Sảy thai không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất của mẹ mà còn gây tổn thương nghiêm trọng đến tinh thần. Tuổi thai càng lớn thì mức độ ảnh hưởng càng nặng. Việc phục hồi sức khỏe thể chất và tinh thần cho phụ nữ sau sảy thai là rất quan trọng. Vậy sau sảy thai kiêng gì và nên làm gì để hồi phục tốt hơn?
26/06/2021 | Những điều cần lưu ý khi mang thai tháng đầu tiên để tránh sảy thai 18/05/2021 | Thai phụ cần biết: sinh thiết gai nhau có thể gây nguy cơ sảy thai 11/05/2021 | Bác sĩ tư vấn: Phụ nữ nên làm gì sau khi bị sảy thai?
1. Sau sảy thai kiêng gì để đảm bảo sức khỏe
Sảy thai tự nhiên cũng cần kiêng cữ cẩn thận giống như sản phụ sau khi sinh, mẹ càng cần nghỉ ngơi nhiều hơn, cố gắng suy nghĩ tích cực hơn để hồi phục sức khỏe.
Sảy thai là nỗi buồn lớn của người phụ nữ
Dưới đây là những điều cần kiêng cữ cẩn thận với phụ nữ sau sảy thai:
1.1. Kiêng vận động mạnh
Sảy thai gây đau đớn nghiêm trọng cho người phụ nữ, đặc biệt là những tổn hại cho cơ quan sinh sản, vì thế chị em nên hạn chế vận động mạnh, đặc biệt là bê vác vật nặng, giặt quần áo, kể cả làm việc nhà. Nên nghỉ ngơi tuyệt đối, chỉ đi lại khi cần thiết sau vài ngày sảy thai, sau đó có thể vận động nhẹ nhàng từ từ để khí huyết lưu thông, vừa giúp cơ thể thoải mái vừa để tâm trạng dễ chịu hơn.
Vận động mạnh sau khi sảy thai ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ, cản trở sự phục hồi tử cung và các cơ bụng. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản ở lần mang thai sau.
1.2. Kiêng lạnh
Cần kiêng đồng thời đồ ăn, thức uống lạnh, tắm nước lạnh,… hay tiếp xúc nhiều với gió lạnh sẽ khiến cơ thể người phụ nữ suy giảm sức đề kháng, nguy cơ mắc bệnh và biến chứng cao.
Phụ nữ sau sảy thai nên kiêng hoàn toàn thực phẩm lạnh
Sau sảy thai, cần kiêng quan hệ tình dục ít nhất một vài tuần hoặc dài hơn tùy theo sự hồi phục thể chất và tinh thần của người phụ nữ. Thời gian tối thiểu này là cần thiết để cơ thể phục hồi cũng như huyết và dịch được làm sạch hoàn toàn. Nếu thai lớn thì cần kiêng quan hệ tối thiểu 6 tuần.
Sau khi sảy thai, cần chờ ít nhất 3 - 6 tháng sau mới mang thai trở lại, để chắc chắn hơn, người phụ nữ có thể đi khám sản khoa để đánh giá chức năng cơ quan sinh sản đã phục hồi sẵn sàng cho lần mang thai mới chưa. Với các trường hợp thai ngoài tử cung, việc đi khám càng cần thiết để tìm nguyên nhân, nếu là bệnh lý thì nên điều trị dứt điểm trước khi tiếp tục mang thai.
1.4. Kiêng thực phẩm dễ gây dị ứng
Thức ăn có mùi tanh nên kiêng hoàn toàn như: sò, cá, cua, mực, ốc, hến,…
Những món ăn chế biến nhiều gia vị cay nóng hoặc chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá cần tránh tuyệt đối.
2. Sau sảy thai nên làm gì để phục hồi sức khỏe nhanh?
Sau sảy thai là thời điểm cơ thể người phụ nữ cần được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng để bồi bổ phục hồi sức khỏe, suy nghĩ buồn bã, tiêu cực là điều không thể tránh khỏi. Thay vì tự dằn vặt bản thân, bạn nên chia sẻ cảm xúc này với chồng hoặc người tin tưởng để tinh thần thư giãn, thoải mái hơn. Nhiều chị em lo lắng về việc sảy thai trong tương lai. Tuy nhiên, hãy đi khám để tìm nguyên nhân từ đó điều trị triệt để. Hiện nay, tỉ lệ mang thai thành công sau khi sảy thai đạt tới 85%.
Vệ sinh vùng kín đúng cách sau sảy thai là việc hết sức quan trọng
Ngoài ra, cần lưu ý một số vấn đề sau:
Chú ý vấn đề vệ sinh cá nhân hàng ngày
Tối thiểu mỗi ngày 2 lần, nên vệ sinh vùng kín bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng. Cơ thể sau sảy thai rất nhạy cảm, việc vệ sinh này sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng cũng như khử mùi hôi vùng kín hiệu quả.
Chườm nóng vùng bụng, lưng và hai bên bẹn
Có thể dùng túi chườm chuyên dụng hoặc chai nước đổ đầy nước nóng chườm nhẹ nhàng nên các vùng này, có tác dụng chống mỏi gối, đau lưng, phục hồi cơ bụng chậu tốt hơn.
Chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm
Thực phẩm ăn sau khi bị sảy thai cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề vệ sinh bởi khả năng nhiễm bệnh của phụ nữ giai đoạn này rất cao. Cùng với đó, chị em nên lưu ý thực phẩm mềm, dễ tiêu, ăn chín uống sôi, giữ an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đi khám tìm nguyên nhân
Mặc dù sảy thai là việc không ai mong muốn và thật khó để người mẹ có thể vượt qua nỗi buồn này, song tìm nguyên nhân gây sảy thai là cần thiết để ngăn ngừa lặp lại ở lần mang thai tiếp theo. Đặc biệt nếu nguyên nhân sảy thai do bệnh lý phụ khoa, vấn đề về nhiễm sắc thể, hoặc các bệnh lý mạn tính, rối loạn miễn dịch hoặc bất thường cấu trúc thì cần điều trị trước khi mang thai lần sau.
Khám bệnh sau sảy thai tìm nguyên nhân và khắc phục
3. Những dinh dưỡng cần tăng cường bổ sung sau sảy thai
Để cơ thể phục hồi tốt hơn, mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, dưới đây là những loại thực phẩm tốt không thể thiếu:
3.1. Thực phẩm giàu sắt
Cơ thể phụ nữ bị mất nhiều máu sau sảy thai, gây ra tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, thiếu năng lượng. Vì thế cần bổ sung sắt cho cơ thể để thúc đẩy tạo máu. Có 2 loại sắt bổ sung từ thực phẩm là heme iron nguồn gốc từ động vật và non heme nguồn gốc từ thực vật, nên ưu tiên bổ sung sắt từ nguồn thịt động vật như: thịt lợn, thịt bò, thịt cừu,…
Có thể thay đổi bổ sung sắt từ thực phẩm thực vật như: rau bina, ngô, mía, nho, các loại ngũ cốc,… để chị em dễ ăn hơn. Lưu ý nên bổ sung kết hợp Vitamin C để cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.
3.2. Thực phẩm giàu Magie
Tâm trạng lo lắng, buồn bã, chán nản sẽ xuất hiện và kéo dài ở phụ nữ sau khi mất con, thậm chí nhiều người không thể vượt qua nỗi đau này. Để hỗ trợ quá trình này, bổ sung thực phẩm giàu Magie là cần thiết như: yến mạch, gạo, dưa hấu, lúa mì, hạnh nhân, hướng dương, cải lá xanh, cải xoăn, rau bina,…
3.3. Thực phẩm giàu Canxi
Mang thai khiến cơ thể cần lượng canxi nhiều hơn, sảy thai cũng khiến cơ thể mất đi lượng lớn dinh dưỡng này. Do đó sau khi sảy thai, chị em phụ nữ nên tăng cường bổ sung dưỡng chất này từ sữa, chế phẩm của sữa.
Phụ nữ sau sảy thai nên bổ sung nhiều canxi
Ngoài ra, các loại trái cây khô, hạt dẻ, súp lơ xanh,… cũng rất giàu canxi.
3.4. Thực phẩm giàu acid folic
Nhiều người cho rằng nên tăng cường bổ sung acid folic trong thai kỳ, song ở phụ nữ sau sảy thai đây cũng là dưỡng chất cần thiết để hạn chế tổn hại cơ thể sau sảy thai cũng như chuẩn bị tốt hơn cho lần mang thai tiếp.
Thực phẩm giàu Acid folic bao gồm: bông cải xanh, trứng, các loại quả họ cam quýt, chuối, dưa hấu, thịt bò, cà rốt,…
Sau sảy thai kiêng gì? Mẹ nên lưu ý kiêng đầy đủ những việc gây hại cho sức khỏe cũng như thực phẩm không tốt cho việc phục hồi cơ thể sau sảy thai.