Trong quá trình ăn dặm, nhu cầu về dinh dưỡng cũng như khả năng ăn và tiêu hóa của trẻ sẽ có sự khác biệt ở mỗi giai đoạn. Vì thế, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ để bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho con, giúp con phát triển khỏe mạnh. Bài viết dưới đây sẽ cùng các bậc phụ huynh đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi: “trẻ ăn dặm bao nhiêu là đủ” và một số nhóm thực phẩm tốt cho bé ăn dặm.
14/08/2021 | Dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng ăn dặm cha mẹ cần lưu ý 01/07/2021 | Một số lưu ý khi nấu cháo yến mạch cho trẻ ăn dặm 27/06/2021 | Bác sĩ giải đáp: Số bữa ăn dặm trong ngày cho trẻ? 21/06/2021 | Những lưu ý khi cho bé ăn dặm lần đầu mẹ không nên bỏ qua
1. Trẻ ăn dặm bao nhiêu là đủ?
Thông thường trẻ sẽ bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi, nhưng một số trẻ có thể ăn dặm sớm hơn từ 4 tháng tuổi hoặc cũng có trẻ bắt đầu ăn dặm muộn hơn. Cha mẹ cần quan sát con nhiều hơn để xác định thời điểm phù hợp nhất cho con ăn dặm.
Mẹ cần quan sát dấu hiệu nhận biết để xác định thời điểm cho con ăn dặm
Cụ thể, nên cho bé ăn dặm khi bé xuất hiện một số biểu hiện sau: Bé có thể tập ngồi khi có sự hỗ trợ, đầu bé đã tự giữ thẳng mà không cần sự trợ giúp, bé có nhu cầu ăn nhiều hơn dù đã bú nhiều cữ mỗi ngày, bé có hiện tượng nhai bằng nướu, bé thích thú với các loại đồ ăn, trọng lượng của bé đã gấp đôi so với lúc bé mới được chào đời.
Ở mỗi giai đoạn ăn dặm, nhu cầu về dinh dưỡng của bé sẽ khác nhau vì thế để tìm ra lời giải đáp cho thắc mắc “trẻ ăn dặm bao nhiêu là đủ”, mẹ cần tìm hiểu những thông tin dưới đây:
1.1. Trẻ ăn dặm khi đạt 4 đến 6 tháng tuổi
Khi mới bước vào thời kỳ ăn dặm thì thức ăn chủ yếu của trẻ vẫn là sữa mẹ. Mục tiêu của những ngày đầu ăn dặm chỉ là giúp con có thể tập làm quen với mùi vị của các loại thức ăn. Mẹ không nên đặt mục tiêu dinh dưỡng quá lớn dẫn đến việc cho con ăn quá nhiều gây nghẹn và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn yếu của trẻ.
Mẹ chỉ nên cho con ăn khoảng 3 muỗng thức ăn và tùy theo nhu cầu, khả năng của bé, mẹ có thể cho ăn từ 1 đến 2 lần mỗi ngày. Lưu ý, mẹ nên áp dụng nguyên tắc “từ ít đến nhiều”, nghĩa là chỉ nên cho con ăn từng chút một, sau đó lắng nghe về khả năng và nhu cầu của trẻ rồi mới quyết định có tăng khẩu phần ăn cho con hay không.
1.2. Trẻ 6 tháng đến 12 tháng tuổi ăn dặm
Sau khi đã trải qua giai đoạn tập ăn dặm, bé đã có thể thích nghi dễ dàng hơn với các loại thực phẩm và khả năng ăn, nuốt của trẻ tốt hơn, mẹ cũng cần chuẩn bị một chế độ ăn dặm phù hợp hơn với con.
Mẹ nên cho bé ăn thử các loại đồ ăn khác nhau
Lúc này, khẩu phần ăn mỗi ngày của trẻ có thể tăng lên, mẹ có thể chia nhỏ thành 2 bữa chính và 2 bữa phụ mỗi ngày, mỗi bữa cho bé ăn khoảng 6 đến 8 muỗng thức ăn. Nhưng mẹ cũng cần nhớ rằng, hệ tiêu hóa của trẻ lúc này vẫn chưa được ổn định, mới chỉ đang dần hoàn thiện. Vì thế, mẹ cần áp dụng quy tắc cho bé ăn từ “loãng đến đặc”, nghĩa là nên cho các con ăn những loại thức ăn đã được xay nhuyễn, dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Đầu tiên là những loại bột, cháo và sau đó là các loại củ quả được nghiễn nhuyễn.
Mẹ nên cho bé thử nhiều loại thực phẩm khác nhau và mỗi lần thử chỉ nên cho bé thử một chút và sau đó sẽ tăng dần. Khi chế biến đồ ăn dặm cho con mẹ không cần phải cho thêm muối, nước mắm hay bất cứ loại gia vị nào.
Không nên ép trẻ ăn vì có thể khiến trẻ hoảng sợ, chán ăn
Tuy nhiên, mẹ cũng không nên máy móc áp dụng công thức chung này để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ vì trẻ mới chính là người quyết định chính xác nhất lượng thực phẩm các con có thể hấp thu mỗi ngày là bao nhiêu. Không nên ép trẻ ăn, điều này có thể khiến trẻ hoảng sợ và trở nên biếng ăn. Bố mẹ cũng không nên lo lắng khi thấy con không muốn ăn, vì điều này đơn giản có thể là do dạ dày của trẻ đã đang “quá tải”. Mẹ nên quan sát và cho bé ăn theo nhu cầu của bé.
2. Các nhóm thực phẩm mẹ nên cho trẻ tiêu thụ trong quá trình ăn dặm
Nhóm chất bột đường: Bao gồm: Cháo, khoai nghiền, bột yến mạch, súp khoai tây thịt bò,… Đây là nhóm thực phẩm cung cấp cho bé nguồn năng lượng dồi dào.
Nhóm chất đạm: Đây là nhóm thực phẩm cần thiết để giúp bé phát triển và tăng trưởng tốt. Mẹ nên kết hợp nguồn đạm từ động vật (các loại thịt) và thực vật (các loại đỗ) một cách hợp lý. Tránh cho bé ăn quá nhiều đạm động vật vì nó có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Thời gian đầu nên cho con ăn thịt lợn, thịt gà, sau đó mới cho trẻ ăn thịt bò và cá.
Nhóm rau củ và trái cây: Nhóm thực phẩm này cũng không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của trẻ, giúp trẻ bổ sung vitamin và các khoáng chất, chất xơ,… giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Mẹ có thể nghiễn nhuyễn một số loại quả như chuối, xoài, đu đủ,… để bổ sung vào thực đơn cho bé.
Nhóm chất béo: Chất béo giúp cung cấp năng lượng cho trẻ và nó cũng góp phẩn hình thành các màng tế bào cũng như các mô não. Bên cạnh đó, nó còn là dung môi để hòa tan các vitamin giúp trẻ hấp thu tốt hơn. Mẹ nên cho bé tiêu thụ đa dạng các loại dầu thực vật như dầu cá hồi, đậu nành hay dầu mè,…
Mẹ cần lựa chọn nguồn thực phẩm an toàn cho con
Mẹ cần lưu ý một số điều sau khi cho bé ăn dặm:
-
Không cho thêm mắm muối vào đồ ăn của bé để tránh gây hại cho thận.
-
Nên lựa chọn những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
-
Cần rửa thực phẩm sạch sẽ và rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thực phẩm cho trẻ.
-
Cần đảm bảo nấu chín thực phẩm và sau khi nấu cần cho trẻ ăn trong vòng 2 giờ, không nên để trẻ ăn thức ăn đã được để lâu ngày.
Như vậy, với những thông tin trên đây, mẹ đã có thể giải đáp câu hỏi “trẻ ăn dặm bao nhiêu là đủ”. Giai đoạn ăn dặm nếu không được thực hiện đúng cách có thể khiến trẻ bị biếng ăn, chậm lớn và ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ. Mẹ có thể gọi đến số 1900 56 56 56, các chuyên gia dinh dưỡng của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giúp bạn tư vấn chi tiết hơn về vấn đề này.