Góc giải đáp: Mất ngủ nhiều có nên đi khám? | Medlatec

Góc giải đáp: Mất ngủ nhiều có nên đi khám?

Cơ thể và não bộ sẽ được nghỉ ngơi sau một giấc ngủ ngon và sâu, qua đó giúp phục hồi và tái tạo năng lượng hoạt động. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, từ thói quen sinh hoạt, bệnh lý mắc phải mà nhiều người thường xuyên rơi vào tình trạng khó ngủ, mất ngủ. Vậy nếu bị mất ngủ nhiều có nên đi khám? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số thông tin liên quan, giúp bạn đọc nhanh chóng cải thiện giấc ngủ của mình.


05/05/2022 | Góc giải đáp: hiện tượng mất ngủ hậu Covid kéo dài bao lâu?
10/03/2022 | Khám bệnh mất ngủ ở đâu - Địa chỉ khám chữa bệnh mất ngủ uy tín
14/12/2021 | Hiện tượng mất ngủ kèm căng thái dương có đáng lo ngại không?

1. Như thế nào là mất ngủ nhiều?

Theo nghiên cứu, mỗi người chúng ta dành đến 1/3 thời gian của cuộc đời cho những giấc ngủ. Tuy nhiên, ở mỗi độ tuổi khác nhau, nhu cầu về thời gian ngủ cũng khác nhau. Đối với trẻ em dưới 18 tuổi, nên ngủ trung bình hơn 8 giờ mỗi ngày. Đối với những người trưởng thành, nên ngủ khoảng 7 - 8 giờ mỗi ngày.

Mặc dù vậy, khi chúng ta già đi, việc có một giấc ngủ ngon sẽ ngày càng khó khăn hơn. Thực tế cho thấy mất ngủ là tình trạng khá phổ biến ở người trưởng thành. Theo thống kê của Viện nghiên cứu về giấc ngủ Hoa Kỳ thì cứ trong 3 người sẽ có 1 người xuất hiện các triệu chứng mất ngủ và khoảng 75% số người trưởng thành trên 65 tuổi mắc các triệu chứng mất ngủ.

Mất ngủ là tình trạng khá phổ biến ở người trưởng thành

Mất ngủ là tình trạng khá phổ biến ở người trưởng thành

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến có thể gồm một số biểu hiện:

  • Khó đi vào giấc ngủ hoặc muốn ngủ nhưng không ngủ được.

  • Ngủ không sâu giấc, ngủ chập chờn.

  • Tỉnh dậy nhiều lần giữa chừng và khó hoặc không thể ngủ tiếp được.

  • Dậy từ rất sớm và cảm thấy mệt mỏi sau khi thức dậy.

  • Cảm giác như chưa được ngủ.

  • Một số trường hợp hiếm gặp là mất ngủ hoàn toàn, tức là cả ngày không thể ngủ được.

Mất ngủ nhiều là tình trạng bị khó ngủ, không ngủ được hoặc không muốn ngủ ít nhất 3 lần một tuần, kéo dài trong khoảng 1 tháng trở lên.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ nhiều

Có thể kể ra một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này như:

- Áp lực cuộc sống, những căng thẳng trong công việc hoặc các mối quan hệ bạn bè, gia đình có thể khiến tâm trí phải hoạt động nhiều vào ban đêm, gây tình trạng mất ngủ. Bên cạnh đó, những cú sốc về tinh thần cũng có thể gây nên hiện tượng này

- Do lối sống không lành mạnh: sắp xếp thời gian không hợp lý, không xây dựng được thói quen đi ngủ đúng giờ, thường xuyên sử dụng các chất kích thích như: thuốc lá, cà phê, rượu, thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.

Bên cạnh đó, có thể kể đến các nguyên nhân về tâm, sinh lý, bệnh lý như:

- Tuổi tác hoặc thay đổi nội tiết tố: với những người già, tiếng ồn và những thay đổi của môi trường dễ gây ảnh hưởng tới giấc ngủ. Nam giới ở thời kỳ mãn dục hoặc phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh cũng dễ bị mất ngủ.

- Do một số bệnh lý về sức khỏe tâm thần như: trầm cảm, lo âu, tâm thần phân liệt hoặc sa sút trí tuệ.

- Do sử dụng một số loại thuốc ảnh hưởng đến giấc ngủ như thuốc huyết áp, thuốc trị bệnh trầm cảm hay thuốc điều trị hen suyễn. Bên cạnh đó, một số loại thuốc thông thường như: thuốc cảm cúm, giảm đau, thuốc giảm cân cũng có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ

Việc sử dụng một số loại thuốc trị bệnh cũng có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ

Việc sử dụng một số loại thuốc trị bệnh cũng có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ

- Bệnh về tuyến giáp: khi tuyến giáp hoạt động quá mức, có thể khiến người bệnh cảm thấy bồn chồn không yên, khó thư giãn và khó chìm vào giấc ngủ

- Khi mắc một số căn bệnh như: đau khớp, ung thư, tim mạch, hen suyễn,  Parkinson, Alzheimer, đái tháo đường, đau dạ dày…người bệnh cũng khó chìm vào giấc ngủ. Mất ngủ cũng là một trong những triệu chứng hậu COVID-19.

- Do một số bệnh lý liên quan đến giấc ngủ khác như: ngưng thở đột ngột khi ngủ, hay gặp mộng du, ác mộng trong khi ngủ…

3. Hậu quả của mất ngủ nhiều

Những hậu quả dễ thấy nhất của mất ngủ đó là khiến cho chúng ta cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung, dễ cáu gắt, trí nhớ giảm sút và gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng lao động cũng như các hoạt động trong đời sống.

Về lâu dài, tình trạng này có thể gây ra những hệ lụy lớn cho sức khỏe như:

Gây rối loạn tâm lý, cảm xúc: Có thể khiến người bệnh cảm thấy căng thẳng, xuất hiện cảm xúc tiêu cực, suy nhược thần kinh có thể dẫn đến trầm cảm.

Mất ngủ có thể gây mệt mỏi, căng thẳng thần kinh

Mất ngủ có thể gây mệt mỏi, căng thẳng thần kinh

Gây tình trạng béo phì: do hoạt động của não bộ bị thay đổi, luôn cảm thấy đói, thèm ăn.

Đe dọa đến sức khỏe tim mạch: người mất ngủ thường xuyên sẽ khiến cho hệ thần kinh căng thẳng, gây áp lực cho tim dẫn đến huyết áp và nhịp tim tăng cao.

Gây ảnh hưởng xấu tới da: khi ngủ không đủ giấc, cơ thể chúng ta sẽ tăng tiết hormone cortisol, làm phá vỡ cấu trúc của collagen khiến cho làn da kém mịn màng, săn chắc, trở nên chảy xệ, khô sạm, khiến một số bệnh về da trở nên trầm trọng như: viêm da cơ địa, viêm da kích ứng…

Ngoài ra, có thể khiến tăng nguy cơ bị đột quỵ, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư hoặc gây suy giảm sinh lý.

4. Mất ngủ nhiều có nên đi khám?

Một câu hỏi được đặt ra là: mất ngủ nhiều có nên đi khám? Có thể nói, mất ngủ gây ra rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe và cuộc sống của chúng ta nên nếu mất ngủ nhiều, mất ngủ kéo dài, người bệnh nên đến các cơ sở khám, chữa bệnh uy tín như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị.

Trong đó, Chuyên khoa Thần kinh của Bệnh viện với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về thần kinh cùng đầy đủ trang thiết bị hiện đại như: máy chụp cắt lớp vi tính (CT-scanner), máy chụp cộng hưởng từ (MRI), máy đo điện tim,... sẽ giúp bạn xác định chính xác nguyên nhân và điều trị triệt để chứng mất ngủ. Từ đó, nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chụp CT tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Chụp CT tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Cùng với điều trị, người bệnh có thể hình thành một số thói quen tốt giúp ngủ ngon, tránh mất ngủ như:

- Đi ngủ và thức dậy đúng giờ.

- Hạn chế tối đa các chất kích thích như: rượu, cà phê, không sử dụng các chất gây nghiện.

- Duy trì thói quen tập thể dục, tránh ăn quá no, tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ.

- Thư giãn trước khi đi ngủ như: ngâm chân trong nước ấm, nghe những bản nhạc êm ái, nhẹ nhàng.

Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng gọi điện đến Tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp