Với tình trạng dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp như hiện nay, phụ nữ mang thai cũng cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt hơn. Nếu không may thai phụ bị mắc Covid-19 thì phải xử trí như thế nào? Thai phụ mắc Covid có nguy hiểm không?
05/01/2022 | Cùng tìm hiểu một số triệu chứng Covid chủng mới Omicron 05/01/2022 | Bác sĩ tư vấn: Những điều cần chú ý khi tiêm vắc xin phòng Covid -19 28/12/2021 | Giảm 10% gói kiểm tra sức khỏe trước tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 12-18 tuổi 11/12/2021 | Tiêm vắc xin Covid bao lâu có hiệu quả và những lưu ý sau tiêm
1. Thai phụ mắc Covid-19 có nguy hiểm không?
Phụ nữ mang thai là một đối tượng đặc biệt. Khi bị nhiễm virus đường hô hấp nói chung và virus SARS-CoV-2 nói riêng, hệ thống miễn dịch của họ dễ bị tổn thương hơn so với những người bình thường. Cụ thể hơn là các mẹ bầu bị nhiễm Covid-19 sẽ có nguy cơ cao bị chuyển biến nặng hơn, điều trị khó khăn hơn, có thể phải dùng kháng sinh liều cao, thở máy hay can thiệp ECMO, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi.
Thai phụ nhiễm Covid-19 dễ bị diễn biến nặng hơn so với những đối tượng khác
Khi mắc Covid-19, những thai phụ khỏe mạnh, không có bệnh lý nền, có thể phải đối mặt với một số nguy cơ như sinh non, thai chậm phát triển, sảy thai,… Những nguy cơ này thường xảy ra ở những tuần đầu hoặc trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Đối với những trường hợp thai phụ nhiễm Covid nhưng trước đó đã mắc phải một số bệnh lý nền như bệnh tiểu đường thai kỳ, bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch,… thì tình trạng sức khỏe của thai phụ dễ bị chuyển biến xấu, mức độ bệnh nền có thể nghiêm trọng hơn và tăng nguy cơ nhập viện.
Như vậy, thai phụ mắc Covid-19 có thể gặp nguy hiểm hơn nhiều đối tượng khác. Do đó, đây là nhóm đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt hơn. Ngoài việc tiêm phòng vắc xin theo quy định của Bộ Y tế, mẹ bầu cũng cần chủ động phòng chống nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 bằng cách hạn chế tiếp xúc, tụ tập nơi đông người, đeo khẩu trang khi ra ngoài, giữ khoảng cách 2m với người khác, đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và tập luyện nhẹ nhàng để tăng cường sức đề kháng.
2. Một số triệu chứng phổ biến khi thai phụ mắc Covid-19
Khi thai phụ mắc Covid-19, có thể gặp phải những triệu chứng như sau:
-
Sốt
-
Có cảm giác ớn lạnh.
-
Người bệnh bị viêm họng, ho khan hoặc ho có đờm.
-
Khó thở, thở nhanh, thở gấp, hơi thở ngắn.
-
Người bệnh bị đau nhức toàn thân, luôn có cảm giác mệt mỏi.
-
Mất khứu giác hoặc vị giác.
-
Có biểu hiện sổ mũi hoặc nghẹt mũi.
-
Có thể bị buồn nôn hoặc nôn.
-
Tiêu chảy.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà mức độ triệu chứng có thể khác nhau. Phần lớn các trường hợp bị bệnh đều có triệu chứng nhẹ và có thể đạt hiệu quả tích cực sau khoảng 7 đến 10 ngày điều trị. Nhưng cũng có một số mẹ bầu gặp phải triệu chứng rất nghiêm trọng, cần được cấp cứu kịp thời, chẳng hạn như tình trạng khó thở nặng, môi tím tái, mắc hội chứng suy hô hấp cấp,…
Mỗi trường hợp có thể gặp phải những triệu chứng bệnh khác nhau
Một số trường hợp thai phụ mắc Covid-19 có nguy cơ chuyển biến nặng là những phụ nữ lớn tuổi mang thai (trên 35 tuổi), phụ nữ mang thai khi đang bị thừa cân, béo phì hoặc có bệnh lý mạn tính, bệnh lý nền chưa được điều trị dứt điểm,…
3. Những phương pháp xử trí khi thai phụ mắc Covid-19
Khi cơ thể có những biểu hiện nghi ngờ mắc Covid-19 chẳng hạn như sốt cao, mất khả năng khứu giác, vị giác, tức ngực,… mẹ bầu cần liên hệ ngay đến cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời. Mẹ bầu không nên quá lo sợ, cần giữ tâm lý bình tĩnh vì những triệu chứng khi mắc Covid-19 cũng dễ bị nhầm lẫn so với những bệnh phổ biến khác như viêm họng, cảm cúm.
Mẹ bầu bị nhiễm bệnh cần lưu ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng
Đối với từng trường hợp thai phụ mắc Covid-19, phương pháp điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Cụ thể như sau:
3.1. Những trường hợp thai phụ có thể được điều trị tại nhà
Một số trường hợp thai phụ không bị béo phì, không có bệnh lý nền và đã được điều trị tại các cơ sở y tế, có kết quả xét nghiệm Realtime RT-PCR âm tính, có thể được tiếp tục tự theo dõi, điều trị và cách ly tại nhà. Mẹ bầu sẽ tiếp tục được thực hiện xét nghiệm PCR tại nhà vào ngày thứ 14 và 21.
Trong quá trình điều trị và cách ly tại nhà, thai phụ cần chú ý những điều sau:
- Tuân thủ theo đúng đơn thuốc của bác sĩ.
- Thường xuyên đeo khẩu trang.
- Thay khẩu trang ít nhất 2 lần/ngày. Trước khi loại bỏ khẩu trang, thai phụ cần lưu ý xịt cồn để khử khuẩn.
- Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, cần lưu ý thường xuyên khử khuẩn tay cũng như một số bề mặt đồ vật hay tiếp xúc, chẳng hạn như tay nắm cửa, mặt bàn, bồn rửa mặt,…
- Thường xuyên đo thân nhiệt để kiểm tra. Nếu sốt cao trên 38,5 độ C, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc hạ sốt.
- Nên uống đủ nước để tránh tình trạng mất nước. Thai phụ có thể gặp nguy hiểm nếu bị mất nước nghiêm trọng.
- Áp dụng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng.
- Lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, bài tập hít thở để nâng cao sức khỏe, đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh.
- Cần liên hệ với nhân viên y tế khi có dấu hiệu bất thường để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
3.2. Những trường hợp thai phụ mắc Covid-19 cần nhập viện điều trị
Cần đưa thai phụ mắc Covid-19 đến các cơ sở y tế để được can thiệp điều trị kịp thời nếu có những triệu chứng sau: Sốt cao liên tục, thở nhanh, đau tức ngực, chỉ số SpO2 dưới 95%, môi hay tay chân tím tái, cơ thể mệt mỏi, li bì,…
Hiện nay tiêm phòng là cách phòng ngừa Covid-19 hiệu quả nhất
Với những trường hợp nghiêm trọng, thai phụ có diễn biến nặng hoặc đang ở tình trạng nguy kịch, có thể cân nhắc về việc chấm dứt thai kỳ (khi thai trên 32 tuần tuổi). Có thể áp dụng phương pháp mổ lấy thai hoặc đẻ thường nếu khởi phát dấu hiệu chuyển dạ. Nếu thai dưới 32 tuần và tình trạng của mẹ dần ổn định thì có thể trì hoãn việc chấm dứt thai kỳ.
Nếu cần được hỗ trợ, bạn có thể gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56, các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Xuất hiện sau biến thể Delta - Biến thể Omicron đang khiến cho cả thế giới phải lo ngại.