Bật mí cách kiểm tra Glucose trong cơ thể để phòng bệnh tiểu đường | Medlatec

Bật mí cách kiểm tra Glucose trong cơ thể để phòng bệnh tiểu đường

Những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường ngày một tăng cao. Đồng thời, đây cũng là một trong những bệnh lý nền gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác cho người bệnh. Do đó, mọi người cần quan tâm đến sức khỏe và chế độ ăn uống của mình. Để kiểm tra một người có mắc bệnh tiểu đường hay không, các bác sĩ thường cho đo chỉ số Glucose trong máu.


15/07/2020 | Xét nghiệm Glucose niệu trong chẩn đoán đái tháo đường
03/04/2020 | Nghiệm pháp dung nạp Glucose giúp ích điều gì cho bạn?
23/12/2019 | Thực hiện xét nghiệm glucose niệu hỗ trợ chẩn đoán bệnh tiểu đường
23/12/2019 | Bác sỹ giải đáp thắc mắc: xét nghiệm dung nạp glucose là gì?

1. Glucose là gì? 

Glucose còn được gọi là đường huyết hay cụ thể là đường trong máu, có chức năng cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động hằng ngày. 

Glucose là hoạt chất bắt buộc có trong cơ thể để nuôi dưỡng tất cả các bộ phận

Glucose là một chỉ số quan trọng trong máu

Glucose được tạo nên từ thức ăn, cụ thể là sau khi tiêu hóa, những chất dinh dưỡng có trong thực phẩm sẽ được chuyển hóa thành Glucose. Tuy nhiên, chỉ số Glucose cần duy trì ở mức cho phép, vì nếu lượng Glucose vượt quá mức hoặc không đạt yêu cầu thì cơ thể sẽ dễ đối diện với những vấn đề trầm trọng.  

Glucose cũng tương tự như chất béo, vì được xem là một nguồn năng lượng ưa thích của cơ thể. Trong các bữa ăn, mọi người thường nạp thêm lượng Glucose từ những thức ăn có chứa tinh bột (bánh mì, cơm, bún,...), các loại rau củ, trái cây hoặc các thực phẩm được làm từ sữa. Mặc dù, Glucose rất cần thiết cho cơ thể của chúng ta nhưng các bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, không nên ăn quá nhiều thức ăn có chứa nhiều tinh bột. 

thức ăn có chứa đường giúp cơ thể tỉnh táo hơn

Thức ăn chứa tinh bột làm tăng Glucose trong cơ thể

2. Cơ chế hoạt động của Glucose

Trong một ngày, Glucose trong cơ thể được chuyển hóa và xử lý nhiều lần sau mỗi bữa ăn. Cụ thể, trong mỗi buổi ăn, cơ thể sẽ làm việc với sự hoạt động của enzyme nhằm tiêu thụ Glucose với sự hỗ trợ của tuyến tụy. Nhờ có tuyến tụy sản xuất Insulin - một loại hormone có khả năng điều chỉnh lượng Glucose trong máu. 

Tuy nhiên, không phải lúc nào tuyến tụy cũng thực hiện đúng chức năng của mình mà thực tế vẫn có thể vận hành sai cách. Theo các bác sĩ, bệnh tiểu đường phát sinh khi tuyến tụy không thực hiện chức năng sản xuất Insulin, khiến cho hàm lượng Glucose không được điều chỉnh thích hợp.

3. Cách kiểm tra nồng độ Glucose trong cơ thể

Việc kiểm tra hàm lượng Glucose trong cơ thể rất cần thiết, nhất là với những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì nếu nắm bắt rõ chỉ số Glucose sẽ giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát được bệnh và điều trị bệnh hiệu quả. Với những người mắc bệnh tiểu đường, việc kiểm tra nồng độ Glucose được tiến hành thường xuyên, đôi khi mỗi ngày thực hiện một lần. Hiện nay, bệnh nhân có thể thực hiện đo đạc nồng độ Glucose tại nhà mà không phải đến bệnh viện. 

Cách kiểm tra nồng độ Glucose được thực hiện khá đơn giản bằng cách sử dụng kim hoặc lưỡi trích để đâm vào đầu ngón tay. Khi máu chảy ra ngoài thì nhỏ vào que thử. Tiếp đến đưa que thử vào máy để tiến hành kiểm tra và đo lượng đường có trong máu. Thông thường, sau 20 giây, bệnh nhân sẽ nhận được kết quả trên màn hình điện tử. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về các mức độ Glucose trong cơ thể, sau đây là một số thông tin chi tiết:

3.1. Mức độ bình thường

Đây là mức độ Glucose đáng được duy trì trong cơ thể mỗi người, vì đảm bảo cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, ngăn ngừa những bệnh lý nghiêm trọng như tiểu đường. Như các bạn đã biết, những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường phải theo dõi nồng độ Glucose có trong máu. Vì chỉ số Glucose cao thường cảnh báo tình lượng đường trong cơ thể vượt quá mức.

hàm lượng đường trong cơ thể nên ở mức bình thường là tốt nhất

Hàm lượng Glucose ở mức bình thường là tốt nhất

Những nguyên nhân thường gặp, khiến cho chỉ số Glucose tăng cao là bữa ăn quá nhiều tinh bột, đối diện với nhiều căng thẳng, hạn chế vận động hay cũng có thể xuất phát từ những bệnh lý khác.

3.2. Mức độ Glucose quá cao

Đối với những người có chỉ số Glucose vượt quá ngưỡng cho phép, tức quá cao thì lượng Insulin do tuyến tụy sản xuất không đủ để cân bằng Glucose cho cơ thể. Nhất là những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, họ cần phải sử dụng Insulin tổng hợp để giúp cân bằng Glucose trong máu. Bên cạnh đó, những hoạt động thể chất cũng góp phần giúp tiêu thụ Glucose trong cơ thể của bạn. 

3.3. Mức độ Glucose quá thấp 

Đối với những người có chỉ số Glucose dưới ngưỡng cho phép thì được đánh giá có chỉ số Glucose thấp. Trong y khoa, bác sĩ thường gọi đây là tình trạng hạ đường huyết của cơ thể và dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Một số trường hợp dễ dẫn đến hạ đường huyết như:

  • Khi người mắc bệnh tiểu đường nhưng không sử dụng thuốc như bác sĩ chỉ định.

người bị giảm cân đột ngột với chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng

Giảm cân đột ngột với chế độ ăn thiếu dinh dưỡng

  • Người bình thường - khỏe mạnh nhưng đột ngột thực hiện chế độ ăn uống quá khắc nghiệt nhằm giảm cân hoặc hoạt động, vận động quá mức. Khiến cơ thể không đủ năng lượng để nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể.

Đối với những bệnh nhân bị hạ đường huyết cần chú trọng vào chế độ dinh dưỡng để cung cấp thêm Glucose cho cơ thể. Ngược lại, những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có thể sử dụng thuốc hạ Glucose, tuy nhiên không nên lạm dụng loại thuốc này để tránh những tác dụng phụ ngoài ý muốn.

4. Một số biến chứng do không kiểm soát Glucose

Việc ăn uống thoải mái và không quan tâm đến sức khỏe, khiến chỉ số Glucose vượt quá giới hạn, khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng cao. Ngoài ra, một số bệnh lý khác có thể xuất phát từ chỉ số Glucose tăng cao, điển hình như: 

  • Những căn bệnh liên quan đến thần kinh.

  • Các bệnh lý liên quan đến tim mạch.

  • Nhiễm trùng da.

  • Các bệnh lý về xương khớp, nhất là tay chân.

  • Cơ thể bị mất nước nghiêm trọng.

  • Rơi vào trạng thái hôn mê.

  • Ảnh hưởng tới thị giác.

người mắc bệnh tiểu đường còn có thể gây nên ảnh hưởng tới thị giác

Glucose tăng cao có thể ảnh hưởng đến thị giác

Bên cạnh đó, chỉ số Glucose cao còn để lại những biến chứng khác như:

  • Tình trạng toan Ceton do biến chứng của đái tháo đường: có thể khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê. Một số trường hợp, thời gian hôn mê kéo dài và nghiêm trọng hơn là dẫn đến tử vong.

  • Tăng áp lực thẩm thấu: có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tri giác, tế bào mất nước và tăng nguy cơ tử vong.

5. Một số thực phẩm giúp cân bằng nồng độ Glucose

Trong ăn uống, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý là rất cần thiết. Đặc biệt, một số thực phẩm có khả năng cân bằng chỉ số Glucose tồn tại trong cơ thể. Do đó, những bệnh nhân có hàm lượng Glucose cao, ngoài sử dụng thuốc thì có bổ sung các thực ăn này. Cụ thể như:

  • Cá hồi: trong cá hồi có chứa nhiều vitamin B6 và Omega - 3 giúp cơ thể cân bằng Glucose trong máu. Chế độ ăn hợp lý là sử dụng ít nhất 2 - 3 lần cá hồi trong thực đơn bữa ăn của một tuần.

nên ăn cá hồi để cân bằng lượng đường trong cơ thể

Nên ăn cá hồi ít nhất 2 lần trong tuần để cân bằng Glucose

  • Cherry: đây là một loại trái cây có khả năng sản xuất Insulin, giúp phá vỡ Glucose trong cơ thể người bệnh tiểu đường.

  • Chuối: trong chuối có chứa nhiều vitamin B6, giúp giảm nguy cơ bị căng thẳng ở con người. Bên cạnh đó, các khoáng chất như Magie, Kali cũng giúp cơ thể ngủ sâu hơn, cân bằng hàm lượng Glucose trong máu.

Trên đây là 3 thực phẩm mang lại hiệu quả cao trong việc cân bằng hàm lượng Glucose. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số thực phẩm khác như cải bó xôi, hạnh nhân hoặc trà thảo mộc. Cuối cùng, chúng tôi muốn nhắc nhớ các bạn cần phải quan tâm đến sức khỏe của mình để có được một cơ thể khỏe mạnh.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp