trường hợp trẻ bị co giật khi sốt quá cao đã bị tác động và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sau này của con, nhất là mặt thể chất.
Với những chia sẻ của bài viết này, hy vọng các bậc phụ huynh sẽ quan tâm và chăm sóc con trẻ đúng cách. Đặc biệt, khi bé sốt cao, ba mẹ cần có biện pháp can thiệp đúng cách để giúp trẻ giảm thân nhiệt, hạ sốt và ngăn chặn những biến chứng nghiêm trọng.