Bệnh tiểu đường xảy ra do thiếu insulin hoặc insulin làm việc không hiệu quả dẫn đến tình trạng tăng đường trong máu mãn tính. Vậy chỉ số glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường? Nếu không được điều trị, tiểu đường có thể dẫn đến những biến chứng ra sao? Mời bạn cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.
09/10/2020 | Chỉ số Glucose máu ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? 10/09/2020 | Bật mí cách kiểm tra Glucose trong cơ thể để phòng bệnh tiểu đường 15/07/2020 | Xét nghiệm Glucose niệu trong chẩn đoán đái tháo đường 03/04/2020 | Nghiệm pháp dung nạp Glucose giúp ích điều gì cho bạn?
1. Bệnh tiểu đường có thể gây ra những biến chứng gì?
Bệnh tim mạch
Đây là biến chứng thường gặp và nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân tiểu đường tử vong do bệnh tim mạch, đột quỵ. Điều này được lý giải như sau, tình trạng tăng lượng đường trong máu sẽ khiến làm tăng lượng mỡ đọng ở cách thành mạch và hạn chế sự lưu thông của máu. Từ đó dẫn đến tình trạng mạch máu bị tắc nghẽn và không thể bơm đủ máu lên tim và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Bệnh tim mạch là biến chứng thường gặp và nguy hiểm nhất của tình trạng tiểu đường
Bệnh suy thận
Lượng đường trong máu cao ở những bệnh nhân tiểu đường cũng chính là nguyên nhân khiến cho các tế bào thận bị tổn thương, rối loạn chức năng thận, rối loạn bài tiết nước tiểu và dẫn tới tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý về thận. Nếu như những bệnh nhân này không được kịp thời điều trị sẽ có thể dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng thận nghiêm trọng và thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Người bệnh tiểu đường có nguy cơ cao mắc bệnh võng mạc
Các bệnh về mắt
Bệnh tiểu đường có thể gây biến chứng lên mắt. Cụ thể, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ cao mắc bệnh võng mạc. Khi đường huyết trong máu tăng cao, nó có thể khiến cho những mạch máu bị nhỏ lại và khiến cho võng mạc bị tắc nghẽn, sưng, tấy đỏ và tổn thương. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có nguy cơ bị đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, thậm chí là mất thị giác.
Bệnh thần kinh
Một biến chứng khác của bệnh tiểu đường là tổn thương hệ thống thần kinh. Nguyên nhân là lượng đường trong máu tăng cao làm ảnh hưởng đến những mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh bị tổn thương. Điều này dẫn tới dây thần kinh không nhận được dinh dưỡng và oxy. Lâu dẫn dẫn tới yếu cơ, có cảm giác tê bì hay kim châm ở các ngón tay.
Khi lượng đường trong máu tăng cao, mạch máu sẽ trở nên hẹp và rất khó lưu thông, từ đó dẫn đến vết thương lâu lành hơn. Hơn nữa, tiểu đường cũng khiến dây thần kinh tê liệt, vết thương bị lở loét khiến tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Vì thế vết thương khó lành hơn. Nếu tình trạng nhiễm trùng kéo dài mà không được điều trị sẽ khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
2. Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường
2.1. Chỉ số Glucose của người bình thường là bao nhiêu?
Glucose được chuyển hóa từ những thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày. Máu cần một lượng Glucose nhất định giúp cơ thể có một nguồn năng lượng phục vụ cho các hoạt động thường ngày.
Chỉ số đường huyết giúp xác định bệnh tiểu đường
Chỉ số glucose nằm trong ngưỡng an toàn khi đạt:
-
Trước bữa ăn: 90 đến 130 mg/dl (tương đương với từ 5 đến 7,2 mmol/l).
-
Sau ăn khoảng 1 đến 2 tiếng: Dưới 180 mg/dl (tương đương với 10 mmol/l).
-
Trước khi đi ngủ: 100 - 150 mg/l (tương đương 6 đến 8,3 mmol/l).
2.2. Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?
Khi xét nghiệm xác định lượng glucose trong máu. Nếu chỉ số của bạn ở những nhóm sau thì được xác định bệnh tiểu đường:
-
Xét nghiệm khi đói: Chỉ số Glucose trong máu bằng hoặc lớn hơn 126 mg/dL (tương đương 7 mmol/L).
-
Xét nghiệm sau khi ăn khoảng 2 giờ: Chỉ số Glucose trong máu bằng hoặc lớn hơn 200 mg/dL (tương đương 11.1 mmol/L).
-
Xét nghiệm ở một thời điểm bất kỳ: Chỉ số Glucose trong máu bằng hoặc lớn hơn 200 mg/dL (tương đương 11.1 mmol/L).
Nếu mức Glucose đo lúc đói trong khoảng 110 - 126 mg/dl (6,1 - 7 mmol/l) thì đang nằm trong giai đoạn bị rối loạn đường huyết lúc đói. Đây cũng được coi là giai đoạn tiền tiểu đường
Các bác sĩ cho biết, trong trường hợp người bệnh không xuất hiện những biểu hiện của bệnh tiểu đường như ăn nhiều hơn, tiểu nhiều, uống nước nhiều, sút cân nhanh,… bệnh nhân cần được xét nghiệm ít nhất 2 lần và mỗi lần xét nghiệm nên cách nhau không quá 7 ngày để đảm bảo chỉ số chính xác nhất.
3. Hướng dẫn cách giúp bệnh nhân tiểu đường giảm và ổn định lượng glucose trong máu.
Khi được chẩn đoán bệnh tiểu đường, bạn cũng không nên quá lo lắng. Hãy thực hiện chế độ ăn uống khoa học theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường xuyên vận động và giữ tinh thần lạc quan để giảm và ổn định chỉ số glucose trong máu.
Chế độ ăn giàu chất xơ, hạn chế tinh bột giúp ổn định chỉ số glucose
Việc giảm và ổn định lượng đường trong máu là vô cùng quan trọng với cả bệnh nhân tiểu đường và những trường hợp đang trong giai đoạn rối loạn đường huyết khi đói. Đây cũng là cách giúp bệnh nhân phòng ngừa biến chứng của bệnh, đồng thời tăng cường sức khỏe, nâng cao chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ người bệnh.
Dưới đây là một số gợi ý cụ thể cho bạn:
Về chế độ ăn uống: Người mắc bệnh tiểu đường cần phải có chế độ ăn uống nghiêm ngặt. Bạn không nên ăn quá nhiều mà chỉ ăn một lượng thực phẩm vừa đủ. Hạn chế ăn tinh bột và những thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp. Bên cạnh đó, hãy tăng cường ăn những thực phẩm như các loại rau củ quả giàu chất xơ,… Bệnh nhân nên nhờ các bác sĩ tư vấn khi lên chế độ ăn cụ thể cho bản thân.
Tăng cường hoạt động thể chất: Việc tập luyện thể dục mỗi ngày luôn mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời cho chúng ta, đặc biệt tốt đối với những người bệnh tiểu đường. Chỉ cần tập luyện đều đặn mỗi ngày, bạn sẽ thấy cơ thể mình khỏe mạnh hơn, dẻo dai hơn rất nhiều. Bạn có thể lựa chọn một số môn thể thao như tập yoga, đạp xe, đi bộ,…
Bệnh nhân nên cố gắng kết hợp chế độ ăn với chế độ tập luyện để duy trì mức cân nặng hợp lý. Đây cũng là một nguyên tắc giúp bạn sống khỏe khi mắc phải căn bệnh tiểu đường.
Bệnh nhân nên chú ý đến việc sử dụng thuốc đều đặn và đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Kết hợp những phương pháp trên, trong một thời gian, bạn sẽ thấy cơ thể có những thay đổi tích cực.
Như vậy, từ những thông tin trên bạn đã có thể tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một gợi ý nếu bạn đang phân vân lựa chọn một cơ sở y tế uy tín để thực hiện xét nghiệm chỉ số đường huyết. Tại đây, các loại máy xét nghiệm đều là những loại máy cao cấp hàng đầu, tân tiến, hiện đại, được nhập khẩu từ những nước có nền y học hiện đại. Chính vì thế, những kết quả đưa ra luôn đảm bảo chính xác.
Bệnh viện còn triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà dành cho những khách hàng bận rộn nhưng luôn quan tâm đến sức khỏe của mình. Nếu cần thêm thông tin, bạn hãy gọi đến số 1900 56 56 56 để được chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết cho bạn.