Khi mang thai, phụ nữ nên cập nhật kiến thức cơ bản để chăm sóc thai kỳ một cách tốt nhất. Trong đó, dọa sảy thai là vấn đề khiến nhiều mẹ bầu quan tâm, lo lắng. Vậy dọa sảy thai ra máu bao lâu và cách xử trí như thế nào?
02/07/2021 | Sau sảy thai kiêng gì và nên làm gì để sức khỏe nhanh hồi phục? 07/05/2021 | Rối loạn kinh nguyệt sau khi sảy thai và những lưu ý quan trọng 29/03/2021 | Sau sảy thai bao lâu thì có kinh nguyệt - mối bận tâm của nhiều người 21/03/2021 | Nguyên nhân dẫn đến sảy thai mẹ bầu cần lưu ý trong những tháng thai kỳ
1. Dọa sảy thai ra máu bao lâu?
Nguyên nhân gây dọa sảy thai:
+ Tình trạng bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai nhi, chính vì thế thai nhi sẽ khó phát triển an toàn trong bụng mẹ.
+ Do có tác động, va chạm mạnh vào bụng bầu.
+ Do mẹ bầu căng thẳng và mệt mỏi trong một thời gian dài.
+ Mẹ bầu phải lao động nặng, làm việc quá sức.
+ Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu không đảm bảo khiến mẹ bầu không có đủ sức khỏe và thai nhi không phát triển tốt.
Làm việc quá sức làm tăng nguy cơ sảy thai
+ Trong những tháng đầu mang thai, mẹ bị sốt hoặc mắc các bệnh phụ khoa, mất cân bằng nội tiết, bị u tử cung, hoặc trường hợp tử cung tăng co bất thường,… làm tăng nguy cơ dọa sảy thai.
+ Do niêm mạc tử cung mỏng do mẹ bầu dùng quá nhiều thuốc tránh thai hoặc đã từng nạo phá thai quá nhiều lần. Những trường hợp này sẽ khó khăn trong việc giữ thai.
+ Thai phụ đã lớn tuổi (trên 35 tuổi) và những trường hợp thai phụ có tiền sử về một số bệnh lý như bệnh tiểu đường, tình trạng cao huyết áp hay mắc các bệnh về tuyến giáp,… là những đối tượng dễ bị sảy thai hơn so với phụ nữ trẻ và khỏe mạnh.
Dọa sảy thai ra máu bao lâu
Với thắc mắc “dọa sảy thai ra máu bao lâu”, câu trả lời là tùy vào từng thời điểm của thai kỳ, mẹ bầu có mang đa thai hay không và tùy vào cơ địa của từng mẹ bầu. Có những trường hợp ra máu trong vòng 1 đến 2 tuần nhưng cũng có trường hợp chỉ ra máu trong vòng vài giờ.
- Đối với những trường hợp dọa sảy thai: Máu thường có màu đỏ hoặc đen, bên cạnh đó có thể lẫn dịch nhầy và ra máu từng đợt.
Có những trường hợp dọa sảy thai có thể ra máu từ 1 đến 2 tuần
- Sảy thai không hoàn toàn: Là những trường hợp mà nhau thai vẫn còn trong tử cung, thai phụ có thể ra máu âm ỉ.
- Sảy thai hoàn toàn: Thai phụ gặp tình trạng đau bụng dưới dữ dội và đột ngột theo từng cơn. Máu có thể chảy âm ỉ trong vòng vài ngày hoặc có thể vài tuần.
- Sảy thai băng huyết: Đối với những trường hợp này, lượng máu ra nhiều, máu có màu đỏ tươi, lẫn máu cục, sản phụ có biểu hiện đau đầu, choáng váng.
Bên cạnh dấu hiệu ra máu, mẹ bầu cũng cần lưu ý đến một số dấu hiệu dọa sảy thai khác như sau:
- Bụng dưới đau âm ỉ hoặc đau thành từng cơn.
- Đau mỏi ở vùng thắt lưng.
- Dịch nhầy nhiều và kèm theo máu, dịch đen hoặc đỏ hay hồng nhạt ở âm đạo.
- Siêu âm nhận biết tình trạng bong nhau dọa sảy thai.
2. Cách giữ thai như thế nào?
Trong trường hợp xuất hiện những dấu hiệu dọa sảy thai, mẹ bầu vẫn có hy vọng giữ thai bằng những cách sau:
Nhanh chóng đi khám sản khoa
Ngay khi cơ thể có dấu hiệu bất thường, mẹ bầu cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được các chuyên gia thăm khám và tư vấn về cách xử trí. Trong trường hợp không thể can thiệp và giữ thai, nên dừng thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu, có cơ hội hồi phục sức khỏe tốt để chuẩn bị tốt nhất cho lần mang thai tiếp theo.
Đau bụng là một triệu chứng dọa sảy thai
Nếu vẫn còn có hi vọng giữ được thai, các bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu về biện pháp can thiệp để có thể giữ thai mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi đang trong bụng mẹ.
Giữ tinh thần thoải mái
Mẹ bầu cần bình tĩnh, không nên quá lo sợ và nghĩ ngợi để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Lúc này, người chồng và gia đình nên ở cạnh và động viên tinh thần cho mẹ bầu, tránh tình trạng suy sụp sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất.
Phụ nữ mang thai cần được nghỉ ngơi hợp lý
Mẹ bầu cần được nghỉ ngơi hợp lý
Với các trường hợp dọa sảy thai, mẹ bầu cần lưu ý về vấn đề đề nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Mẹ bầu chỉ nên nằm yên một chỗ hoặc chỉ nên vận động nhẹ nhàng kéo dài đến cả tháng nhằm mục đích ngăn ngừa được tình trạng sảy thai. Đây là thời điểm rất nhạy cảm, nếu mẹ bầu không giữ gìn thì tình huống xấu nhất hoàn toàn có thể xảy ra. Bác sĩ chuyên khoa sẽ thường xuyên thăm khám và đưa ra những chỉ định cụ thể cho mẹ bầu.
Mẹ bầu lưu ý: Không nên cử động đột ngột, không làm việc nặng, không làm việc quá sức sau khi đã có những dấu hiệu dọa sảy thai.
Nếu quan hệ tình dục ở thời điểm này, tử cung sẽ bị kích thích và gây ra những cơn co bóp khiến thai nhi gặp nguy hiểm và làm tăng nguy cơ sảy thai. Do đó, ở thời điểm nhạy cảm này, nên kiêng quan hệ tình dục.
Không xoa bụng
Mẹ bầu cũng không nên xoa bụng hay xoa núm vú để tránh tình trạng co bóp tử cung. Trong thời điểm nhạy cảm này, tử cung của mẹ bầu cũng dễ bị kích thích hơn và nguy cơ sảy thai cũng cao hơn bình thường.
Ăn uống bổ dưỡng
Mẹ bầu cần được bổ sung nhiều dưỡng chất để hồi phục sức khỏe, đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng một cách dễ dàng hơn. Một số chất dinh dưỡng nên bổ sung nhiều hơn là protein, các loại vitamin và khoáng chất, folic và canxi,…
Mẹ bầu cũng cần lưu ý tránh ăn những thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, các loại gia vị có tính chua cay, không sử dụng các chất kích thích như rượu bia và thuốc lá. Vì những loại thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu.
Trên đây là lời giải đáp thắc mắc dọa sảy thai ra máu bao lâu và một số phương pháp giữ thai dành cho mẹ bầu. Để được tư vấn miễn phí và đặt lịch thăm khám, mẹ bầu có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56.