Xét nghiệm máu không thể thiếu trong khám sức khỏe tổng quát, theo dõi và điều trị bệnh. Nhờ vào những kết quả xét nghiệm máu, việc chẩn đoán một số bệnh lý cũng trở nên nhanh chóng và đảm bảo chính xác. Vậy chỉ số xét nghiệm máu phát hiện ung thư hay không?
19/10/2022 | Góc giải đáp: Xét nghiệm máu có phát hiện nghiện ma túy không? 08/09/2022 | Góc tư vấn: Kết quả xét nghiệm máu ở đâu nhanh chóng và chính xác? 26/01/2022 | Tìm hiểu ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm máu trong chẩn đoán bệnh tật
1. Chỉ số xét nghiệm máu phát hiện ung thư không?
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người mắc ung thư cao trên thế giới. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng này có thể kể đến như tình trạng ô nhiễm môi trường, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, gen di truyền,… Bệnh ung thư nguy hiểm và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính.
Chỉ số xét nghiệm máu là một trong những căn cứ đánh giá nguy cơ mắc ung thư
Ung thư là căn bệnh đa hình thái và có đến hàng trăm loại ung thư khác nhau. Tuy nhiên, có một điều rất đáng mừng là rất nhiều loại có thể điều trị hiệu quả, thậm chí có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu bệnh nhân được phát hiện sớm và điều trị bệnh đúng phương pháp.
Chính vì thế việc phát hiện ung thư là một yếu tố quan trọng và mang tính quyết định cơ hội sống của người bệnh. Hơn nữa, điều trị bệnh ở giai đoạn sớm cũng dễ dàng hơn rất nhiều, tiết kiệm chi phí điều trị, đồng thời tránh những suy nghĩ tiêu cực, từ đó nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân.
Với thắc mắc “chỉ số xét nghiệm máu phát hiện ung thư hay không”, các chuyên gia cho biết:
Có rất nhiều loại ung thư. Trong đó mỗi loại khác nhau lại được phát hiện bởi những phương pháp khác nhau. Do đó, nếu chỉ dựa vào một chỉ số xét nghiệm máu duy nhất sẽ không thể phát hiện chính xác được bệnh ung thư.
Bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện sinh thiết để chẩn đoán ung thư
Với một số bệnh ung thư, chỉ số xét nghiệm máu có những bất thường chỉ là một cơ sở để chúng ta nghi ngờ bệnh chứ chưa thể khẳng định. Để khẳng định tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm những xét nghiệm chuyên sâu hơn và những chẩn đoán hình ảnh cần thiết như siêu âm, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ, nội soi,… mới có thể đưa ra kết quả chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của xét nghiệm máu trong chẩn đoán, tầm soát ung thư. Tuy không thể chẩn đoán một cách chính xác bệnh ung thư nhưng kết quả xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư có thể là căn cứ để bác sĩ cân nhắc và chỉ định người bệnh thực hiện thêm các phương pháp chẩn đoán chuyên sâu khác. Trên thực tế, cũng có rất nhiều loại bệnh ung thư xuất phát từ đột biến gen. Vì thế, việc xét nghiệm máu có thể phát hiện ra mầm mống của một số bệnh ung thư. Chẳng hạn, kết quả xét nghiệm máu cho thấy gen APC ở những bệnh nhân ung thư đại trạng hoặc gen BRCA2 ở người mắc ung thư vú,...
2. Một số chỉ số chỉ điểm ung thư
2.1. AFP - Chỉ số chỉ điểm ung thư gan
Ung thư gan có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Đây là loại ung thư phổ biến, chỉ sau ung thư phổi và ung thư dạ dày. Ở giai đoạn đầu, rất khó nhận biết bệnh ung thư gan vì triệu chứng rất thầm lặng.
AFP chính là một chất chỉ điểm trong tầm soát ung thư gan. Chỉ số AFP cũng cần thiết trong quá trình theo dõi và điều trị ung thư gan. Ở người trưởng thành, AFP lớn hơn 20ng/ml chính là một dấu hiệu cảnh báo về bệnh ung thư gan. Nhưng điều này không mang tính khẳng định mà chỉ là cơ sở để bác sĩ chỉ định người bệnh thực hiện thêm các xét nghiệm khác trước khi đưa ra chẩn đoán bệnh.
Một số trường hợp chỉ số AFP tăng là vì những nguyên nhân khác như bệnh lý viêm, do phụ nữ đang trong quá trình mang thai, các bệnh nhân mắc u quái tinh hoàn,… Đồng thời, cũng không thể khẳng định những người có chỉ số AFP bình thường thì không bị ung thư gan. Xét nghiệm này có thể kết hợp xét nghiệm AFP-L3 và PIVKA-II hay một số phương pháp khác như siêu âm,… để mang lại giá trị chẩn đoán cao nhất.
2.2. CEA - Chỉ số tầm soát ung thư đại tràng
Ở người khỏe mạnh bình thường, chỉ số CEA thường không vượt quá 5ng/ml. Tuy nhiên, nếu kết quả xét nghiệm máu cao hơn ngưỡng này, người bệnh có nguy cơ bị ung thư đại tràng. Các bác sĩ ung bướu thường sử dụng chỉ số này để đánh giá tình trạng bệnh hoặc theo dõi trong quá trình điều trị bệnh.
Tuy nhiên, cần lưu ý, người hút thuốc lá hay những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh lý dạ dày ruột hay cac bệnh về phổi,… cũng có chỉ số CEA cao
2.3. PSA - Chỉ điểm dấu ấn ung thư tiền liệt tuyến
Chỉ số PSA máu được đánh giá là khá hiệu quả trong chẩn đoán và theo dõi, điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
+ Chỉ số PSA cao hơn 10 ng/ml: Người bệnh có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt với tỷ lệ là 80%
+ Chỉ số PSA cao hơn 20 ng/ml: Người bệnh có 90% nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Chỉ số PSA đánh giá nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt
Nếu chỉ số này lớn hơn 10 ng/ml, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện sinh thiết để hỗ trợ chẩn đoán bệnh.
2.4. CA 125 - Chỉ số tầm soát ung thư ở nữ giới
Chỉ số CA 125 bất thường là một dấu hiệu cảnh báo ung thư buồng trứng. Khoảng 70% trường hợp có chỉ số CA 125 trong máu tăng cao mắc ung thư buồng trứng. Tuy nhiên một số khác thì không. Do đó, để chắc chắn, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm một số phương pháp khác như siêu âm, chụp CT, chụp MRI và sinh thiết,…
MEDLATEC là địa chỉ uy tín trong xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư
Hi vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về vai trò của xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư. Để được tìm hiểu chi tiết hơn hoặc có nhu cầu xét nghiệm, tầm soát ung thư, bạn có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, đội ngũ tư vấn viên sẽ hỗ trợ đặt lịch khám sớm cho bạn.
Ngoài dịch vụ xét nghiệm tại bệnh viện, MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, phù hợp với những đối tượng người bận rộn. Bạn có thể dễ dàng lựa chọn dịch vụ phù hợp với mình.