Trĩ là căn bệnh phổ biến và bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Trong đó, trĩ ngoại là dạng thường gặp nhất. Căn bệnh này gây rất nhiều phiền phức đối với người bệnh. Vậy bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào mới đạt được hiệu quả? Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh phổ biến này nhé.
16/07/2021 | Định nghĩa, phân loại và cách phòng bệnh trĩ hiệu quả 15/07/2021 | Tất tần tật các cách chữa bệnh trĩ hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua 05/07/2021 | Top 7 dấu hiệu bệnh trĩ ngoại dễ nhận biết nhất
1. Bệnh trĩ ngoại là gì?
Bệnh trĩ được phân loại thành 3 dạng: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trĩ ngoại là một dạng khá thường gặp ở hầu hết người bệnh từ trẻ tuổi đến cao tuổi.
Dấu hiệu trĩ ngoại
Trĩ ngoại thường bị nhầm lẫn do vậy cần phân biệt rõ và nhận biết về dấu hiệu của căn bệnh này. Đây là tình trạng rối loạn tĩnh mạch ở bờ hậu môn khiến lớp da bao quanh hậu môn phình to ra. Lớp da căng phồng bao bọc quanh búi trĩ và có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Ban đầu, búi trĩ có thể giống như một cục thịt thừa ngay lỗ hậu môn. Khi bệnh nặng có thể xuất hiện những triệu chứng bất thường, gây đau, rát, chảy máu khi đại tiện. Trĩ cọ xát vào quần áo bị rách, tổn thương, viêm nhiễm, gây đau đớn và bất tiện cho người bệnh. Khi búi trĩ sưng to, người bệnh thường không thể ngồi bình thường mà phải ngồi 1 bên mông để hạn chế cơn đau.
Trĩ ngoại gây ra nhiều đau đớn cho người gặp phải
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không còn phải xét đến nguyên nhân gây bệnh. Trĩ ngoại thường do những nguyên nhân sau:
Thói quen ăn uống không lành mạnh: ăn ít rau, ăn nhiều đồ cay nóng, uống rượu bia nhiều, rối loạn tiêu hóa, táo bón thường xuyên khi búi trĩ bị sa ra ngoài.
Thói quen sinh hoạt: ngồi quá lâu, ít vận động, không tập thể dục,... là những lý do khiến trĩ ngoại có thể “hỏi thăm” bất cứ lúc nào, nhất là dân văn phòng. Những người có thói quen dùng điện thoại lướt web, đọc báo trong lúc đi vệ sinh cũng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ.
Mang thai và sinh con: rất nhiều phụ nữ bị trĩ sau khi mang thai và sinh con. Đây là hậu quả của quá trình bào thai lớn gây áp lực xuống trực tràng làm giãn tĩnh mạch ở hậu môn. Sau khi sinh, người mẹ thường tăng cân nhiều, ít vận động, táo bón cũng là lý do gây trĩ.
2. Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ ở dạng nào nếu không điều trị kịp thời đều gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Trĩ ngoại không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể dẫn đến những biến chứng phức tạp như:
Ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh
Bệnh trĩ ngoại gây nhiều phiền toái trong cuộc sống thường ngày. Bất kể hoạt động gì cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu đi lại quá nhiều, ngồi quá lâu, trời nắng nóng, mặc quần chật sẽ khiến búi trĩ sưng to gây ngứa ngáy, đau đớn và khó chịu, mất tự tin cho người bệnh. Bệnh lâu ngày khiến người bệnh bị căng thẳng tâm lý, mệt mỏi.
Bệnh trĩ làm ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống
Thiếu máu
Bệnh trĩ ngoại khiến người bệnh thường xuyên bị đại tiện ra máu. Tình trạng này kéo dài khiến cho người bệnh bị thiếu máu dẫn đến suy nhược cơ thể.
Trĩ tắc mạch, sa trĩ tắc mạch:
Hình thành do có sự xuất hiện đột ngột của cục máu đông trong lòng mạch trĩ. Y học hiện đại hiện vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Khi gặp phải, người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau dữ dội trong ống hậu môn hoặc vùng hậu môn. Búi tắc mạch có thể sa xuống và khó đẩy được lại vào trong, gây viêm phù nề niêm mạch vùng hậu môn - trực tràng.
Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào từng trường hợp biến chứng của bệnh. Trong đó, nguy hiểm nhất phải kể đến tình tình trạng nhiễm trùng máu. Đây là tình trạng biến chứng nặng của trĩ ngoại. Nguyên nhân là búi trĩ bị tổn thương, chảy máu nhiều, nhiễm trùng và hoại tử dẫn đến nhiễm trùng máu. Trường hợp này nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không còn phải xem biến chứng của bệnh
Trĩ ngoại tiến triển ở thể nặng gây áp xe hậu môn. Nếu không được điều trị triệt để dẫn đến tình trạng rò hậu môn, khiến người bệnh đi ngoài mất kiểm soát do chức năng cơ vòng hậu môn mất khả năng co thắt.
Ngoài ra, bệnh trĩ ngoại còn gây nên những biến chứng khác như: nứt kẽ hậu môn,... Tình trạng này dẫn đến khả năng nhiễm trùng búi trĩ càng có nguy cơ cao hơn. Đây cũng là nguy cơ dẫn đến ung thư trực tràng. Như vậy các bạn đã có thể biết bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không, nguy hiểm ở mức độ nào. Để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, cách tốt nhất là bệnh nhân nên được khám và điều trị từ sớm ngay từ giai đoạn nhẹ nhất.
3. Điều trị bệnh trĩ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Bệnh trĩ ngoại điều trị càng sớm thì càng có cơ hội chữa khỏi cao hơn. Hiện nay, Bệnh viện MEDLATEC là đơn vị tiên phong trong áp dụng những phương pháp điều trị bệnh trĩ hiện đại, đem lại hiệu quả cao.
Phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại hiện đại nhất
MEDLATEC hiện đang áp dụng nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ từ cổ điển đến hiện đại nhằm trị bệnh từ cấp độ nhẹ đến nặng. Đặc biệt là phương pháp cắt trĩ hiện đại, mới nhất đang được ứng dụng rất thành công tại MEDLATEC - Phương pháp Longo.
Đây là phương pháp cắt và khâu lại búi trĩ ở đường răng lược để ngắt dòng máu cung cấp cho búi trĩ. Sau đó mới tiến hành cắt búi trĩ. Thao tác thực hiện nhanh chóng, tỷ lệ chảy máu chỉ 1%, không gây đau đớn, bệnh nhân phục hồi nhanh.
Điều trị bệnh trĩ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Dịch vụ điều trị bệnh
Khoa ngoại - Bệnh viện MEDLATEC quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hậu môn - đại tràng. Bên cạnh đó, chuyên khoa còn được trang bị các máy móc, thiết bị y tế hiện đại cùng hệ thống phòng mổ vô khuẩn khang trang. Đảm bảo các ca mổ diễn ra an toàn tuyệt đối. Bệnh nhân được chăm sóc theo chế độ đặc biệt với sự phục vụ chu đáo của các y tá, điều dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt tình và chu đáo.
Đến với Bệnh viện đa khoa MEDLATEC, các bạn không còn phải lo lắng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không và điều trị như thế nào hiệu quả nhất. Hãy liên hệ ngay với MEDLATEC (tổng đài 1900 56 56 56) để được tư vấn và đăng ký dịch vụ.